LONDON - Ủy ban ngoại vụ quốc hội Anh mở phiên điều trần xem chính phủ có đánh lạc hướng quốc hội về khả năng vũ khí có sức hủy diệt của Iraq hay không.
Ông Robin Cook cho biết ông vô cùng hoài nghi về hồ sơ tình báo mà chính phủ của thủ tướng Tony Blair công bố hồi tháng 9 năm ngoái.
Hồ sơ đó nói rằng Saddam Hussein có khả năng, chỉ trong vòng 45 phút là có thể tấn công bằng vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.
Ông Cook nói ông đã nói rõ với thủ tướng rằng ông vô cùng thất vọng với nội dung của hồ sơ.
"Trong đó chứa đầy những chỉ dẫn cách chế tạo vũ khí nguyên tử, hay là tác dụng của chất độc sarin. Nhưng không có bằng chứng gì cho thấy là Saddam Hussein có khả năng làm vũ khí nguyên tử, hay là chế tạo sarin."
Ông Cook nói nếu xem hết tập hồ cũng không có thông tin gì nhiều để xác định Saddam Hussein là một mối đe dọa nguy hiểm trước mắt.
Ông Robin Cook nói ông không nghi ngờ gì về lòng thành của thủ tướng và những người liên hệ khác trong chuyện này, nếu có vấn đề chăng là họ quá nhiệt thành.
Ông Cook nói đáng lý tin tình báo được dùng để làm cơ sở cho việc quyết định chính sách, thì trong trường hợp này nó lại được dùng để biện minh cho những gì chính phủ đã chọn rồi.
"Tại sao lại có sự khác biệt giữa những gì chính phủ báo cáo trước và sau cuộc chiến, và điều đó sẽ không có gì thay đổi trong một tương lai có thể nhìn thấy được."
"Chúng ta không tìm thấy nhà máy hóa chất nào, không tìm thấy các cơ sở của chương trình vũ khí nguyên tử, không tìm thấy vũ khí có thể khai hỏa trong vòng 45’."
Ra điều trần trước Ủy ban ngoại vụ của quốc hội Anh còn có bà Clare Short cựu bộ trưởng Phát triển Quốc tế, người tin rằng công chúng Anh đã bị lừa.
Bà Short nói bà nghĩ rằng chính phủ đã thổi phồng sự việc. Bà Short nói bà không tin rằng Saddam Hussein là một mối đe dọa không tránh khỏi, đó là một vấn đề cần giải quyết, nhưng không khẩn cấp.
Vậy thì tại sao không để cho các thanh tra vũ khí của tiến sĩ Hans Blix hoàn tất công việc của họ? Bà Short hỏi.
"Ông Blix đã bắt Iraq phá hủy được 64, có người nói 70 tên lửa đạn đạo. Đó là một sự giải giáp đáng kể, vậy mà công việc của ông ấy bị gián đoạn, công việc có kết quả nhưng người không cho ông ấy đủ thời gian."
"Tại sao như vậy? Người ta nói phải dọa đánh để tránh chiến tranh, tôi chấp nhận điều đó, thế là chúng ta có nghị quyết 1441 và phải điều binh sang đó. Nhưng rồi người ta nói không thể bắt lính ở mãi trong sa mạc, phải đánh mà thôi."
Bà Clare Short nói đáng lý chính phủ nên cố gắng nhiều hơn nữa để giải giáp Iraq thông qua Liên hiệp quốc.
Vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt là nguyên nhân tổng thống Bush và thủ tướng Blair đưa ra để thuyết phục rằng cần phải dùng vũ lực để hạ bệ Saddam Hussein.
Quốc hội Hoa Kỳ được biết cũng sẽ có những cuộc điều trần để xem chính phủ của tổng thống Bush có đã lạm dụng tin tình báo hay không.
Hôm qua, thượng nghị sĩ Carl Levin thuộc đảng Dân Chủ nói ông có bằng chứng cho thấy CIA cố tình không chịu chuyển giao những thông tin quan trọng cho các thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc.
"Tại sao CIA nói họ đã cung cấp thông tin cho các thanh tra nhưng trên thực tế thì không? Có phải CIA làm vậy để chính phủ đừng bị mất mặt?
Ông Robin Cook cho biết ông vô cùng hoài nghi về hồ sơ tình báo mà chính phủ của thủ tướng Tony Blair công bố hồi tháng 9 năm ngoái.
Hồ sơ đó nói rằng Saddam Hussein có khả năng, chỉ trong vòng 45 phút là có thể tấn công bằng vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.
Ông Cook nói ông đã nói rõ với thủ tướng rằng ông vô cùng thất vọng với nội dung của hồ sơ.
"Trong đó chứa đầy những chỉ dẫn cách chế tạo vũ khí nguyên tử, hay là tác dụng của chất độc sarin. Nhưng không có bằng chứng gì cho thấy là Saddam Hussein có khả năng làm vũ khí nguyên tử, hay là chế tạo sarin."
Ông Cook nói nếu xem hết tập hồ cũng không có thông tin gì nhiều để xác định Saddam Hussein là một mối đe dọa nguy hiểm trước mắt.
Ông Robin Cook nói ông không nghi ngờ gì về lòng thành của thủ tướng và những người liên hệ khác trong chuyện này, nếu có vấn đề chăng là họ quá nhiệt thành.
Ông Cook nói đáng lý tin tình báo được dùng để làm cơ sở cho việc quyết định chính sách, thì trong trường hợp này nó lại được dùng để biện minh cho những gì chính phủ đã chọn rồi.
"Tại sao lại có sự khác biệt giữa những gì chính phủ báo cáo trước và sau cuộc chiến, và điều đó sẽ không có gì thay đổi trong một tương lai có thể nhìn thấy được."
"Chúng ta không tìm thấy nhà máy hóa chất nào, không tìm thấy các cơ sở của chương trình vũ khí nguyên tử, không tìm thấy vũ khí có thể khai hỏa trong vòng 45’."
Ra điều trần trước Ủy ban ngoại vụ của quốc hội Anh còn có bà Clare Short cựu bộ trưởng Phát triển Quốc tế, người tin rằng công chúng Anh đã bị lừa.
Bà Short nói bà nghĩ rằng chính phủ đã thổi phồng sự việc. Bà Short nói bà không tin rằng Saddam Hussein là một mối đe dọa không tránh khỏi, đó là một vấn đề cần giải quyết, nhưng không khẩn cấp.
Vậy thì tại sao không để cho các thanh tra vũ khí của tiến sĩ Hans Blix hoàn tất công việc của họ? Bà Short hỏi.
"Ông Blix đã bắt Iraq phá hủy được 64, có người nói 70 tên lửa đạn đạo. Đó là một sự giải giáp đáng kể, vậy mà công việc của ông ấy bị gián đoạn, công việc có kết quả nhưng người không cho ông ấy đủ thời gian."
"Tại sao như vậy? Người ta nói phải dọa đánh để tránh chiến tranh, tôi chấp nhận điều đó, thế là chúng ta có nghị quyết 1441 và phải điều binh sang đó. Nhưng rồi người ta nói không thể bắt lính ở mãi trong sa mạc, phải đánh mà thôi."
Bà Clare Short nói đáng lý chính phủ nên cố gắng nhiều hơn nữa để giải giáp Iraq thông qua Liên hiệp quốc.
Vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt là nguyên nhân tổng thống Bush và thủ tướng Blair đưa ra để thuyết phục rằng cần phải dùng vũ lực để hạ bệ Saddam Hussein.
Quốc hội Hoa Kỳ được biết cũng sẽ có những cuộc điều trần để xem chính phủ của tổng thống Bush có đã lạm dụng tin tình báo hay không.
Hôm qua, thượng nghị sĩ Carl Levin thuộc đảng Dân Chủ nói ông có bằng chứng cho thấy CIA cố tình không chịu chuyển giao những thông tin quan trọng cho các thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc.
"Tại sao CIA nói họ đã cung cấp thông tin cho các thanh tra nhưng trên thực tế thì không? Có phải CIA làm vậy để chính phủ đừng bị mất mặt?