Ngài nhấn mạnh việc chia sẻ giá trị về nhân phẩm
VATICAN, ngày 12, tháng 5, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh các lãnh vực trong đó người Công Giáo và Do Thái giáo có thể cùng nhau hoạt động, nhất là về các công trình bác ái và dịch vụ cho người nghèo.
Đức Thánh Cha tuyên bố như vậy trong một buổi tiếp kiến các đaị biểu của B'nai B'rith International ("Các Người Con của Giao Ước" bằng tiếng Do Thái), một tổ chức xưa cổ nhất của người Do Thái trên thế giới được thành lập tại thành phố Nữu Ước năm 1843.
Đức Thánh Cha bầy tỏ sự biết ơn tổ chức này trong "việc đối thoại giữa Công Giáo và Do Thái và đặc biệt nhất là sự tham gia năng động trong buổi họp của Uỷ Ban Liên Lạc Công Giáo-Do Thái Quốc Tế (the International Catholic-Jewish Liaison Committee), được tổ chức tại Paris vào cuối tháng Hai vừa qua."
Ngài ghi nhận rằng "buổi họp tại Paris xác nhận ước muốn của người Công Giáo và Do Thái cùng sát vai đối phó với những khó khăn to lớn các cộng đồng của chúng ta gặp phải trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng, và đáng kể là bổn phận tôn giáo phải chia sẻ trong việc chống nghèo đói, bất công, kỳ thị và chối bỏ các nhân quyền hoàn vũ."
Đức Thánh Cha nói: "Có rất nhiều cách người Do Thái và Kitô Giáo có thể hợp tác để cải tiến thế giới theo Thánh Ý của Thượng Đế về sự thiện hảo của nhân loại."
Ngài nói: "Chúng ta cần chú ý ngay đến các công trình thực tiễn về bác ái và dịch vụ cho người nghèo và thiếu thốn."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, "Tuy nhiên, một trong những việc quan trọng nhất chúng ta có thể cùng hợp tác là làm chứng tá chung về điều chúng ta tin vững vàng là mọi người nam và nữ đều được tạo dựng theo hình ảnh của Đấng thiêng liêng và do đó có một phẩm giá không thể vi phạm."
Ngài nói, "Niềm tin này vẫn là căn bản vững chắc nhất cho mọi nỗ lực để bảo vệ và cổ võ cho các quyền không thể truất phế của mỗi con người."
Đức Thánh Cha nói rằng, "đời sống và hoạt động của mọi tín hữu phải thường xuyên làm nhân chứng cho sự siêu việt, và hướng về những thực tại vô hình ở bên kia chân trời."
Ngài nói, cũng thế "cần bao gồm niềm tin là một Đấng An Bài giầu lòng thương xót đang hướng dẫn chung cuộc cuả lịch sử, bất kể đến những khó khăn và đe dọa có thể đôi khi xảy tới trong suốt hành trình của chúng ta."
VATICAN, ngày 12, tháng 5, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh các lãnh vực trong đó người Công Giáo và Do Thái giáo có thể cùng nhau hoạt động, nhất là về các công trình bác ái và dịch vụ cho người nghèo.
Đức Thánh Cha tuyên bố như vậy trong một buổi tiếp kiến các đaị biểu của B'nai B'rith International ("Các Người Con của Giao Ước" bằng tiếng Do Thái), một tổ chức xưa cổ nhất của người Do Thái trên thế giới được thành lập tại thành phố Nữu Ước năm 1843.
Đức Thánh Cha bầy tỏ sự biết ơn tổ chức này trong "việc đối thoại giữa Công Giáo và Do Thái và đặc biệt nhất là sự tham gia năng động trong buổi họp của Uỷ Ban Liên Lạc Công Giáo-Do Thái Quốc Tế (the International Catholic-Jewish Liaison Committee), được tổ chức tại Paris vào cuối tháng Hai vừa qua."
Ngài ghi nhận rằng "buổi họp tại Paris xác nhận ước muốn của người Công Giáo và Do Thái cùng sát vai đối phó với những khó khăn to lớn các cộng đồng của chúng ta gặp phải trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng, và đáng kể là bổn phận tôn giáo phải chia sẻ trong việc chống nghèo đói, bất công, kỳ thị và chối bỏ các nhân quyền hoàn vũ."
Đức Thánh Cha nói: "Có rất nhiều cách người Do Thái và Kitô Giáo có thể hợp tác để cải tiến thế giới theo Thánh Ý của Thượng Đế về sự thiện hảo của nhân loại."
Ngài nói: "Chúng ta cần chú ý ngay đến các công trình thực tiễn về bác ái và dịch vụ cho người nghèo và thiếu thốn."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, "Tuy nhiên, một trong những việc quan trọng nhất chúng ta có thể cùng hợp tác là làm chứng tá chung về điều chúng ta tin vững vàng là mọi người nam và nữ đều được tạo dựng theo hình ảnh của Đấng thiêng liêng và do đó có một phẩm giá không thể vi phạm."
Ngài nói, "Niềm tin này vẫn là căn bản vững chắc nhất cho mọi nỗ lực để bảo vệ và cổ võ cho các quyền không thể truất phế của mỗi con người."
Đức Thánh Cha nói rằng, "đời sống và hoạt động của mọi tín hữu phải thường xuyên làm nhân chứng cho sự siêu việt, và hướng về những thực tại vô hình ở bên kia chân trời."
Ngài nói, cũng thế "cần bao gồm niềm tin là một Đấng An Bài giầu lòng thương xót đang hướng dẫn chung cuộc cuả lịch sử, bất kể đến những khó khăn và đe dọa có thể đôi khi xảy tới trong suốt hành trình của chúng ta."