Giáo Hội của Lễ Hiện Xuống.
Không có biến cố Hiện Xuống , tất cả những nguồn phong phú dồn dập do Cuộc Thương Khó và Phục Sinh mang lại … như bị ứ đọng …Hiện Xuống : đó là cả một con đập tuôn đổ … là cả một khối nước khổng lồ và phong phú tiềm lực tràn trề bởi ngàn ngàn kênh mương mở rộng đón nhận Thánh Thần … Hiện Xuống : đó là “giờ” mà tất cả những gì Chúa Giêsu đã hứa được thể hiện … Thiên Chúa đã triệu tập ở đó tất cả những con người thuộc mọi ngõ ngách của cái không gian được người ta biết đến ở thời điểm ấy . Diện đối diện với nhóm Tông Đồ của Đức Giêsu – mặc lấy Chúa Thánh Thần và cháy lửa Thần Khí - một cách tượng trưng - Thiên Chúa đã qui tụ toàn thể trái đất đến để nghe Lời cứu độ .
Hai mươi thế kỷ đã trôi qua . Bộ mặt của thế giới quả thực đã đổi thay từ buổi sáng tinh mơ hôm ấy . Những bước chân của các Tông Đồ đã đi vòng quanh thế giới : không còn bất cứ một dân tộc nào mà ở giữa họ , Danh của Chúa Giêsu đã không vang lên .
Thế nhưng việc lan rộng ra toàn cầu cái quang cảnh chật hẹp của Lễ Hiện Xuống đầu tiên không làm thay đổi gì đến bản chất của Giáo Hội . Hôm nay cũng như ngày nào … vẫn chỉ là một nhóm nho nhỏ những con người nhận lãnh sứ mệnh sẵn sàng cả tâm trí lẫn miệng lưỡi cho Thần Khí để công bố về Đức Kytô .
Hôm nay cũng như ngày nào , Hiện Xuống luôn khơi dậy cũng một niềm quả cảm , cũng một sự cuồng điên để có thể tiếp cận “tất cả những người còn trong bóng tối tăm của sự chết.” (Lc 1, 79) Hôm nay cũng như ngày nào , điều quan trọng đối với Giáo Hội đó là tạo điều kiện để cho sứ điệp Tin Mừng đạt tới đỉnh điểm nội dung mang chở mà không bị biến chất cũng như bị thu hẹp lại : đó là sự công bố về Đức Giêsu bị đóng đinh và Triều Đại vĩnh cửu của Ngài .
Và từ đó - bỗng chốc – niềm hy vọng của chúng ta được củng cố khi đã hoàn toàn khôi phục được điều vốn là đối tượng thực sự của nó . Nó sẽ không còn bị lung lạc bởi những khó khăn của một thời đại … như thời đại chúng ta . Nó sẽ không còn bám trụ trên một sự đảm bảo ảo tưởng của một thứ “kytô giáo” bình lặng . Nó sẽ không thể quên rằng Giáo Hội – hoàn toàn giống Chúa Kytô – mãi mãi cho đến thời cùng tận – sẽ luôn luôn là dấu chứng của nghịch thường bởi lẽ Giáo Hội được đặt nền trên dấu chỉ của Thánh Giá .
Hiện Xuống nằm trên trục của Phục Sinh : luôn luôn là ngôi mộ trống mở ra với ánh sáng của Đấng Phục Sinh từ đây luôn hiện diện khắp nơi nhờ Thần Khí của Ngài .
Hiện Xuống vẫn tiếp nối . Ươc mong sao Giáo hội của chúng ta luôn luôn mới hơn trong đức tin của mình , luôn luôn đắm mình trong niềm cậy trông và từ đó luôn thắp sáng đức ái của mình .
“Những môn hạ của Đường” hay “Những người theo Đạo” (Tđcv 9, 2 )
Họ là những ai ? Xin thưa là những kytô hữu – đơn giản vậy thôi ! Dĩ nhiên danh hiệu này – đầu tiên – được dành để chỉ các môn đệ của Đức Kytô . Biết bao lần – trong sách Tông Đồ Công Vụ , người ta nói đến cái từ “ Con Đường” để chỉ về cái “đạo Kytô” vừa khai sinh (Tđcv 18 , 25 – 26 ; 19 , 9 . 23 ; 22, 4 ;24 , 22 ) . Thậm chí Phaolô còn ghi nhận là có một số người còn cho rằng “Con Đường” ấy là cả một thứ giáo phái . Thật lòng mà nói , tôi không còn thấy – trong Kinh Thánh – có từ nào phổ thông và gợi ý hơn .
“Con Đường” – ngay từ đầu – được nhận biết như một nẻo đường luôn luôn hướng về phía trước – phía dẫn đến Thiên Chúa . Không có gì liên quan đến một nẻo đường ngang qua hay một nẻo đường lòng vòng ở đây . Cái tiêu đề Kinh Thánh về “Con Đường” – hơn bất cứ từ nào khác – luôn nhấn mạnh đến sự khẩn thiết mà con người cần đến nếu muốn không ngừng tiến tới để thực hiện vận mệnh đời mình . Dân của cuộc Xuất Hành hiểu rất rõ cuộc phiêu lưu này của mình . Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có tự coi mình như những con người du mục , những tay luôn luôn hành trình , những di dân hay không ?
Con Đường nói lên cái phong cách của con người . Chính vì thế con người luôn được đặt giáp mặt với sự chọn lựa giữa nẻo đường của những người công chính và nẻo đường của những kẻ dữ (xx Tv I) . Quả thật là không dễ dàng chi để khám phá ra nẻo đường của Thiên Chúa … vì nó vừa chật hẹp (Mt 7 , 13 – 14) … và … những nẻo đường của Người lại … không là những nẻo đường của chúng ta (Is 55, 8) . Chính vì thế lời cầu nguyện quan trọng của tác giả Thánh Vịnh cốt lõi ở chỗ nài xin Thiên Chúa chỉ dạy những nẻo đường của Người : “ Lạy Chúa ! Xin chỉ đường cho con và con sẽ hành trình theo chân lý.” (Tv 86 , 11).
Thế nhưng Thiên Chúa còn hành động nhiều hơn cái chuyện giơ ngón tay chỉ đường cho chúng ta nhiều : Người gửi đến cho chúng ta Người Con duy nhất của Người . Và Đức Kytô tung ra lời mời gọi “hãy theo Ta” – lời mời gọi đã âm vang rất mạnh trong đời nhóm Mười Hai. Ngài đồng hành với chúng ta trên những nẻo đường Emmaus của chúng ta … và còn hơn thế nữa , Ngài là chính “Con Đường” ( Gio 14, 5-6).
Oi còn đường dẫn đến với Đức Kytô đằng đẵng biết bao ! Thế nhưng con đường cùng đi với Đức Kytô lại ngắn ngủi vô cùng … vì chính Ngài là đường và là cùng đích !
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi …”
Trong cái kiểu nói này của thánh Phaolô ( 2 Co 5, 14) nghe như có tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu … Vậy thì tình trạng khẩn cấp đã đẩy Đức Kytô lao về phía chúng ta và chúng ta lao về phía Ngài … như thế này là gì ? Rất đơn giản : tình yêu ! Chỉ thế thôi .
Tình yêu luôn làm vội vã bước chân ngược lại với sự chết để tiến đến sự sống ở bên kia sự chết ! Tất cả đều chạy … khi yêu , “ nhảy nhót như một con nai” theo dấu Người Yêu Dấu ( Diễm Tình ca 2 , 8-9) . Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! Chính Người cũng chạy : “ Như kiện tướng , Người hớn hở trong bước chạy trên đường vinh thắng .” ( Tv 19,6). Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! “ Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước !” : phải , trước cả khi không biết chúng ta có đáp trả tình Người hay không ! Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta … và thậm chí Người còn tha thiết hơn nữa ngay cả khi chúng ta còn trong tình trạng tội phạm (Rm 5 , 8) . Chúng ta thường có cảm nghĩ rằng nếu chúng ta là những vị thánh lớn … thì Thiên Chúa sẽ yêu thương chúng ta nhiều hơn …thế nhưng hoàn toàn trái nghịch lại : không phải là sự bất toàn … nhưng là sự “quá toàn thiện” của chúng ta sẽ cản trở tình yêu của Người ! Bạn thấy đó ; niềm vui của thiên quốc … khi chỉ một người – vâng – một người tội lỗi hoán cải thôi !( Lc 15 , 77 ) .
Tình yêu đi từ khám phá này đến khám phá khác … Trong khi tiêu hao chính mình đi… thì tình yêu lại không ngừng tìm ra được những lý lẽ mới mẻ và tươi mát để mà yêu … Và tình yêu dai dẳng càng tự khẳng định mình bao nhiêu … thì sự chiêm ngắm đầy hoan lạc lại càng tăng trưởng bấy nhiêu … Hãy nghe Cha Chevrier – ngài liên tục sống trong sự chiêm ngưỡng Đức Kytô và là Đức Kytô cùng khốn - ngài đã thảng thốt kêu lên với tất cả tin yêu :” Oi ! tuyệt biết bao Đức Giêsu Kytô khổ đau !” .
Cánh cổng hoàng cung – qua đó – tình yêu của Đức Kytô tràn chảy đến với chúng ta là cánh cổng của con tim bị đâm của Ngài trên Thánh Giá . Tại đó , chúng ta tìm ra cánh cổng thánh - cánh cổng mang lại ơn toàn xá của sự Phục Sinh . Gần bên chân Thánh Giá , Đức Maria , thánh Gioan Tông Đồ , các phụ nữ thánh , người tử tội sám hối … đã “ đong” , đã “lường” được tình yêu không giới hạn của Đức Kytô .
Hạnh phúc thay người nào – khi đã khám phá ra nguồn tình yêu này – sẽ không bao giờ rời xa nó nữa !
Hạnh phúc thay người nào – đang khi vốc uống trong nguồn tình yêu này – vẫn cảm nhận được sự khát khao ngay trong niềm thoả mãn của mình !
Hạnh phúc thay người nào – không cầm giữ nổi niềm hoan lạc mình cảm nhận – đã chạy – như một tên điên – để la lên với mọi người về tình yêu của Đức Kytô … La lên qua các mái nhà … và từ ngọn đồi này đến đỉnh đồi khác !
Đức MARIA : “ góc ấu thời” trong cuộc sống của chúng ta .
“Thưa Thầy , ai là người lớn nhất trong Nước Trời ? Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến , đặt vào giữa các ông và bảo : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại và nên như trẻ nhỏ , thì sẽ chẳng được vào Nước Trời !” (Mt 18 , 1- 5) . Vậy là - để trả lời cho chuyện “là người lớn nhất” – thì Chúa Giêsu lại nói đến việc “ trở thành người nhỏ nhất” … Thế nhưng ai là người có thể giúp chúng ta “trở lại và nên như trẻ nhỏ” … ngoài Đức Maria - Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của loài người ? Đứng trước Mẹ của mình , chúng ta luôn luôn tự làm cho mình nên “ nhỏ bé” hay đúng hơn … là chúng ta lúc nào cũng thấy mình “nhỏ bé” …
“Dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu là Mẹ Ngài … và bên cạnh Mẹ Ngài là người môn đệ Ngài yêu . Chúa Giêsu nói với Mẹ : “Này Bà ! Này là con Bà !” . Rồi Ngài nói với người môn đệ: “Này là Mẹ con !” . Và từ lúc ấy , người môn đệ đưa Mẹ về nhà mình .” (Gio 19 ,25 – 27) . Chẳng phải là nhờ sự gần gũi , cận kề Đức Maria mà - mãi cho đến tuổi rất già của mình – Gioan đã biết giữ cho mình một tâm hồn trẻ thơ được nhồi nắn bằng sự nhẹ nhàng và niềm tin tưởng giữa những thử thách của Giáo Hội thời sơ khai đấy sao ?
Đức Kytô dư biết những gì có nơi con người (Gio 2 , 25) . Ngài biết Đức Maria là con đường chắc chắn nhất để có thể đạt tới Nứơc Trời : cánh cửa huyền nhiệm mà người ta khám phá ra – khi mà tất cả có vẻ như bế tắc . Cái con người vốn “lồng lộn” lên trước Thiên Chúa và những giới răn của Người … thì lại thấy “dịu lại” trước Đức Maria và sự thanh khiết của Ngài … để rồi – tín thác nơi Mẹ – anh ta “đấu dịu” với Thiên Chúa . Một cái điểm thần kinh nào đó nơi con người ấy đã được đụng tới … khơi dậy nơi anh ta thời thơ ấu của mình … Một nỗi niềm hoài hương nào đó khơi dậy nơi anh ta niềm khát vọng vô cùng là được trở lại với thời thơ ấu của mình …
Maria – cái góc ấu thời – mà con người cằn cỗi , già nua vì tội lỗi – thích tìm về náu ẩn ! Maria : khu vườn kín nhiệm nơi con người cứng đầu cứng cổ trước người khác … nhưng lại ưa ẩn mình vào để nài khẩn ơn tha thứ ! Và thật là “ trò tuyệt diệu” của tình yêu Thiên Chúa , Đấng – để không nổi giận – Người đã giấu giếm công lý của mình bên dưới lòng nhân hậu của Mẹ mình !
Khi mà lòng kiêu hãnh hay sự tủi nhục làm cho mọi lời mời gọi đến với Thiên Chúa gần như trở thành bất lực … thì vẫn còn một lời kinh nằm ngay ở tầm tay với của con người tội nhân đã tuyệt vọng : đó là lời kinh dành cho Mẹ Maria – lời kinh mà Péguy gọi là “ lời kinh của giây phút khẩn cấp” : kinh “kính mừng Maria” : mọi người đều có thể lẩm bẩm lời kinh ấy … khi mà họ tự cảm thấy không còn có thể dõng dạc kinh “Lạy Cha …” nữa !
Chính vì thế – bạn và tôi – chúng ta có chắc chắn nghe được lời Đức Mẹ gửi gắm chúng ta cho Con của Ngài không : “ Giêsu ! Đây là người anh em của con … vì Mẹ cũng là Mẹ của nó !”
Lời Magnificat của Đức Maria và của Giáo Hội lữ hành.
Chúng ta phải hiểu được nội dung lời hát Magnificat của Đức Maria chắc chắn là đã được cất lên với tất cả tấm lòng và tâm sức của người Nữ Trinh Khiết ở Nazareth trong cuộc viếng thăm đầy hoan lạc ở nhà bà chị họ Elizabeth của mình … Có thể nói về “lời hát” này … như họa sĩ Corot nói về một trong những bức danh hoạ của ông : “ Bao nhiêu thời gian tôi bỏ ra để vẽ bức tranh ấy ư ? Năm phút và tất cả cuộc đời tôi!” . Chỉ tám chín nhịp thở là cùng nhưng – trong lời hát Magnificat – là cả một trải nghiệm của Maria được ghi lại … và – còn hơn thế nữa – cả “giòng lịch sử thánh” … . Như cánh ve đầu hè được ánh nắng mặt trời ve vuốt , ánh mắt nhìn của Thiên Chúa đã làm bật rung từ trái tim “người nữ tỳ và phận hèn” nơi Mẹ lời hát trang trọng của bài ca Magnificat .
Lời hát Magnificat run rẩy hoan lạc ấy – dĩ nhiên – có nguồn và sự phong phú của nó từ thời của tổ tiên : Đức Maria ẩn sâu trong ơn cứu độ được ban cho Ngài : Ngài chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa từ chính dạ mình – nơi đó – bao gồm cả quá khứ của Dân Chúa lẫn tương lai của phận mình . Ngài đã nhận lấy như là của mình mọi mọi thứ tương hỗ mà Thiên Chúa ràng rịt giữa Ngài và những người nghèo khó … và Mẹ cất tiếng với những lời lẽ không tiền khoáng hậu để ngợi ca tự do và tín thác …
Đang khi say sưa với lời hát Magnificat – nay đã trở thành là của mình – Giáo Hội chiêm ngưỡng và cử hành ơn cứu chuộc của mình – ơn cứu chuộc đã từng được Đức Maria trải nghiệm … và – với mẫu gương Maria – Giáo Hội đi sâu vào trải nghiệm của chính mình về ơn cứu độ . Con cái nghèo hèn của Giáo Hội có mặt khắp mọi nơi và – từng chặng từng chặng trong lữ hành của mình – Giáo Hội không ngừng đón gặp được những “khuôn mặt mới” bên cạnh những con người vốn đã là gia đình … Cảm xúc hôm nay buộc chúng ta mở lòng mình ra với những người phận nghèo ở mọi Châu Lục … và cũng phải thú nhận rằng … cái chuyện họ ở “xa” chúng ta … cũng chẳng gây bất tiện gì cho chúng ta cả …
Với đôi chút nghi hoặc , có nhiều người tự nêu lên cho chính mình câu hỏi ghê gớm này là : sau Auschwitz và Goulag … thì làm sao mà còn có thể cất tiếng hát lời ca Magnificat được nữa ? Đơn giản thôi ! Thì cứ hát … và hát cho đến dấu nhạc dâng hiến trọn vẹn … như Maximilien Kolbe hay Edith Stein … Bài ca Magnificat là một thánh thi mang tính động viên cao đối với Giáo Hội để Giáo Hội có được những mãnh lực nội tâm luôn luôn mới nhờ Chúa Thánh Thần …
Giáo Hội lữ hành là một Giáo Hội biết rất rõ mình đến từ đâu và mình sẽ phải đi về đâu … Chính nơi Đức Maria mà Giáo Hội múc lấy tất cả nguồn xác tín và sự trang trọng của mình . Nhờ Ngài và với Ngài – từ cuộc thăm viếng này đến cuộc thăm viếng khác trong gặp gỡ với toàn thể nhân loại – nơi từng chặng một – chúng ta có thể có được những trải nghiệm lạ lùng khi cất tiếng hoan ca lời kinh Magnificat : lời kinh của mọi điểm xuất phát và của mọi đích tới … cho mãi đến khi có cuộc Thăm Viếng chung cuộc trong Nước Trời : bàn tiệc vĩnh hằng của những người phận hèn Thiên Chúa yêu thích …
Không có biến cố Hiện Xuống , tất cả những nguồn phong phú dồn dập do Cuộc Thương Khó và Phục Sinh mang lại … như bị ứ đọng …Hiện Xuống : đó là cả một con đập tuôn đổ … là cả một khối nước khổng lồ và phong phú tiềm lực tràn trề bởi ngàn ngàn kênh mương mở rộng đón nhận Thánh Thần … Hiện Xuống : đó là “giờ” mà tất cả những gì Chúa Giêsu đã hứa được thể hiện … Thiên Chúa đã triệu tập ở đó tất cả những con người thuộc mọi ngõ ngách của cái không gian được người ta biết đến ở thời điểm ấy . Diện đối diện với nhóm Tông Đồ của Đức Giêsu – mặc lấy Chúa Thánh Thần và cháy lửa Thần Khí - một cách tượng trưng - Thiên Chúa đã qui tụ toàn thể trái đất đến để nghe Lời cứu độ .
Hai mươi thế kỷ đã trôi qua . Bộ mặt của thế giới quả thực đã đổi thay từ buổi sáng tinh mơ hôm ấy . Những bước chân của các Tông Đồ đã đi vòng quanh thế giới : không còn bất cứ một dân tộc nào mà ở giữa họ , Danh của Chúa Giêsu đã không vang lên .
Thế nhưng việc lan rộng ra toàn cầu cái quang cảnh chật hẹp của Lễ Hiện Xuống đầu tiên không làm thay đổi gì đến bản chất của Giáo Hội . Hôm nay cũng như ngày nào … vẫn chỉ là một nhóm nho nhỏ những con người nhận lãnh sứ mệnh sẵn sàng cả tâm trí lẫn miệng lưỡi cho Thần Khí để công bố về Đức Kytô .
Hôm nay cũng như ngày nào , Hiện Xuống luôn khơi dậy cũng một niềm quả cảm , cũng một sự cuồng điên để có thể tiếp cận “tất cả những người còn trong bóng tối tăm của sự chết.” (Lc 1, 79) Hôm nay cũng như ngày nào , điều quan trọng đối với Giáo Hội đó là tạo điều kiện để cho sứ điệp Tin Mừng đạt tới đỉnh điểm nội dung mang chở mà không bị biến chất cũng như bị thu hẹp lại : đó là sự công bố về Đức Giêsu bị đóng đinh và Triều Đại vĩnh cửu của Ngài .
Và từ đó - bỗng chốc – niềm hy vọng của chúng ta được củng cố khi đã hoàn toàn khôi phục được điều vốn là đối tượng thực sự của nó . Nó sẽ không còn bị lung lạc bởi những khó khăn của một thời đại … như thời đại chúng ta . Nó sẽ không còn bám trụ trên một sự đảm bảo ảo tưởng của một thứ “kytô giáo” bình lặng . Nó sẽ không thể quên rằng Giáo Hội – hoàn toàn giống Chúa Kytô – mãi mãi cho đến thời cùng tận – sẽ luôn luôn là dấu chứng của nghịch thường bởi lẽ Giáo Hội được đặt nền trên dấu chỉ của Thánh Giá .
Hiện Xuống nằm trên trục của Phục Sinh : luôn luôn là ngôi mộ trống mở ra với ánh sáng của Đấng Phục Sinh từ đây luôn hiện diện khắp nơi nhờ Thần Khí của Ngài .
Hiện Xuống vẫn tiếp nối . Ươc mong sao Giáo hội của chúng ta luôn luôn mới hơn trong đức tin của mình , luôn luôn đắm mình trong niềm cậy trông và từ đó luôn thắp sáng đức ái của mình .
“Những môn hạ của Đường” hay “Những người theo Đạo” (Tđcv 9, 2 )
Họ là những ai ? Xin thưa là những kytô hữu – đơn giản vậy thôi ! Dĩ nhiên danh hiệu này – đầu tiên – được dành để chỉ các môn đệ của Đức Kytô . Biết bao lần – trong sách Tông Đồ Công Vụ , người ta nói đến cái từ “ Con Đường” để chỉ về cái “đạo Kytô” vừa khai sinh (Tđcv 18 , 25 – 26 ; 19 , 9 . 23 ; 22, 4 ;24 , 22 ) . Thậm chí Phaolô còn ghi nhận là có một số người còn cho rằng “Con Đường” ấy là cả một thứ giáo phái . Thật lòng mà nói , tôi không còn thấy – trong Kinh Thánh – có từ nào phổ thông và gợi ý hơn .
“Con Đường” – ngay từ đầu – được nhận biết như một nẻo đường luôn luôn hướng về phía trước – phía dẫn đến Thiên Chúa . Không có gì liên quan đến một nẻo đường ngang qua hay một nẻo đường lòng vòng ở đây . Cái tiêu đề Kinh Thánh về “Con Đường” – hơn bất cứ từ nào khác – luôn nhấn mạnh đến sự khẩn thiết mà con người cần đến nếu muốn không ngừng tiến tới để thực hiện vận mệnh đời mình . Dân của cuộc Xuất Hành hiểu rất rõ cuộc phiêu lưu này của mình . Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có tự coi mình như những con người du mục , những tay luôn luôn hành trình , những di dân hay không ?
Con Đường nói lên cái phong cách của con người . Chính vì thế con người luôn được đặt giáp mặt với sự chọn lựa giữa nẻo đường của những người công chính và nẻo đường của những kẻ dữ (xx Tv I) . Quả thật là không dễ dàng chi để khám phá ra nẻo đường của Thiên Chúa … vì nó vừa chật hẹp (Mt 7 , 13 – 14) … và … những nẻo đường của Người lại … không là những nẻo đường của chúng ta (Is 55, 8) . Chính vì thế lời cầu nguyện quan trọng của tác giả Thánh Vịnh cốt lõi ở chỗ nài xin Thiên Chúa chỉ dạy những nẻo đường của Người : “ Lạy Chúa ! Xin chỉ đường cho con và con sẽ hành trình theo chân lý.” (Tv 86 , 11).
Thế nhưng Thiên Chúa còn hành động nhiều hơn cái chuyện giơ ngón tay chỉ đường cho chúng ta nhiều : Người gửi đến cho chúng ta Người Con duy nhất của Người . Và Đức Kytô tung ra lời mời gọi “hãy theo Ta” – lời mời gọi đã âm vang rất mạnh trong đời nhóm Mười Hai. Ngài đồng hành với chúng ta trên những nẻo đường Emmaus của chúng ta … và còn hơn thế nữa , Ngài là chính “Con Đường” ( Gio 14, 5-6).
Oi còn đường dẫn đến với Đức Kytô đằng đẵng biết bao ! Thế nhưng con đường cùng đi với Đức Kytô lại ngắn ngủi vô cùng … vì chính Ngài là đường và là cùng đích !
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi …”
Trong cái kiểu nói này của thánh Phaolô ( 2 Co 5, 14) nghe như có tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu … Vậy thì tình trạng khẩn cấp đã đẩy Đức Kytô lao về phía chúng ta và chúng ta lao về phía Ngài … như thế này là gì ? Rất đơn giản : tình yêu ! Chỉ thế thôi .
Tình yêu luôn làm vội vã bước chân ngược lại với sự chết để tiến đến sự sống ở bên kia sự chết ! Tất cả đều chạy … khi yêu , “ nhảy nhót như một con nai” theo dấu Người Yêu Dấu ( Diễm Tình ca 2 , 8-9) . Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! Chính Người cũng chạy : “ Như kiện tướng , Người hớn hở trong bước chạy trên đường vinh thắng .” ( Tv 19,6). Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! “ Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước !” : phải , trước cả khi không biết chúng ta có đáp trả tình Người hay không ! Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta … và thậm chí Người còn tha thiết hơn nữa ngay cả khi chúng ta còn trong tình trạng tội phạm (Rm 5 , 8) . Chúng ta thường có cảm nghĩ rằng nếu chúng ta là những vị thánh lớn … thì Thiên Chúa sẽ yêu thương chúng ta nhiều hơn …thế nhưng hoàn toàn trái nghịch lại : không phải là sự bất toàn … nhưng là sự “quá toàn thiện” của chúng ta sẽ cản trở tình yêu của Người ! Bạn thấy đó ; niềm vui của thiên quốc … khi chỉ một người – vâng – một người tội lỗi hoán cải thôi !( Lc 15 , 77 ) .
Tình yêu đi từ khám phá này đến khám phá khác … Trong khi tiêu hao chính mình đi… thì tình yêu lại không ngừng tìm ra được những lý lẽ mới mẻ và tươi mát để mà yêu … Và tình yêu dai dẳng càng tự khẳng định mình bao nhiêu … thì sự chiêm ngắm đầy hoan lạc lại càng tăng trưởng bấy nhiêu … Hãy nghe Cha Chevrier – ngài liên tục sống trong sự chiêm ngưỡng Đức Kytô và là Đức Kytô cùng khốn - ngài đã thảng thốt kêu lên với tất cả tin yêu :” Oi ! tuyệt biết bao Đức Giêsu Kytô khổ đau !” .
Cánh cổng hoàng cung – qua đó – tình yêu của Đức Kytô tràn chảy đến với chúng ta là cánh cổng của con tim bị đâm của Ngài trên Thánh Giá . Tại đó , chúng ta tìm ra cánh cổng thánh - cánh cổng mang lại ơn toàn xá của sự Phục Sinh . Gần bên chân Thánh Giá , Đức Maria , thánh Gioan Tông Đồ , các phụ nữ thánh , người tử tội sám hối … đã “ đong” , đã “lường” được tình yêu không giới hạn của Đức Kytô .
Hạnh phúc thay người nào – khi đã khám phá ra nguồn tình yêu này – sẽ không bao giờ rời xa nó nữa !
Hạnh phúc thay người nào – đang khi vốc uống trong nguồn tình yêu này – vẫn cảm nhận được sự khát khao ngay trong niềm thoả mãn của mình !
Hạnh phúc thay người nào – không cầm giữ nổi niềm hoan lạc mình cảm nhận – đã chạy – như một tên điên – để la lên với mọi người về tình yêu của Đức Kytô … La lên qua các mái nhà … và từ ngọn đồi này đến đỉnh đồi khác !
Đức MARIA : “ góc ấu thời” trong cuộc sống của chúng ta .
“Thưa Thầy , ai là người lớn nhất trong Nước Trời ? Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến , đặt vào giữa các ông và bảo : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại và nên như trẻ nhỏ , thì sẽ chẳng được vào Nước Trời !” (Mt 18 , 1- 5) . Vậy là - để trả lời cho chuyện “là người lớn nhất” – thì Chúa Giêsu lại nói đến việc “ trở thành người nhỏ nhất” … Thế nhưng ai là người có thể giúp chúng ta “trở lại và nên như trẻ nhỏ” … ngoài Đức Maria - Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của loài người ? Đứng trước Mẹ của mình , chúng ta luôn luôn tự làm cho mình nên “ nhỏ bé” hay đúng hơn … là chúng ta lúc nào cũng thấy mình “nhỏ bé” …
“Dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu là Mẹ Ngài … và bên cạnh Mẹ Ngài là người môn đệ Ngài yêu . Chúa Giêsu nói với Mẹ : “Này Bà ! Này là con Bà !” . Rồi Ngài nói với người môn đệ: “Này là Mẹ con !” . Và từ lúc ấy , người môn đệ đưa Mẹ về nhà mình .” (Gio 19 ,25 – 27) . Chẳng phải là nhờ sự gần gũi , cận kề Đức Maria mà - mãi cho đến tuổi rất già của mình – Gioan đã biết giữ cho mình một tâm hồn trẻ thơ được nhồi nắn bằng sự nhẹ nhàng và niềm tin tưởng giữa những thử thách của Giáo Hội thời sơ khai đấy sao ?
Đức Kytô dư biết những gì có nơi con người (Gio 2 , 25) . Ngài biết Đức Maria là con đường chắc chắn nhất để có thể đạt tới Nứơc Trời : cánh cửa huyền nhiệm mà người ta khám phá ra – khi mà tất cả có vẻ như bế tắc . Cái con người vốn “lồng lộn” lên trước Thiên Chúa và những giới răn của Người … thì lại thấy “dịu lại” trước Đức Maria và sự thanh khiết của Ngài … để rồi – tín thác nơi Mẹ – anh ta “đấu dịu” với Thiên Chúa . Một cái điểm thần kinh nào đó nơi con người ấy đã được đụng tới … khơi dậy nơi anh ta thời thơ ấu của mình … Một nỗi niềm hoài hương nào đó khơi dậy nơi anh ta niềm khát vọng vô cùng là được trở lại với thời thơ ấu của mình …
Maria – cái góc ấu thời – mà con người cằn cỗi , già nua vì tội lỗi – thích tìm về náu ẩn ! Maria : khu vườn kín nhiệm nơi con người cứng đầu cứng cổ trước người khác … nhưng lại ưa ẩn mình vào để nài khẩn ơn tha thứ ! Và thật là “ trò tuyệt diệu” của tình yêu Thiên Chúa , Đấng – để không nổi giận – Người đã giấu giếm công lý của mình bên dưới lòng nhân hậu của Mẹ mình !
Khi mà lòng kiêu hãnh hay sự tủi nhục làm cho mọi lời mời gọi đến với Thiên Chúa gần như trở thành bất lực … thì vẫn còn một lời kinh nằm ngay ở tầm tay với của con người tội nhân đã tuyệt vọng : đó là lời kinh dành cho Mẹ Maria – lời kinh mà Péguy gọi là “ lời kinh của giây phút khẩn cấp” : kinh “kính mừng Maria” : mọi người đều có thể lẩm bẩm lời kinh ấy … khi mà họ tự cảm thấy không còn có thể dõng dạc kinh “Lạy Cha …” nữa !
Chính vì thế – bạn và tôi – chúng ta có chắc chắn nghe được lời Đức Mẹ gửi gắm chúng ta cho Con của Ngài không : “ Giêsu ! Đây là người anh em của con … vì Mẹ cũng là Mẹ của nó !”
Lời Magnificat của Đức Maria và của Giáo Hội lữ hành.
Chúng ta phải hiểu được nội dung lời hát Magnificat của Đức Maria chắc chắn là đã được cất lên với tất cả tấm lòng và tâm sức của người Nữ Trinh Khiết ở Nazareth trong cuộc viếng thăm đầy hoan lạc ở nhà bà chị họ Elizabeth của mình … Có thể nói về “lời hát” này … như họa sĩ Corot nói về một trong những bức danh hoạ của ông : “ Bao nhiêu thời gian tôi bỏ ra để vẽ bức tranh ấy ư ? Năm phút và tất cả cuộc đời tôi!” . Chỉ tám chín nhịp thở là cùng nhưng – trong lời hát Magnificat – là cả một trải nghiệm của Maria được ghi lại … và – còn hơn thế nữa – cả “giòng lịch sử thánh” … . Như cánh ve đầu hè được ánh nắng mặt trời ve vuốt , ánh mắt nhìn của Thiên Chúa đã làm bật rung từ trái tim “người nữ tỳ và phận hèn” nơi Mẹ lời hát trang trọng của bài ca Magnificat .
Lời hát Magnificat run rẩy hoan lạc ấy – dĩ nhiên – có nguồn và sự phong phú của nó từ thời của tổ tiên : Đức Maria ẩn sâu trong ơn cứu độ được ban cho Ngài : Ngài chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa từ chính dạ mình – nơi đó – bao gồm cả quá khứ của Dân Chúa lẫn tương lai của phận mình . Ngài đã nhận lấy như là của mình mọi mọi thứ tương hỗ mà Thiên Chúa ràng rịt giữa Ngài và những người nghèo khó … và Mẹ cất tiếng với những lời lẽ không tiền khoáng hậu để ngợi ca tự do và tín thác …
Đang khi say sưa với lời hát Magnificat – nay đã trở thành là của mình – Giáo Hội chiêm ngưỡng và cử hành ơn cứu chuộc của mình – ơn cứu chuộc đã từng được Đức Maria trải nghiệm … và – với mẫu gương Maria – Giáo Hội đi sâu vào trải nghiệm của chính mình về ơn cứu độ . Con cái nghèo hèn của Giáo Hội có mặt khắp mọi nơi và – từng chặng từng chặng trong lữ hành của mình – Giáo Hội không ngừng đón gặp được những “khuôn mặt mới” bên cạnh những con người vốn đã là gia đình … Cảm xúc hôm nay buộc chúng ta mở lòng mình ra với những người phận nghèo ở mọi Châu Lục … và cũng phải thú nhận rằng … cái chuyện họ ở “xa” chúng ta … cũng chẳng gây bất tiện gì cho chúng ta cả …
Với đôi chút nghi hoặc , có nhiều người tự nêu lên cho chính mình câu hỏi ghê gớm này là : sau Auschwitz và Goulag … thì làm sao mà còn có thể cất tiếng hát lời ca Magnificat được nữa ? Đơn giản thôi ! Thì cứ hát … và hát cho đến dấu nhạc dâng hiến trọn vẹn … như Maximilien Kolbe hay Edith Stein … Bài ca Magnificat là một thánh thi mang tính động viên cao đối với Giáo Hội để Giáo Hội có được những mãnh lực nội tâm luôn luôn mới nhờ Chúa Thánh Thần …
Giáo Hội lữ hành là một Giáo Hội biết rất rõ mình đến từ đâu và mình sẽ phải đi về đâu … Chính nơi Đức Maria mà Giáo Hội múc lấy tất cả nguồn xác tín và sự trang trọng của mình . Nhờ Ngài và với Ngài – từ cuộc thăm viếng này đến cuộc thăm viếng khác trong gặp gỡ với toàn thể nhân loại – nơi từng chặng một – chúng ta có thể có được những trải nghiệm lạ lùng khi cất tiếng hoan ca lời kinh Magnificat : lời kinh của mọi điểm xuất phát và của mọi đích tới … cho mãi đến khi có cuộc Thăm Viếng chung cuộc trong Nước Trời : bàn tiệc vĩnh hằng của những người phận hèn Thiên Chúa yêu thích …