Ký giả Russell Shaw của CNA có bài nhận định sau đây về cuộc chiến tranh mới về văn hoá. Russell Shaw là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó, có 3 cuốn tiểu thuyết và nhiều luận thuyết về đạo đức và thần học luân lý, hàng ngũ giáo dân Công Giáo, chủ nghĩa giáo sĩ trị, việc lạm dụng tính giữ mật trong Giáo Hội, và nhiều chủ đề khác. Ông cũng từng cho công bố hàng nghìn bài báo trên các tạp chí, trong đó có The Wall Street Journal, The Washington Times, L’Osservatore Romano, America, Crisis, Catholic World Report, The National Catholic Reporter, và nhiều tờ khác. Từ 1967 tới 1987, ông phục vụ trong tư cách giám đốc truyền thông của các giám mục Hoa Kỳ và từ 1987 tới 1997, là giam đốc thông tin của Hội Hiệp Sĩ Columbus. Ông hiện sống tại Washington, D.C.
Đã từ lâu, tôi vẫn cho rằng các vấn đề xã hội như phá thai, hôn nhân đồng tính, v.v… chính là chiến tuyến vĩ đại phân rẽ nền chính trị Hoa Kỳ, với việc sụp đổ của lối tư duy dựa vào luật tự nhiên ở gốc rễ vấn đề.
Dù tôi vẫn còn coi cuộc chiến tranh văn hóa phát sinh từ đường ranh kia là phần rất lớn tạo ra điều đang làm ta bệnh hoạn, nhưng tôi đã hiểu thêm rằng một điều gì đó cũng chịu phần trách nhiệm: đó là cuộc kình chống giữa hai lối nhìn khác nhau từ căn bản về vai trò của chính phủ trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp và công bình, và có lẽ cả điều xã hội nên trở thành nữa.
Trong khi mong muốn tỏ ra sòng phẳng đối với cả hai lối nhìn ấy, tôi lại ngần ngại không dám nêu tên cả hai. Nhưng vì phải nói về họ, nên tôi cần gọi họ bằng một cái tên nào đó. Tôi đành chọn hai tên: “dân chủ xã hội” và “tư bản dân chủ”.
Về căn bản, dân chủ xã hội coi chính phủ là người cung ứng, còn tư bản dân chủ coi chính phủ là người làm cho người khác có khả năng (enabler). Như chúng ta từng được nhắc nhở, phần lớn các tranh chấp lớn trong xã hội Mỹ hiện nay có nguồn gốc trong sự dị biệt này. Ta cần xét thêm vấn đề này.
Cách nay nhiều năm, George Santayana, triết gia trước đây của Harvard, người từng sống ở xứ này suốt gần 4 thập niên, từng cho rằng chủ nghĩa cá nhân và thiện chí cùng sống chung tại chính trung tâm của đặc điểm Mỹ.
Làm sao có chuyện đó được? Theo lời giải thích của Santayana, bản năng người Mỹ là “nghĩ tốt về người khác, và những mong muốn tốt cho mọi người, nhưng trong một tinh thần đồng chí khá xù xì thô ráp (rough)”. Ông bảo: “khi họ cho người hàng xóm một cơ hội, họ nghĩ họ đã làm đủ rồi… Chắc cần phải có nhiều nhát búa mới đẩy được một chủ nghĩa xã hội đầy chăm chút vào xã hội Mỹ”.
Chẳng bao lâu sau, những nhát búa ấy khởi đầu với vụ Đại Suy Thoái và “New Deal”. Phần lớn những điều xẩy ra từ lúc đó đã được dùng để tiếp tục những nhát búa này.
Chính phủ tại Mỹ đã đi quá việc chỉ đơn giản cung ứng một chiếc lưới an toàn, để thoả mãn hàng loạt rộng lớn các nhu cầu và ước muốn của nhân dân, từ việc chăm sóc ban ngày và toa thuốc tới việc tài trợ cho các nghệ sĩ và các hệ thống truyền thanh truyền hình công cộng.
Gọi nó là chăm chút như Santayana từng gọi hay gọi nó là chính sách xã hội thông sáng, đó chính là điểm chúng ta đang bàn. Nhưng hiện nay nữa, chúng ta cũng đang giáp mặt với một nền kinh tế tụt hậu cộng với một thâm thủng đang lên cao, với nhiều đe dọa về một phá sản quốc gia ẩn hiện phía sau.
Bởi thế, cuộc tranh luận sẽ nổi bật thời gian dẫn tới cuộc bầu cử năm tới, được điều hướng chủ yếu do hai lối nhìn kình chống nhau mà ở đây ta gọi là tư bản dân chủ và dân chủ xã hội.
Liệu học thuyết xã hội Công Giáo có gì để đóng góp cho cuộc tranh luận này hay không? Chắc chắn là có. Nhưng người ta còn phải xét xem liệu những người chính thức chịu trách nhiệm đối với việc đưa ra bộ giáo huấn đó có xuất hiện vào dịp này hay không. Một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về chính sách ngân sách liên bang nhấn mạnh: phải lấy mối quan tâm đối với người nghèo làm tiêu chuẩn cho các quyết định ngân sách. Không có gì đúng hơn.
Nhưng các đại biểu chính thức của học thuyết xã hội Công Giáo cần phải đi thêm bước nữa để chỉ rõ rằng đối với nhiều người nghèo của Hoa Kỳ, cảnh nghèo không phải chỉ có các nguyên nhân kinh tế mà còn có cả nguyên nhân văn hóa nữa, nói cách khác, nguyên nhân tinh thần, những nguyên nhân mà quyền lợi (entitlements) không thôi chẳng giải quyết được gì.
Không chú trọng tới vai trò của những việc như tan vỡ gia đình, con hoang, ly dị không cần lỗi, cha mẹ đơn lẻ, gây độc nơi học đường, ma túy, và bỏ học sớm trong việc tạo ra nền văn hóa nghèo đói là đã quá đơn giản hóa vấn đề. Và nói như thế không phải là đổ lỗi cho người nghèo đã gây ra cảnh nghèo mà chỉ nhìn nhận các sự kiện chẳng mấy vừa lòng.
Đương đầu với các vấn đề xã hội không hề thay thế cho chính sách kinh tế, nhưng làm ngơ mối liên kết giữa hai lãnh vực cũng là một sai lầm. Giúp người để họ nhìn ra mối liên kết ấy và có thái độ thích ứng hẳn phải là đóng góp lớn nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, để trám hố phân cách giữa dân chủ xã hội và tư bản dân chủ trong xã hội Mỹ hiện nay.
Đã từ lâu, tôi vẫn cho rằng các vấn đề xã hội như phá thai, hôn nhân đồng tính, v.v… chính là chiến tuyến vĩ đại phân rẽ nền chính trị Hoa Kỳ, với việc sụp đổ của lối tư duy dựa vào luật tự nhiên ở gốc rễ vấn đề.
Dù tôi vẫn còn coi cuộc chiến tranh văn hóa phát sinh từ đường ranh kia là phần rất lớn tạo ra điều đang làm ta bệnh hoạn, nhưng tôi đã hiểu thêm rằng một điều gì đó cũng chịu phần trách nhiệm: đó là cuộc kình chống giữa hai lối nhìn khác nhau từ căn bản về vai trò của chính phủ trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp và công bình, và có lẽ cả điều xã hội nên trở thành nữa.
Trong khi mong muốn tỏ ra sòng phẳng đối với cả hai lối nhìn ấy, tôi lại ngần ngại không dám nêu tên cả hai. Nhưng vì phải nói về họ, nên tôi cần gọi họ bằng một cái tên nào đó. Tôi đành chọn hai tên: “dân chủ xã hội” và “tư bản dân chủ”.
Về căn bản, dân chủ xã hội coi chính phủ là người cung ứng, còn tư bản dân chủ coi chính phủ là người làm cho người khác có khả năng (enabler). Như chúng ta từng được nhắc nhở, phần lớn các tranh chấp lớn trong xã hội Mỹ hiện nay có nguồn gốc trong sự dị biệt này. Ta cần xét thêm vấn đề này.
Cách nay nhiều năm, George Santayana, triết gia trước đây của Harvard, người từng sống ở xứ này suốt gần 4 thập niên, từng cho rằng chủ nghĩa cá nhân và thiện chí cùng sống chung tại chính trung tâm của đặc điểm Mỹ.
Làm sao có chuyện đó được? Theo lời giải thích của Santayana, bản năng người Mỹ là “nghĩ tốt về người khác, và những mong muốn tốt cho mọi người, nhưng trong một tinh thần đồng chí khá xù xì thô ráp (rough)”. Ông bảo: “khi họ cho người hàng xóm một cơ hội, họ nghĩ họ đã làm đủ rồi… Chắc cần phải có nhiều nhát búa mới đẩy được một chủ nghĩa xã hội đầy chăm chút vào xã hội Mỹ”.
Chẳng bao lâu sau, những nhát búa ấy khởi đầu với vụ Đại Suy Thoái và “New Deal”. Phần lớn những điều xẩy ra từ lúc đó đã được dùng để tiếp tục những nhát búa này.
Chính phủ tại Mỹ đã đi quá việc chỉ đơn giản cung ứng một chiếc lưới an toàn, để thoả mãn hàng loạt rộng lớn các nhu cầu và ước muốn của nhân dân, từ việc chăm sóc ban ngày và toa thuốc tới việc tài trợ cho các nghệ sĩ và các hệ thống truyền thanh truyền hình công cộng.
Gọi nó là chăm chút như Santayana từng gọi hay gọi nó là chính sách xã hội thông sáng, đó chính là điểm chúng ta đang bàn. Nhưng hiện nay nữa, chúng ta cũng đang giáp mặt với một nền kinh tế tụt hậu cộng với một thâm thủng đang lên cao, với nhiều đe dọa về một phá sản quốc gia ẩn hiện phía sau.
Bởi thế, cuộc tranh luận sẽ nổi bật thời gian dẫn tới cuộc bầu cử năm tới, được điều hướng chủ yếu do hai lối nhìn kình chống nhau mà ở đây ta gọi là tư bản dân chủ và dân chủ xã hội.
Liệu học thuyết xã hội Công Giáo có gì để đóng góp cho cuộc tranh luận này hay không? Chắc chắn là có. Nhưng người ta còn phải xét xem liệu những người chính thức chịu trách nhiệm đối với việc đưa ra bộ giáo huấn đó có xuất hiện vào dịp này hay không. Một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về chính sách ngân sách liên bang nhấn mạnh: phải lấy mối quan tâm đối với người nghèo làm tiêu chuẩn cho các quyết định ngân sách. Không có gì đúng hơn.
Nhưng các đại biểu chính thức của học thuyết xã hội Công Giáo cần phải đi thêm bước nữa để chỉ rõ rằng đối với nhiều người nghèo của Hoa Kỳ, cảnh nghèo không phải chỉ có các nguyên nhân kinh tế mà còn có cả nguyên nhân văn hóa nữa, nói cách khác, nguyên nhân tinh thần, những nguyên nhân mà quyền lợi (entitlements) không thôi chẳng giải quyết được gì.
Không chú trọng tới vai trò của những việc như tan vỡ gia đình, con hoang, ly dị không cần lỗi, cha mẹ đơn lẻ, gây độc nơi học đường, ma túy, và bỏ học sớm trong việc tạo ra nền văn hóa nghèo đói là đã quá đơn giản hóa vấn đề. Và nói như thế không phải là đổ lỗi cho người nghèo đã gây ra cảnh nghèo mà chỉ nhìn nhận các sự kiện chẳng mấy vừa lòng.
Đương đầu với các vấn đề xã hội không hề thay thế cho chính sách kinh tế, nhưng làm ngơ mối liên kết giữa hai lãnh vực cũng là một sai lầm. Giúp người để họ nhìn ra mối liên kết ấy và có thái độ thích ứng hẳn phải là đóng góp lớn nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, để trám hố phân cách giữa dân chủ xã hội và tư bản dân chủ trong xã hội Mỹ hiện nay.