Một thế giới không vũ khí hạch nhân không những là điều có thể có mà ngày nay còn là điều khẩn trương cần phải có nữa. Đó là lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York. Tuy nhiên, ngài không phát biểu tại New York, mà tại Kansas City, nơi ngài được mời nói chuyện tại Văn Phòng Nhân Quyền của giáo phận về giáo huấn của Giáo Hội đối với các vũ khí hạch nhân. Buổi nói chuyện nhằm giáo dục công chúng như một cố gắng mời gọi họ tỏ thái độ đối với đề nghị thiết lập một nhà máy chế tạo bộ phận rời của vũ khí hạch nhân tại thành phố này.
Nhân dịp này, Đức TGM Chullikatt đề cập tới lịch sử hình thành chủ trương của Giáo Hội về vấn đề vũ khí hạch nhân. Ngài cho rằng “Hiện đang có sự chú ý mới đối với vấn đề chưa được giải quyết của 20,000 vũ khí hạch nhân được đặt tại 14 quốc gia. Hơn nửa dân số thế giới hiện đang sống tại một nước có vũ khí hạch nhân. Hàng năm, các quốc gia này chi 100 tỉ dollars để duy trì và tối tân hóa kho vũ khí hạch nhân của họ”. Ngài nói thêm: “Việc sử dụng bừa bãi và các hậu quả tàn hại của vũ khí hạch nhân đã khiến Giáo Hội phản đối bất cứ việc sử dụng vũ khí hạch nhân nào".
Gián chỉ
Đức TGM Chullikatt thoạt đầu xem sét chính sách chủ trương phải tích lũy vũ khí hạch nhân để làm nản các cuộc tấn công có thể có. Về vấn đề này, Vị TGM 58 tuổi người Ấn Độ nói rằng các nghị phụ của Công Đồng Vatican II, dù cổ vũ việc ngăn cấm nói chung đối với chiến tranh, “nhưng vì cái hiểu vào lúc đó, nên các ngài xem ra đã miễn cưỡng chấp nhận chiến lược gián chỉ của vũ khí hạch nhân. Các ngài cho rằng có thể tích lũy vũ khí làm ‘phương thế gián chỉ chống lại một cuộc tấn công có thể có của kẻ thù’”.
Trong diễn văn năm 1982 tại Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II minh xác rằng “người ta vẫn có thể chấp nhận về phương diện luân lý ‘sự gián chỉ’ đặt căn bản trên sự cân bằng, không phải như một cùng đích tự tại nhưng như một bước tiến tới việc tiệm tiến giải giới”. Đức TGM Chullikatt cho rằng lời tuyên bố này cho thấy rõ chính sách gián chỉ hạch nhân thời Chiến Tranh Lạnh chỉ có thể chấp nhận được nếu nó dẫn tới việc giải giới từ từ. Bởi thế, điều nhắm tới không phải là coi gián chỉ hạch nhân như một chính sách đơn nhất và vĩnh viễn. Vấn đề chính yếu của gián chỉ hệ ở chỗ này: việc Giáo Hội chấp nhận gián chỉ hạch nhân về luân lý luôn có điều kiện phải tiến đến chỗ loại bỏ nó.
Sau thời Chiến Tranh Lạnh
Sau thời Chiến Tranh Lạnh, áp lực quốc tế càng ngày càng đòi hỏi phải chấm dứt việc lan tràn vũ khí hạch nhân. Các cố gắng của Giáo Hội cũng tập chú nhiều hơn “vào việc thách thức điều ta gọi là việc định chế hóa sự gián chỉ. Gián chỉ không còn được coi là biện pháp tạm thời nữa. Đúng hơn, các quốc gia có vũ khí hạch nhân bắt đầu theo đuổi thế thượng phong hạch nhân vì chủ trương rằng vũ khí hạch nhân là nền tảng đối với học thuyết về an ninh của họ”.
Đó chính là tình hình khiến năm 2005 một số quốc gia phải họp nhau lại để tái duyệt Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân, một hiệp ước có nguy cơ sụp đổ. Vì các cam kết giải giới hầu như bị coi thường và chính ý niệm loại trừ vũ khí hạch nhân cũng bị các nước có vũ khí hạch nhân gạt bỏ.
Tòa Thánh nhắc mọi người nhớ rằng gián chỉ chưa bao giờ được chấp nhận là biện pháp vĩnh viễn. Nó chỉ được dung thứ như một bước tiến tới việc tiệm tiến giải giới vũ khí hạch nhân. Chính vì thế một năm sau, Đức Bênêđíctô XVI, trong thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, đã nhắc nhở rằng “trong chiến tranh hạch nhân, không hề có người chiến thắng, chỉ có các nạn nhân”.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng số tiền phí phạm vào việc duy trì và phát triển các kho vũ khí hạch nhân đã vượt xa số tiền dành cho việc trợ giúp người ta. Đức TGM Chullikatt cho rằng: “Trong hoàn cảnh các nhu cầu phát triển khắp nơi trên thế giới vượt quá các tài nguyên dành để giải quyết chúng, ý tưởng đổ thêm hàng trăm tỉ dollars vào các kho vũ khí hạch nhân nguyên tuyền chỉ là điều tội lỗi. Nó là việc đặt sai ưu tiên một cách khủng khiếp và quả tình là một việc ‘ăn cướp người nghèo’ mà Công Đồng Vatican II từng lên án nhiều năm trước đây”.
Vị giáo phẩm của Giáo Triều này tiếp tục trưng dẫn lời Đức Thánh Cha kêu gọi phải có “những cuộc thương thảo để tiệm tiến và hỗ tương nhất trí phá bỏ các vũ khí hạch nhân hiện có”. Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các đại biểu tham dự Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân hãy cùng nhau “vượt qua các gánh nặng của lịch sử”.
Đức Tổng Giám Mục Chullikatt giải thích thêm: “Từ các giáo huấn trên, Giáo Hội cho người ta thấy rõ sự ghê tởm càng ngày càng lớn của mình đối với vũ khí hạch nhân. Luật quốc tế và các nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa của Giáo Hội luôn nhìn nhận rằng trong các vấn đề chiến tranh, việc giới hạn và tính tương xứng phải luôn được tôn trọng. Nhưng đối với vũ khí hạch nhân, điểm quan trọng là nó giết người hàng loạt; việc sát hại và phóng xạ gây độc của nó không thể nào kìm hãm được: Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl là những nhắc nhớ vĩnh viễn đầy khiếp đảm. Các hậu quả xã hội và kinh tế do vũ khí hạch nhân gây ra trên thế giới, nơi các hệ thống trợ sinh luôn nối kết với nhau một cách mật thiết, sẽ vô cùng thảm hại”.
Không đi đến đâu
Đức TGM Chullikatt, sau đó, kêu gọi phải gia tăng các cố gắng nhằm loại bỏ vũ khí hạch nhân. Ngài cho rằng “những cuộc thương thảo toàn diện được Tòa Án Quốc Tế kêu gọi vẫn chưa được bắt đầu. Hiệp ước song phương START giữa Hoa Kỳ và Nga chỉ thực hiện được những giảm bớt nhỏ và hiện để nguyên vẹn những kho hạch nhân khổng lồ ở mỗi phía, với nhiều vũ khí hiện đang trong tình trạng báo động thường xuyên”.
Vị giáo phẩm này cho hay hiện Tổng Thư Ký LHQ đang kêu gọi phải có một qui ước mới hay một số văn kiện có hiệu lực đa phương để loại trừ vũ khí hạch nhân, được kiểm nghiệm đàng hoàng. Sáng kiến này được Tòa Thánh hoàn toàn ủng hộ. Tòa Thánh cũng mạnh mẽ cổ vũ một cuộc giải giới vũ khí hạch nhân “trong sáng, có tính hoàn cầu và không thể đảo ngược” cũng như việc phải nghiêm chỉnh giải quyết các vấn đề vũ khí hạch nhân chiến lược, vấn đề vũ khí hạch nhân chiến thuật và các phương thế để phóng chúng. Giáo Hội vẫn hoàn toàn ủng hộ các cố gắng vừa nhằm ngăn cấm việc lan tràn vừa nhằm việc thương thảo để có được những hiệp ước quốc tế có tính bó buộc hòng loại bỏ các kho vũ khí hiện có dưới sự kiểm nghiệm hữu hiệu của quốc tế”.
Theo nhận định của Đức TGM, từ quan điểm luật pháp, chính trị, an ninh và nhất là luân lý, hiện nay người ta thấy không có lý do gì biện minh cho việc tiếp tục duy trì vũ khí hạch nhân. Đây là lúc phải giải quyết một cách có hệ thống các đòi hỏi có tính luật pháp, chính trị và kỹ thuật để có được một thế giới phi vũ khí hạch nhân. Vị đại diện của Tòa Thánh cho rằng nay là lúc khẩn trương phải bắt đầu chuẩn bị để có được một qui ước hay một khung khổ thỏa hiệp dẫn đến việc từ từ loại bỏ các vũ khí hạch nhân.
Không thể chấp nhận được
Đức TGM Chullikatt đưa ra sự thật đơn giản sau đây về vũ khí hạch nhân: “Vì từ bản chất, vốn là vũ khí giết người hàng loạt, chúng không thể phù hợp với các qui định căn bản của luật nhân đạo quốc tế là luật ngăn cấm việc gây hại một cách không phân biệt và bất tương xứng. Mà việc sử dụng chúng cũng không thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe trong nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa về việc lượng giá việc sử dụng võ lực về phương diện luân lý”.
Ngài còn nói thêm: không phải luật pháp chỉ ngăn cấm việc sử dụng vũ khí hạch nhân, mà còn ngăn cấm luôn cả việc đe dọa sẽ sử dụng nó nữa. “Đe đọa tấn công sẽ bất hợp pháp nếu chính cuộc tấn công ấy bất hợp pháp. Qui luật này khiến bất cứ dấu hiệu chuyên biệt nào cho thấy ý định sử dụng vũ khí hạch nhân khi các đòi hỏi của mình không được thỏa mãn đều trở thành bất hợp pháp. Nó cũng khiến các chính sách tổng quát về điều vốn được gọi là gián chỉ khi tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạch nhân nếu các quyền lợi sinh tử của mình bị đe doạ trở thành bất hợp pháp luôn.
Vì cả việc đe dọa sử dụng lẫn việc sử dụng vũ khí hạch nhân đều bất hợp pháp, nên tính hợp pháp của chính việc sở hữu chúng cũng đáng bị nghi vấn. Đức TGM nói rằng: “Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân cấm đại đa số các quốc gia không được thủ đắc các vũ khí hạch nhân. Muốn phù hợp với nguyên tắc đó một cách thành tâm, người ta không thể coi là hợp pháp khi tiếp diễn vô hạn việc sở hữu các vũ khí vốn không được phép sử dụng hay đe dọa sử dụng, hay đã bị cấm đối với đại đa số các quốc gia và bị đặt vào việc buộc phải loại trừ”.
Phương thức toàn bộ
Vị đại diện của Tòa Thánh nhận định thêm rằng càng ngày người ta càng thấy rõ: cần phải có một phương thức toàn bộ để giải quyết việc giải giới hạch nhân. Tòa Thánh tin rằng hiện đang có nhu cầu phải tổng hợp các biện pháp khác nhau vào một cam kết có tính gắn bó để loại trừ vũ khí hạch nhân qua từng giai đọan được ấn định rõ ràng nhằm việc giải giới từ từ. Điều cần là người ta phải cho biết cụ thể ý định muốn xây dựng một căn bản pháp lý hoàn cầu cho việc loại bỏ một cách có hệ thống tất cả các vũ khí hạch nhân. Không thể coi là đủ về phương diện luân lý việc người ta chỉ giảm bớt kho vũ khí dư thừa không cần thiết trong khi vẫn hiện đại hóa các kho vũ khí hạch nhân và đầu tư những món tiền không lồ vào việc sản xuất chúng và bảo trì chúng. Việc ấy chỉ vĩnh viễn hóa các vũ khí này vô thời hạn.
Đức TGM Chullikatt nhắc lại tuyên bố năm 1997 của Tòa Thánh: “Nếu vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, và nay mìn bẫy có thể bị loại trừ, thì không bao lâu nữa, cả vũ khí hạch nhân cũng có thể bị loại trừ. Điều này hiện đang là thách đố đối với cộng đồng quốc tế. Nó cũng là thách đối đối với Giáo Hội, và là thách đố đối với mọi người có thiện chí ngày nay, dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng”.
Zenit 6 tháng 7, 2011
Nhân dịp này, Đức TGM Chullikatt đề cập tới lịch sử hình thành chủ trương của Giáo Hội về vấn đề vũ khí hạch nhân. Ngài cho rằng “Hiện đang có sự chú ý mới đối với vấn đề chưa được giải quyết của 20,000 vũ khí hạch nhân được đặt tại 14 quốc gia. Hơn nửa dân số thế giới hiện đang sống tại một nước có vũ khí hạch nhân. Hàng năm, các quốc gia này chi 100 tỉ dollars để duy trì và tối tân hóa kho vũ khí hạch nhân của họ”. Ngài nói thêm: “Việc sử dụng bừa bãi và các hậu quả tàn hại của vũ khí hạch nhân đã khiến Giáo Hội phản đối bất cứ việc sử dụng vũ khí hạch nhân nào".
Gián chỉ
Đức TGM Chullikatt thoạt đầu xem sét chính sách chủ trương phải tích lũy vũ khí hạch nhân để làm nản các cuộc tấn công có thể có. Về vấn đề này, Vị TGM 58 tuổi người Ấn Độ nói rằng các nghị phụ của Công Đồng Vatican II, dù cổ vũ việc ngăn cấm nói chung đối với chiến tranh, “nhưng vì cái hiểu vào lúc đó, nên các ngài xem ra đã miễn cưỡng chấp nhận chiến lược gián chỉ của vũ khí hạch nhân. Các ngài cho rằng có thể tích lũy vũ khí làm ‘phương thế gián chỉ chống lại một cuộc tấn công có thể có của kẻ thù’”.
Trong diễn văn năm 1982 tại Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II minh xác rằng “người ta vẫn có thể chấp nhận về phương diện luân lý ‘sự gián chỉ’ đặt căn bản trên sự cân bằng, không phải như một cùng đích tự tại nhưng như một bước tiến tới việc tiệm tiến giải giới”. Đức TGM Chullikatt cho rằng lời tuyên bố này cho thấy rõ chính sách gián chỉ hạch nhân thời Chiến Tranh Lạnh chỉ có thể chấp nhận được nếu nó dẫn tới việc giải giới từ từ. Bởi thế, điều nhắm tới không phải là coi gián chỉ hạch nhân như một chính sách đơn nhất và vĩnh viễn. Vấn đề chính yếu của gián chỉ hệ ở chỗ này: việc Giáo Hội chấp nhận gián chỉ hạch nhân về luân lý luôn có điều kiện phải tiến đến chỗ loại bỏ nó.
Sau thời Chiến Tranh Lạnh
Sau thời Chiến Tranh Lạnh, áp lực quốc tế càng ngày càng đòi hỏi phải chấm dứt việc lan tràn vũ khí hạch nhân. Các cố gắng của Giáo Hội cũng tập chú nhiều hơn “vào việc thách thức điều ta gọi là việc định chế hóa sự gián chỉ. Gián chỉ không còn được coi là biện pháp tạm thời nữa. Đúng hơn, các quốc gia có vũ khí hạch nhân bắt đầu theo đuổi thế thượng phong hạch nhân vì chủ trương rằng vũ khí hạch nhân là nền tảng đối với học thuyết về an ninh của họ”.
Đó chính là tình hình khiến năm 2005 một số quốc gia phải họp nhau lại để tái duyệt Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân, một hiệp ước có nguy cơ sụp đổ. Vì các cam kết giải giới hầu như bị coi thường và chính ý niệm loại trừ vũ khí hạch nhân cũng bị các nước có vũ khí hạch nhân gạt bỏ.
Tòa Thánh nhắc mọi người nhớ rằng gián chỉ chưa bao giờ được chấp nhận là biện pháp vĩnh viễn. Nó chỉ được dung thứ như một bước tiến tới việc tiệm tiến giải giới vũ khí hạch nhân. Chính vì thế một năm sau, Đức Bênêđíctô XVI, trong thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, đã nhắc nhở rằng “trong chiến tranh hạch nhân, không hề có người chiến thắng, chỉ có các nạn nhân”.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng số tiền phí phạm vào việc duy trì và phát triển các kho vũ khí hạch nhân đã vượt xa số tiền dành cho việc trợ giúp người ta. Đức TGM Chullikatt cho rằng: “Trong hoàn cảnh các nhu cầu phát triển khắp nơi trên thế giới vượt quá các tài nguyên dành để giải quyết chúng, ý tưởng đổ thêm hàng trăm tỉ dollars vào các kho vũ khí hạch nhân nguyên tuyền chỉ là điều tội lỗi. Nó là việc đặt sai ưu tiên một cách khủng khiếp và quả tình là một việc ‘ăn cướp người nghèo’ mà Công Đồng Vatican II từng lên án nhiều năm trước đây”.
Vị giáo phẩm của Giáo Triều này tiếp tục trưng dẫn lời Đức Thánh Cha kêu gọi phải có “những cuộc thương thảo để tiệm tiến và hỗ tương nhất trí phá bỏ các vũ khí hạch nhân hiện có”. Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các đại biểu tham dự Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân hãy cùng nhau “vượt qua các gánh nặng của lịch sử”.
Đức Tổng Giám Mục Chullikatt giải thích thêm: “Từ các giáo huấn trên, Giáo Hội cho người ta thấy rõ sự ghê tởm càng ngày càng lớn của mình đối với vũ khí hạch nhân. Luật quốc tế và các nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa của Giáo Hội luôn nhìn nhận rằng trong các vấn đề chiến tranh, việc giới hạn và tính tương xứng phải luôn được tôn trọng. Nhưng đối với vũ khí hạch nhân, điểm quan trọng là nó giết người hàng loạt; việc sát hại và phóng xạ gây độc của nó không thể nào kìm hãm được: Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl là những nhắc nhớ vĩnh viễn đầy khiếp đảm. Các hậu quả xã hội và kinh tế do vũ khí hạch nhân gây ra trên thế giới, nơi các hệ thống trợ sinh luôn nối kết với nhau một cách mật thiết, sẽ vô cùng thảm hại”.
Không đi đến đâu
Đức TGM Chullikatt, sau đó, kêu gọi phải gia tăng các cố gắng nhằm loại bỏ vũ khí hạch nhân. Ngài cho rằng “những cuộc thương thảo toàn diện được Tòa Án Quốc Tế kêu gọi vẫn chưa được bắt đầu. Hiệp ước song phương START giữa Hoa Kỳ và Nga chỉ thực hiện được những giảm bớt nhỏ và hiện để nguyên vẹn những kho hạch nhân khổng lồ ở mỗi phía, với nhiều vũ khí hiện đang trong tình trạng báo động thường xuyên”.
Vị giáo phẩm này cho hay hiện Tổng Thư Ký LHQ đang kêu gọi phải có một qui ước mới hay một số văn kiện có hiệu lực đa phương để loại trừ vũ khí hạch nhân, được kiểm nghiệm đàng hoàng. Sáng kiến này được Tòa Thánh hoàn toàn ủng hộ. Tòa Thánh cũng mạnh mẽ cổ vũ một cuộc giải giới vũ khí hạch nhân “trong sáng, có tính hoàn cầu và không thể đảo ngược” cũng như việc phải nghiêm chỉnh giải quyết các vấn đề vũ khí hạch nhân chiến lược, vấn đề vũ khí hạch nhân chiến thuật và các phương thế để phóng chúng. Giáo Hội vẫn hoàn toàn ủng hộ các cố gắng vừa nhằm ngăn cấm việc lan tràn vừa nhằm việc thương thảo để có được những hiệp ước quốc tế có tính bó buộc hòng loại bỏ các kho vũ khí hiện có dưới sự kiểm nghiệm hữu hiệu của quốc tế”.
Theo nhận định của Đức TGM, từ quan điểm luật pháp, chính trị, an ninh và nhất là luân lý, hiện nay người ta thấy không có lý do gì biện minh cho việc tiếp tục duy trì vũ khí hạch nhân. Đây là lúc phải giải quyết một cách có hệ thống các đòi hỏi có tính luật pháp, chính trị và kỹ thuật để có được một thế giới phi vũ khí hạch nhân. Vị đại diện của Tòa Thánh cho rằng nay là lúc khẩn trương phải bắt đầu chuẩn bị để có được một qui ước hay một khung khổ thỏa hiệp dẫn đến việc từ từ loại bỏ các vũ khí hạch nhân.
Không thể chấp nhận được
Đức TGM Chullikatt đưa ra sự thật đơn giản sau đây về vũ khí hạch nhân: “Vì từ bản chất, vốn là vũ khí giết người hàng loạt, chúng không thể phù hợp với các qui định căn bản của luật nhân đạo quốc tế là luật ngăn cấm việc gây hại một cách không phân biệt và bất tương xứng. Mà việc sử dụng chúng cũng không thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe trong nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa về việc lượng giá việc sử dụng võ lực về phương diện luân lý”.
Ngài còn nói thêm: không phải luật pháp chỉ ngăn cấm việc sử dụng vũ khí hạch nhân, mà còn ngăn cấm luôn cả việc đe dọa sẽ sử dụng nó nữa. “Đe đọa tấn công sẽ bất hợp pháp nếu chính cuộc tấn công ấy bất hợp pháp. Qui luật này khiến bất cứ dấu hiệu chuyên biệt nào cho thấy ý định sử dụng vũ khí hạch nhân khi các đòi hỏi của mình không được thỏa mãn đều trở thành bất hợp pháp. Nó cũng khiến các chính sách tổng quát về điều vốn được gọi là gián chỉ khi tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạch nhân nếu các quyền lợi sinh tử của mình bị đe doạ trở thành bất hợp pháp luôn.
Vì cả việc đe dọa sử dụng lẫn việc sử dụng vũ khí hạch nhân đều bất hợp pháp, nên tính hợp pháp của chính việc sở hữu chúng cũng đáng bị nghi vấn. Đức TGM nói rằng: “Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân cấm đại đa số các quốc gia không được thủ đắc các vũ khí hạch nhân. Muốn phù hợp với nguyên tắc đó một cách thành tâm, người ta không thể coi là hợp pháp khi tiếp diễn vô hạn việc sở hữu các vũ khí vốn không được phép sử dụng hay đe dọa sử dụng, hay đã bị cấm đối với đại đa số các quốc gia và bị đặt vào việc buộc phải loại trừ”.
Phương thức toàn bộ
Vị đại diện của Tòa Thánh nhận định thêm rằng càng ngày người ta càng thấy rõ: cần phải có một phương thức toàn bộ để giải quyết việc giải giới hạch nhân. Tòa Thánh tin rằng hiện đang có nhu cầu phải tổng hợp các biện pháp khác nhau vào một cam kết có tính gắn bó để loại trừ vũ khí hạch nhân qua từng giai đọan được ấn định rõ ràng nhằm việc giải giới từ từ. Điều cần là người ta phải cho biết cụ thể ý định muốn xây dựng một căn bản pháp lý hoàn cầu cho việc loại bỏ một cách có hệ thống tất cả các vũ khí hạch nhân. Không thể coi là đủ về phương diện luân lý việc người ta chỉ giảm bớt kho vũ khí dư thừa không cần thiết trong khi vẫn hiện đại hóa các kho vũ khí hạch nhân và đầu tư những món tiền không lồ vào việc sản xuất chúng và bảo trì chúng. Việc ấy chỉ vĩnh viễn hóa các vũ khí này vô thời hạn.
Đức TGM Chullikatt nhắc lại tuyên bố năm 1997 của Tòa Thánh: “Nếu vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, và nay mìn bẫy có thể bị loại trừ, thì không bao lâu nữa, cả vũ khí hạch nhân cũng có thể bị loại trừ. Điều này hiện đang là thách đố đối với cộng đồng quốc tế. Nó cũng là thách đối đối với Giáo Hội, và là thách đố đối với mọi người có thiện chí ngày nay, dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng”.
Zenit 6 tháng 7, 2011