Theo tin Zenit ngày 27 tháng 7, các giám mục Mỹ vừa nhắc nhở Quốc Hội rằng cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách có chiều kích luân lý cần phải xem sét.
Trong một lá thư ngày thứ Ba vừa qua gửi Hạ Viện, Đức Cha Stephen Blaire, giám mục Stockton, California, và Đức Cha Howard Hubbard, giám mục Albany, New York, đề xướng 3 điểm để các dân biểu xem sét khi tranh luận về ngân sách.
Hai vị giám mục nhìn nhận thách đố hiện nay của Quốc Hội trong việc: “chu toàn các đòi hỏi công lý và các nghĩa vụ luân lý cho thế hệ tương lai; kiểm soát mức nợ và thiếu hụt tương lai; và bảo vệ cuộc sống và phẩm giá những người nghèo khổ và yếu kém”.
Các vị nhận định rằng Giáo Hội có vai trò “đem cả các nguyên tắc luân lý lẫn kinh nghiệm hàng ngày vào cuộc tranh luận”. Trong chiều hướng này, các ngài đưa ra 3 tiêu chuẩn luân lý để hướng dẫn các quyết định khá khó khăn về ngân sách.
1. Phải lượng định mọi quyết định ngân sách xem chúng bảo vệ hay đe doạ sự sống và phẩm giá con người.
2. Thước đo chính về luân lý cho bất cứ đề nghị ngân sách nào là xét xem nó tác động ra sao tới “những người bé nhỏ nhất” (Mt 25). Các nhu cầu của những người đói khát và không nhà ở, không việc làm hay nghèo khổ phải đặt lên hàng đầu.
3. Chính phủ và các định chế khác có trách nhiệm chung phải cổ vũ ích chung cho mọi người, đặc biệt các công nhân tầm thường và các gia đình đang chật vật sống đúng nhân phẩm trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Chia sẻ hy sinh
Các vị giám mục bác bỏ một ngân sách dựa “vào những khoản cắt giảm theo lỷ lệ đối với các dịch vụ dành cho người nghèo”. Các ngài nhận định rằng: “Ngân sách đòi mọi người phải chia sẻ hy sinh, trong đó có việc nâng cao thu nhập thỏa đáng, loại bỏ những khoản chi không cần thiết về quân sự cũng như các mục khác, và giải quyết một cách công bình các chi phí dài hạn của bảo hiểm y tế và chương trình hưu trí”.
Hai vị giám mục lo ngại rằng các khoản cắt giảm sẽ tạo ra nhiều tai hại về nhân bản và xã hội có ảnh hưởng tới các gia đình và các lãnh vực căn bản như thực phẩm và nhà ở. Các ngài cũng nhấn mạnh nhu cầu liên đới với các quốc gia đang mở mang. “Sự trợ giúp này nhằm hỗ trợ hàng loạt các chương trình cứu sống, như thuốc men chống bệnh tật; trợ giúp các nông dân nghèo và trẻ mồ côi; viện trợ thực phẩm cho người nghèo; giúp đỡ các nạn nhân thiên tai; và giúp người tị nạn trốn thoát để sinh tồn”. Hiện nay, đề nghị của Hạ Viện bao gồm nhiều khoản cắt vĩ đại trong các phạm vi vừa kể.
Các Đức Cha Blaire và Hubbard quả quyết rằng “thước đo luân lý trong cuộc tranh luận ngân sách lần này không phải là đảng nào thắng hay quyền lợi nào trổi vượt, nhưng đúng hơn là việc đối xử ra sao với những người thất nghiệp, đói ăn, không nhà hay nghèo khổ… Tiếng nói của những người này thường hay vắng bóng trong những cuộc tranh luận như thế này, nhưng họ có quyền đòi hỏi thúc bách nhất về luân lý đối với lương tâm ta và các tài nguyên chung của ta”.
Trong một lá thư ngày thứ Ba vừa qua gửi Hạ Viện, Đức Cha Stephen Blaire, giám mục Stockton, California, và Đức Cha Howard Hubbard, giám mục Albany, New York, đề xướng 3 điểm để các dân biểu xem sét khi tranh luận về ngân sách.
Hai vị giám mục nhìn nhận thách đố hiện nay của Quốc Hội trong việc: “chu toàn các đòi hỏi công lý và các nghĩa vụ luân lý cho thế hệ tương lai; kiểm soát mức nợ và thiếu hụt tương lai; và bảo vệ cuộc sống và phẩm giá những người nghèo khổ và yếu kém”.
Các vị nhận định rằng Giáo Hội có vai trò “đem cả các nguyên tắc luân lý lẫn kinh nghiệm hàng ngày vào cuộc tranh luận”. Trong chiều hướng này, các ngài đưa ra 3 tiêu chuẩn luân lý để hướng dẫn các quyết định khá khó khăn về ngân sách.
1. Phải lượng định mọi quyết định ngân sách xem chúng bảo vệ hay đe doạ sự sống và phẩm giá con người.
2. Thước đo chính về luân lý cho bất cứ đề nghị ngân sách nào là xét xem nó tác động ra sao tới “những người bé nhỏ nhất” (Mt 25). Các nhu cầu của những người đói khát và không nhà ở, không việc làm hay nghèo khổ phải đặt lên hàng đầu.
3. Chính phủ và các định chế khác có trách nhiệm chung phải cổ vũ ích chung cho mọi người, đặc biệt các công nhân tầm thường và các gia đình đang chật vật sống đúng nhân phẩm trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Chia sẻ hy sinh
Các vị giám mục bác bỏ một ngân sách dựa “vào những khoản cắt giảm theo lỷ lệ đối với các dịch vụ dành cho người nghèo”. Các ngài nhận định rằng: “Ngân sách đòi mọi người phải chia sẻ hy sinh, trong đó có việc nâng cao thu nhập thỏa đáng, loại bỏ những khoản chi không cần thiết về quân sự cũng như các mục khác, và giải quyết một cách công bình các chi phí dài hạn của bảo hiểm y tế và chương trình hưu trí”.
Hai vị giám mục lo ngại rằng các khoản cắt giảm sẽ tạo ra nhiều tai hại về nhân bản và xã hội có ảnh hưởng tới các gia đình và các lãnh vực căn bản như thực phẩm và nhà ở. Các ngài cũng nhấn mạnh nhu cầu liên đới với các quốc gia đang mở mang. “Sự trợ giúp này nhằm hỗ trợ hàng loạt các chương trình cứu sống, như thuốc men chống bệnh tật; trợ giúp các nông dân nghèo và trẻ mồ côi; viện trợ thực phẩm cho người nghèo; giúp đỡ các nạn nhân thiên tai; và giúp người tị nạn trốn thoát để sinh tồn”. Hiện nay, đề nghị của Hạ Viện bao gồm nhiều khoản cắt vĩ đại trong các phạm vi vừa kể.
Các Đức Cha Blaire và Hubbard quả quyết rằng “thước đo luân lý trong cuộc tranh luận ngân sách lần này không phải là đảng nào thắng hay quyền lợi nào trổi vượt, nhưng đúng hơn là việc đối xử ra sao với những người thất nghiệp, đói ăn, không nhà hay nghèo khổ… Tiếng nói của những người này thường hay vắng bóng trong những cuộc tranh luận như thế này, nhưng họ có quyền đòi hỏi thúc bách nhất về luân lý đối với lương tâm ta và các tài nguyên chung của ta”.