Trong tông thư “Testem Benevolentiae” gửi Đức Hồng Y James Gibbons của Baltimore năm 1899, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tỏ ý lo lắng đối với một số khuynh hướng tự do trong Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ, điều được ngài gọi là “các sai lầm của chủ nghĩa Mỹ”. Ngày nay, người ta sợ một hình thức chủ nghĩa Mỹ bảo thủ đang xuất hiện trong cùng giáo hội này. Gần đây, khi dân biểu Paul Ryan nói tới giáo huấn xã hội Công Giáo, ngươì ta tưởng ông ủng hộ truyền thống của giáo huấn, ai ngờ ông sử dụng nó để tô mầu cho hành vi cân bằng ngân sách của ông, một ngân sách đem đe dọa lại cho những người yếu kém nhất của đất nước. Xem ra nhiều người Công Giáo Mỹ, trong đó có dân biểu Ryan, đang rất khâm phục chủ nghĩa khách quan do Ayn Rand rao bán trước đây, một chủ nghĩa mà nòng cốt chỉ là một thứ vị kỷ thuận lý (rational egoism) nhằm giải thoát cá nhân khỏi các nghĩa vụ đối với người khác.
Tệ hơn hết phải kể tới các thái độ mỗi ngày một thiếu tao nhã hơn nơi người Công Giáo đối với những người phải cậy nhờ vào trợ giúp của chính phủ để sống còn trong thời buổi khó khăn này. Sự thù ghét đang xuất hiện này đã quên mất rằng các dịch vụ xã hội có tính khiêm nhường của đất nước này chủ yếu nhằm trợ giúp trẻ em, người già yếu, tật nguyền và những ai bị thương tổn bởi cuộc suy thoái gần đây.
Hiển nhiên, các luồng tư tưởng mạnh mẽ nhất của chính giòng văn hóa cần phải gây ảnh hưởng tới các phụ lưu của chúng. Năm 1997, lúc còn là Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y Francis George từng nhận xét rằng: các công dân Mỹ “đều là những người theo Calvin về phương diện văn hóa (1), ngay cả những người tuyên xưng niềm tin Công Giáo”. Với thời gian, nhiều người Công Giáo đã nội tâm hóa một số quan điểm hợm hĩnh (conceits) lối Mỹ không tài nào chấp nhận được như tính tối thượng của cá nhân và thị trường tự do và tính thiếu hiệu năng cố hữu của chính phủ. Họ tiến tới chỗ hoài nghi cả các cơ cấu trung gian như nghiệp đoàn và các nhóm biện hộ, vốn là những cơ cấu thách thức Mỹ phải tự hiểu chính mình và vai trò của mình trên thế giới.
Một số người Công Giáo đã biến ý thức hệ thành thần tượng hay biến niềm tin mãnh liệt thành chủ nghĩa quốc gia. Họ nâng cao trách nhiệm cá nhân và hạ thấp các trách nhiệm cộng đoàn. Chủ nghĩa Mỹ của họ cho rằng bác ái cá nhân đủ để thay thế hẳn nhu cầu công bình xã hội. Chủ nghĩa này bóp méo ý nghĩa của phụ đới biến nó thành một hình thức không ai còn nhận diện được nữa. Không như vị tiền nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không trực tiếp nói tới hình thức mới của chủ nghĩa Mỹ này, nhưng ngài kêu gọi phải giáo dục người giáo dân tốt hơn về học thuyết xã hội của Giáo Hội và nhắc nhở họ phải có trách nhiệm đem các quan tâm về công bình xã hội của Giáo Hội vào những cuộc bàn luận công dân.
Ngược với chính giòng văn hóa Mỹ, Giáo Hội dạy rằng nên phán đoán một xã hội dựa trên việc nó giải quyết nhu cầu của người nghèo và các thành viên yếu kém của nó. Giáo Hội đòi phải ưu tiên chọn người nghèo chứ không phải Ngũ Giác Đài khi soạn thảo các văn kiện như ngân sách liên bang, đây là điều hay được các vị giám mục Mỹ nhấn mạnh. Giáo Hội không chấp nhận tiền đề đặc thù Mỹ, một tiền đề cho rằng cứ để mặc họ, người nghèo sẽ khá hơn, nếu không, phẩm giá họ sẽ bị hạ thấp bởi thái độ cha chú. Đây quả là một khẩu hiệu thùng rỗng kêu to nhằm trốn tránh trách nhiệm tập thể.
Khi dân biểu Ryan bắt đầu cuộc thư từ nổi đình đám với Đức TGM Timothy M. Dolan của New York, hai người nhẹ nhàng đấu khẩu với nhau về vai trò hiện nay của giáo huấn xã hội Công Giáo. Ông Ryan cho rằng quan niệm phụ đới của Công Giáo giống hệt truyền thống liên bang của Mỹ và ông sử dụng nó để đánh bóng kế hoạch ngân sách của mình cho có tính chân chính Công Giáo; Đức TGM Dolan nhẹ nhàng nhắc ông nhớ rằng truyền thống Công Giáo còn một thành tố quan trọng nữa là sự liên đới. Sự liên đới còn mãi bất kể các thăng trầm của thiếu hụt ngân sách liên bang hàng năm hay sự khẩn trương chính trị của món nợ quốc gia.
Đây là chỗ người Công Giáo có thể đóng góp vào cuộc đối thoại hiện nay. Các quan tâm của Dân Biểu Ryan về khoản nợ quốc gia đang làm người ta nghẹt thở cũng như về một chính phủ quá pha mình vào tuy là chính đáng, nhưng không thể để chúng tạo ra những hậu quả mà trên thực tế có nghĩa là bỏ rơi những người yếu kém qua việc cắt giảm trợ giúp thực phẩm, chăm sóc y tế và hỗ trợ người thất nghiệp.
Trong khi quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa các nhu cầu tức khắc của những người yếu kém nhất trong chúng ta và các đòi hỏi dài hạn của việc giảm nợ, người Công Giáo có thể đặt lên bàn viễn tượng độc đáo của họ. Có lẽ, thay vì chạy theo tân chủ nghĩa Mỹ, họ nên “Mỹ hóa” quan niệm Công Giáo về ích chung để xác định được việc phải làm cách nào một xã hội công chính với những tài nguyên giới hạn có thể thiết lập được các ưu tiên chi tiêu một cách đẹp nhất và tìm ra các nguồn thu nhập công bình. Chắc chắn lúc đó, các nhu cầu hợp pháp của những người yếu kém nhất sẽ không cần bị hy sinh để bảo vệ các đặc ân có tính cơ cấu của những người vốn vui hưởng nhiều phần thưởng kinh tế lớn lao trong những năm qua. Chắc chắn việc theo đuổi chiến tranh sẽ không còn được nhiều ưu tiên hơn các nhu cầu căn bản của một xã hội dân sự muốn sống còn.
Người Công Giáo tại Mỹ nên trân qúi phần đóng góp của đức tin họ vào nền văn hóa rộng lớn hơn, chứ đừng nên coi tính độc đáo của đức tin ấy như một trở ngại cho việc hội nhập sâu sắc và nhiều thành quả cho bản thân hơn. Không như bà Rand, người Công Giáo Mỹ không thể biến lòng vị kỷ thành một nhân đức. Đường họ đi không khởi từ một tin mừng thịnh vượng, mà từ Tin Mừng Mátthêu.
Theo xã luận của tập san America, số ngày 1 tháng 8 năm 2011.
(1) Chủ nghĩa văn hóa Calvin có ý ám chỉ chủ trương cho rằng Thiên Chúa ban sung túc vật chất cho những ai Người sủng ái, nên không có việc chia sẻ của cải, lại càng không có ý niệm của cải là dành cho mọi người (universal destination of good).
Tệ hơn hết phải kể tới các thái độ mỗi ngày một thiếu tao nhã hơn nơi người Công Giáo đối với những người phải cậy nhờ vào trợ giúp của chính phủ để sống còn trong thời buổi khó khăn này. Sự thù ghét đang xuất hiện này đã quên mất rằng các dịch vụ xã hội có tính khiêm nhường của đất nước này chủ yếu nhằm trợ giúp trẻ em, người già yếu, tật nguyền và những ai bị thương tổn bởi cuộc suy thoái gần đây.
Hiển nhiên, các luồng tư tưởng mạnh mẽ nhất của chính giòng văn hóa cần phải gây ảnh hưởng tới các phụ lưu của chúng. Năm 1997, lúc còn là Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y Francis George từng nhận xét rằng: các công dân Mỹ “đều là những người theo Calvin về phương diện văn hóa (1), ngay cả những người tuyên xưng niềm tin Công Giáo”. Với thời gian, nhiều người Công Giáo đã nội tâm hóa một số quan điểm hợm hĩnh (conceits) lối Mỹ không tài nào chấp nhận được như tính tối thượng của cá nhân và thị trường tự do và tính thiếu hiệu năng cố hữu của chính phủ. Họ tiến tới chỗ hoài nghi cả các cơ cấu trung gian như nghiệp đoàn và các nhóm biện hộ, vốn là những cơ cấu thách thức Mỹ phải tự hiểu chính mình và vai trò của mình trên thế giới.
Một số người Công Giáo đã biến ý thức hệ thành thần tượng hay biến niềm tin mãnh liệt thành chủ nghĩa quốc gia. Họ nâng cao trách nhiệm cá nhân và hạ thấp các trách nhiệm cộng đoàn. Chủ nghĩa Mỹ của họ cho rằng bác ái cá nhân đủ để thay thế hẳn nhu cầu công bình xã hội. Chủ nghĩa này bóp méo ý nghĩa của phụ đới biến nó thành một hình thức không ai còn nhận diện được nữa. Không như vị tiền nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không trực tiếp nói tới hình thức mới của chủ nghĩa Mỹ này, nhưng ngài kêu gọi phải giáo dục người giáo dân tốt hơn về học thuyết xã hội của Giáo Hội và nhắc nhở họ phải có trách nhiệm đem các quan tâm về công bình xã hội của Giáo Hội vào những cuộc bàn luận công dân.
Ngược với chính giòng văn hóa Mỹ, Giáo Hội dạy rằng nên phán đoán một xã hội dựa trên việc nó giải quyết nhu cầu của người nghèo và các thành viên yếu kém của nó. Giáo Hội đòi phải ưu tiên chọn người nghèo chứ không phải Ngũ Giác Đài khi soạn thảo các văn kiện như ngân sách liên bang, đây là điều hay được các vị giám mục Mỹ nhấn mạnh. Giáo Hội không chấp nhận tiền đề đặc thù Mỹ, một tiền đề cho rằng cứ để mặc họ, người nghèo sẽ khá hơn, nếu không, phẩm giá họ sẽ bị hạ thấp bởi thái độ cha chú. Đây quả là một khẩu hiệu thùng rỗng kêu to nhằm trốn tránh trách nhiệm tập thể.
Khi dân biểu Ryan bắt đầu cuộc thư từ nổi đình đám với Đức TGM Timothy M. Dolan của New York, hai người nhẹ nhàng đấu khẩu với nhau về vai trò hiện nay của giáo huấn xã hội Công Giáo. Ông Ryan cho rằng quan niệm phụ đới của Công Giáo giống hệt truyền thống liên bang của Mỹ và ông sử dụng nó để đánh bóng kế hoạch ngân sách của mình cho có tính chân chính Công Giáo; Đức TGM Dolan nhẹ nhàng nhắc ông nhớ rằng truyền thống Công Giáo còn một thành tố quan trọng nữa là sự liên đới. Sự liên đới còn mãi bất kể các thăng trầm của thiếu hụt ngân sách liên bang hàng năm hay sự khẩn trương chính trị của món nợ quốc gia.
Đây là chỗ người Công Giáo có thể đóng góp vào cuộc đối thoại hiện nay. Các quan tâm của Dân Biểu Ryan về khoản nợ quốc gia đang làm người ta nghẹt thở cũng như về một chính phủ quá pha mình vào tuy là chính đáng, nhưng không thể để chúng tạo ra những hậu quả mà trên thực tế có nghĩa là bỏ rơi những người yếu kém qua việc cắt giảm trợ giúp thực phẩm, chăm sóc y tế và hỗ trợ người thất nghiệp.
Trong khi quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa các nhu cầu tức khắc của những người yếu kém nhất trong chúng ta và các đòi hỏi dài hạn của việc giảm nợ, người Công Giáo có thể đặt lên bàn viễn tượng độc đáo của họ. Có lẽ, thay vì chạy theo tân chủ nghĩa Mỹ, họ nên “Mỹ hóa” quan niệm Công Giáo về ích chung để xác định được việc phải làm cách nào một xã hội công chính với những tài nguyên giới hạn có thể thiết lập được các ưu tiên chi tiêu một cách đẹp nhất và tìm ra các nguồn thu nhập công bình. Chắc chắn lúc đó, các nhu cầu hợp pháp của những người yếu kém nhất sẽ không cần bị hy sinh để bảo vệ các đặc ân có tính cơ cấu của những người vốn vui hưởng nhiều phần thưởng kinh tế lớn lao trong những năm qua. Chắc chắn việc theo đuổi chiến tranh sẽ không còn được nhiều ưu tiên hơn các nhu cầu căn bản của một xã hội dân sự muốn sống còn.
Người Công Giáo tại Mỹ nên trân qúi phần đóng góp của đức tin họ vào nền văn hóa rộng lớn hơn, chứ đừng nên coi tính độc đáo của đức tin ấy như một trở ngại cho việc hội nhập sâu sắc và nhiều thành quả cho bản thân hơn. Không như bà Rand, người Công Giáo Mỹ không thể biến lòng vị kỷ thành một nhân đức. Đường họ đi không khởi từ một tin mừng thịnh vượng, mà từ Tin Mừng Mátthêu.
Theo xã luận của tập san America, số ngày 1 tháng 8 năm 2011.
(1) Chủ nghĩa văn hóa Calvin có ý ám chỉ chủ trương cho rằng Thiên Chúa ban sung túc vật chất cho những ai Người sủng ái, nên không có việc chia sẻ của cải, lại càng không có ý niệm của cải là dành cho mọi người (universal destination of good).