Tin Zenit ngày 30 tháng 8 cho hay: nhân một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo, đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo và Liên Minh Luthêrô Thế Giới đang chuẩn bị một Tuyên Bố Chung về Phong Trào Cải Cách, nhân kỷ niệm 500 năm ngày Martin Luther công bố 95 luận đề của ông.
Đức HY Koch không đi vào chi tiết của bản Tuyên Bố này. Đây là tuyên bố quan trọng thứ hai giữa hai cộng đồng. Tuyên bố đầu hoàn thành năm 1998 và được hai cộng đồng tuyên bố một năm sau đó gọi là Tuyên Bố Chung về Ơn Công Chính Hóa.
Tuyên bố chung về Công Chính Hóa
Khi bản tuyên bố trên vừa hoàn thành, Tờ New York Times, số ngày 26 tháng 6 năm 1998, gọi vấn đề công chính hoá là một vấn đề lịch sử vì nó từng phân rẽ thế giới Kitô Giáo Tây Phương gần 500 năm qua.Theo New York Times, với tuyên bố lịch sử này, người Công Giáo Rôma và người Luthêrô khẳng định việc có chung cái hiểu căn bản về ơn tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa đối với con người. Nói cách khác, hai bên tìm ra được cơ sở chung cho vấn đề công chính hóa, tức hành động nhờ đó con người trở nên xứng đáng được ơn cứu rỗi.
Martin Luther, nhà lãnh đạo của phong trào Cải Cách, cho rằng ơn công chính hóa này chỉ nhờ đức tin vào Thiên Chúa mà có, trong khi Giáo Hội Công Giáo tin rằng việc làm tốt của người ta cũng đóng một vai trò trong đó. Từ nay, hai bên đồng ý rằng sự tha thứ và cứu rỗi chỉ nhờ ơn thánh Chúa mà có và việc làm tốt từ đó mà phát sinh.
Thực ra, đấy mới chỉ là một tóm tắt đơn giản. Rất nhiều sắc thái và vấn đề thuộc khía cạnh chủ chốt của đức tin này vẫn còn được để ngỏ. Thực thế, trước khi cho công bố bản tuyên bố trên, hai cộng đồng liên tiếp đưa ra nhiều giải thích để làm sáng tỏ quan điểm của mình. Điều rõ ràng là hai cộng đồng đã lần đầu tiên ngồi xuống và xác định rõ quan điểm của mình về một vấn đề hết sức chủ yếu này, một việc xác định không hẳn dễ dàng mà là thành quả của nhiều năm nghiên cứu thánh kinh, đối thoại liên phái và khước từ những thiên kiến lâu đời.
Vai trò của Đức Hồng Y Ratzinger trong công bố chung về Công Chính Hóa
New York Times, nhân cơ hội này, cũng đưa ra một nhận định khá chính xác: đối với khách bàng quan, vấn đề công chính hóa không quan yếu bao nhiêu, nhưng đối với người Luthêrô và các tín hữu Thệ Phản khác, đây là vấn đề hết sức nóng bỏng và được họ coi là chủ chốt đối với căn tính tôn giáo của họ. Và người nhìn ra khía cạnh ấy chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Theo John L. Allen Jr của tờ National Catholic Register (số ngày 10 tháng 9 năm 1999), cứu thoả thuận trên, một thỏa thuận nhiều người coi là khó có thể thành công, chính là công của vị bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Allen nhận định rằng: bất chấp hình ảnh kỳ đà cản mũi đối với đại kết nơi công chúng, người được cả hai bên coi là có công khai thông bế tắc chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Giám mục George Anderson, đứng đầu Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Mỹ, quả quyết với tờ National Catholic Register: “Chính Ratzinger đã cởi các nút thắt. Không có ngài, chúng tôi đã không có thoả thuận”. Câu tuyên bố này càng có ý nghĩa, khi vào tháng 6 năm 1998, báo chí vẫn coi ngài là nguồn gây ra các khó khăn cho cuộc thương thảo. Sự can thiệp của Đức HY Ratzinger đã đưa tới câu tuyên bố chung được coi như tâm điểm của thỏa thuận: “Chỉ nhờ ơn thánh, nhờ đức tin vào công trình cứu rỗi của Chúa Kitô mà thôi chứ không phải vì công trạng bất cứ nào đó của ta, chúng ta đã được Thiên Chúa chấp nhận và lãnh nhận được Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới tâm hồn ta, đồng thời trang bị cho ta và kêu gọi ta tới các việc làm tốt”.
Nhân cơ hội này, Allen nhắc lại thái độ tiêu cực trước đây của người Luthêrô Đức đối với Đức HY Ratzinger nhất là vào năm 1996, khi tờ Focus của nước này cho hay: ngài đã phủ quyết một đề nghị của Đức Gioan Phaolô II nhằm bãi bỏ vạ tuyệt thông cho Martin Luther. Rất may, Tòa Thánh đã đính chính nguồn tin thất thiệt này. Thực ra, những ai nghiên cứu về ngài một cách tường tận đều phải nhận rằng ít có nhân vật nào gây ảnh hưởng lớn trên ngài bằng Luther. Trong một bài nhận định viết năm 1966 về Hiến Chế “Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Nay” của Công Đồng Vatican II, ngài từng cho rằng văn kiện này quá nghiêng về Teilhard de Chardin, và không nghiêng đủ về Luther, dù lúc ấy, chưa có cuộc đối thoại với giáo hội Luthêrô và rất nhiều người Công Giáo vẫn coi ông như “một tên lạc giáo”.
Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ngài đã viết cho nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine để tố cáo những luận điệu tiêu cực đối với ngài là dối trá, vì bản thân ngài vốn tìm cách xích gần lại người Luthêrô từ hồi còn là chủng sinh. Thành thử, theo ngài, phá hoại cuộc đối thoại lần này là “bác bỏ chính tôi”. Và sự thực là ngày 3 tháng 11 năm 1998, một nhóm làm việc chuyên biệt đã hội họp tại nhà người anh của ngài là Đức Ông Georg ở Regensburg, Bavaria, để cứu vãn thỏa thuận. Nhóm này bao gồm giám mục Luthêrô Johannes Hanselmann, ngài, thần học gia Công Giáo Heinz Schuette và thần học gia Luthêrô Joachim Track. Vị sau cùng này xác nhận “Ngài (Ratzinger) rất tích cực”, đã đưa ra 3 nhượng bộ để cứu thoả thuận.
Thứ nhất, ngài nhận rằng mục tiêu của diễn trình đại kết là hợp nhất trong đa dạng, chứ không phải tái tích nhập về phương diện cơ cấu. Track cho rằng đây là một nhượng bộ làm nhiều người Luthêrô tại Đức an tâm; họ vốn sợ mục tiêu là trở về với Rôma. Thứ hai, ngài thừa nhận thẩm quyền của Liên Minh Luthêrô Thế Giới trong tư cách đạt thỏa thuận với Vatican. Thứ ba, ngài thừa nhận rằng dù Kitô hữu buộc phải thực hành các việc làm tốt, nhưng công chính hóa và phán định cuối cùng vẫn là hành động ơn phúc nhưng không của Thiên Chúa. Track cho rằng ngài có công lớn: “Chúng tôi ai cũng hoài nghi, nhưng ai cũng cảm nhận rằng ngài thực sự muốn mang thỏa thuận này tới một kết cục tốt”.
Cuộc tông du Đức sắp tới và Phong Trào Cải Cách
Đài phát thanh Vatican ngày thứ hai vừa qua cho hay: trong ngữ cảnh trên, Đức Bênêđíctô XVI muốn cuộc tông du Đức trong các ngày 22-25 tháng 9 này nặng tính đại kết. Ngoài việc đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết với giáo hội Luthêrô thế giới qua việc chuẩn bị tuyên bố chung nhằm “phân tích phong trào Cải Cách dưới ánh sáng lịch sử 2000 năm Kitô Giáo”, theo Đức Hồng Y Koch, việc cùng kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách sẽ là một dịp để hai bên nói lời xin lỗi đối với nhau.
Trong dịp tông du Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ viếng Erfurt là nơi Luther từng sinh sống và làm việc. Ngoài ra, ngài còn thăm Bá Linh, Etzelsbach và Freiburg im Breisgau. Chủ đề của cuộc tông du lần này là “Ở đâu có Thiên Chúa, ở đấy có tương lai”. Nữ thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel, con gái một mục sư Thệ Phản, nhận định rằng cuộc tông du này khuyến khích “sự tương đồng và tình liên đới giữa các Kitô hữu và xã hội hiện đại”
Để chuẩn bị cho chuyến đi, ngày 13 tháng 8 vừa qua, Đức Bênêđíctô XVI đã có cuộc họp kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với đại diện chính thức của Hội Đồng Giám Mục Đức gồm Đức HY Reinhard Marx, TGM Munich và Freising, Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức, Đức Cha Franz-Josef Hermann Bode, GM Osnabruck, và Đức Cha Franz-Josef Overbeck, GM Essen. Theo Đài Vatican, cuộc họp này diễn ra “trong tinh thần huynh đệ sâu sắc” và Đức GH đã dùng bữa với các vị giám mục Đức. Trong một thông cáo chung, các giám mục Đức cho hay: các ngài thông báo với Đức GH về diễn trình đối thoại quốc gia do Giáo Hội Đức chủ xướng. Chương trình này bao gồm 300 nhà lãnh đạo giáo dân và tu sĩ Công Giáo nhằm suy nghĩ về đức tin và tương lai Giáo Hội. Sáng kiến này được đưa ra hồi mùa xuân năm 2010 và cuộc họp đầu tiên vừa diễn ra hồi tháng rồi.
Các vị cho hay Đức Thánh Cha rất lưu ý tới chương trình này và cho nó là một thúc đẩy quan trọng đối với tương lai Giáo Hội. Ngài cho rằng cuộc đối thoại này là con đường canh tân thiêng liêng, nên được tiếp tục. Ngài cũng nhấn mạnh tới việc phải nối kết nó với việc kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II.
Cũng trong tinh thần đại kết, nhân chuyến viếng năm Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ gặp cộng đồng Do Thái vào ngày 22 tháng 9 tại thủ đô Đức. Hôm sau, ngài sẽ gặp đại biểu của cộng đồng Hồi Giáo trước khi tới Erfurt, vùng Thuringia, nơi Luther từng sinh sống. Sau khi thăm nhà thờ chính tòa St Mary, ngài sẽ gặp đại biểu Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức và tham dự buổi cử hành đại kết tại nhà thờ thuộc tu viện Dòng Thánh Augustinô ở Erfurt. Ngày 24 tháng 9, ngài sẽ tới Freiburg, ở đây, ngài sẽ gặp các đại biểu của Giáo Hội Chính Thống, các chủng sinh và Hội Đồng của Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức. Về đêm, ngài sẽ tham dự buổi canh thức với giới trẻ, như để làm mới lại buổi canh thức với giói trẻ thế giới tại Madrid hồi tháng 8 vừa qua.
Đức HY Koch không đi vào chi tiết của bản Tuyên Bố này. Đây là tuyên bố quan trọng thứ hai giữa hai cộng đồng. Tuyên bố đầu hoàn thành năm 1998 và được hai cộng đồng tuyên bố một năm sau đó gọi là Tuyên Bố Chung về Ơn Công Chính Hóa.
Tuyên bố chung về Công Chính Hóa
Khi bản tuyên bố trên vừa hoàn thành, Tờ New York Times, số ngày 26 tháng 6 năm 1998, gọi vấn đề công chính hoá là một vấn đề lịch sử vì nó từng phân rẽ thế giới Kitô Giáo Tây Phương gần 500 năm qua.Theo New York Times, với tuyên bố lịch sử này, người Công Giáo Rôma và người Luthêrô khẳng định việc có chung cái hiểu căn bản về ơn tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa đối với con người. Nói cách khác, hai bên tìm ra được cơ sở chung cho vấn đề công chính hóa, tức hành động nhờ đó con người trở nên xứng đáng được ơn cứu rỗi.
Martin Luther, nhà lãnh đạo của phong trào Cải Cách, cho rằng ơn công chính hóa này chỉ nhờ đức tin vào Thiên Chúa mà có, trong khi Giáo Hội Công Giáo tin rằng việc làm tốt của người ta cũng đóng một vai trò trong đó. Từ nay, hai bên đồng ý rằng sự tha thứ và cứu rỗi chỉ nhờ ơn thánh Chúa mà có và việc làm tốt từ đó mà phát sinh.
Thực ra, đấy mới chỉ là một tóm tắt đơn giản. Rất nhiều sắc thái và vấn đề thuộc khía cạnh chủ chốt của đức tin này vẫn còn được để ngỏ. Thực thế, trước khi cho công bố bản tuyên bố trên, hai cộng đồng liên tiếp đưa ra nhiều giải thích để làm sáng tỏ quan điểm của mình. Điều rõ ràng là hai cộng đồng đã lần đầu tiên ngồi xuống và xác định rõ quan điểm của mình về một vấn đề hết sức chủ yếu này, một việc xác định không hẳn dễ dàng mà là thành quả của nhiều năm nghiên cứu thánh kinh, đối thoại liên phái và khước từ những thiên kiến lâu đời.
Vai trò của Đức Hồng Y Ratzinger trong công bố chung về Công Chính Hóa
New York Times, nhân cơ hội này, cũng đưa ra một nhận định khá chính xác: đối với khách bàng quan, vấn đề công chính hóa không quan yếu bao nhiêu, nhưng đối với người Luthêrô và các tín hữu Thệ Phản khác, đây là vấn đề hết sức nóng bỏng và được họ coi là chủ chốt đối với căn tính tôn giáo của họ. Và người nhìn ra khía cạnh ấy chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Theo John L. Allen Jr của tờ National Catholic Register (số ngày 10 tháng 9 năm 1999), cứu thoả thuận trên, một thỏa thuận nhiều người coi là khó có thể thành công, chính là công của vị bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Allen nhận định rằng: bất chấp hình ảnh kỳ đà cản mũi đối với đại kết nơi công chúng, người được cả hai bên coi là có công khai thông bế tắc chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Giám mục George Anderson, đứng đầu Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Mỹ, quả quyết với tờ National Catholic Register: “Chính Ratzinger đã cởi các nút thắt. Không có ngài, chúng tôi đã không có thoả thuận”. Câu tuyên bố này càng có ý nghĩa, khi vào tháng 6 năm 1998, báo chí vẫn coi ngài là nguồn gây ra các khó khăn cho cuộc thương thảo. Sự can thiệp của Đức HY Ratzinger đã đưa tới câu tuyên bố chung được coi như tâm điểm của thỏa thuận: “Chỉ nhờ ơn thánh, nhờ đức tin vào công trình cứu rỗi của Chúa Kitô mà thôi chứ không phải vì công trạng bất cứ nào đó của ta, chúng ta đã được Thiên Chúa chấp nhận và lãnh nhận được Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới tâm hồn ta, đồng thời trang bị cho ta và kêu gọi ta tới các việc làm tốt”.
Nhân cơ hội này, Allen nhắc lại thái độ tiêu cực trước đây của người Luthêrô Đức đối với Đức HY Ratzinger nhất là vào năm 1996, khi tờ Focus của nước này cho hay: ngài đã phủ quyết một đề nghị của Đức Gioan Phaolô II nhằm bãi bỏ vạ tuyệt thông cho Martin Luther. Rất may, Tòa Thánh đã đính chính nguồn tin thất thiệt này. Thực ra, những ai nghiên cứu về ngài một cách tường tận đều phải nhận rằng ít có nhân vật nào gây ảnh hưởng lớn trên ngài bằng Luther. Trong một bài nhận định viết năm 1966 về Hiến Chế “Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Nay” của Công Đồng Vatican II, ngài từng cho rằng văn kiện này quá nghiêng về Teilhard de Chardin, và không nghiêng đủ về Luther, dù lúc ấy, chưa có cuộc đối thoại với giáo hội Luthêrô và rất nhiều người Công Giáo vẫn coi ông như “một tên lạc giáo”.
Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ngài đã viết cho nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine để tố cáo những luận điệu tiêu cực đối với ngài là dối trá, vì bản thân ngài vốn tìm cách xích gần lại người Luthêrô từ hồi còn là chủng sinh. Thành thử, theo ngài, phá hoại cuộc đối thoại lần này là “bác bỏ chính tôi”. Và sự thực là ngày 3 tháng 11 năm 1998, một nhóm làm việc chuyên biệt đã hội họp tại nhà người anh của ngài là Đức Ông Georg ở Regensburg, Bavaria, để cứu vãn thỏa thuận. Nhóm này bao gồm giám mục Luthêrô Johannes Hanselmann, ngài, thần học gia Công Giáo Heinz Schuette và thần học gia Luthêrô Joachim Track. Vị sau cùng này xác nhận “Ngài (Ratzinger) rất tích cực”, đã đưa ra 3 nhượng bộ để cứu thoả thuận.
Thứ nhất, ngài nhận rằng mục tiêu của diễn trình đại kết là hợp nhất trong đa dạng, chứ không phải tái tích nhập về phương diện cơ cấu. Track cho rằng đây là một nhượng bộ làm nhiều người Luthêrô tại Đức an tâm; họ vốn sợ mục tiêu là trở về với Rôma. Thứ hai, ngài thừa nhận thẩm quyền của Liên Minh Luthêrô Thế Giới trong tư cách đạt thỏa thuận với Vatican. Thứ ba, ngài thừa nhận rằng dù Kitô hữu buộc phải thực hành các việc làm tốt, nhưng công chính hóa và phán định cuối cùng vẫn là hành động ơn phúc nhưng không của Thiên Chúa. Track cho rằng ngài có công lớn: “Chúng tôi ai cũng hoài nghi, nhưng ai cũng cảm nhận rằng ngài thực sự muốn mang thỏa thuận này tới một kết cục tốt”.
Cuộc tông du Đức sắp tới và Phong Trào Cải Cách
Đài phát thanh Vatican ngày thứ hai vừa qua cho hay: trong ngữ cảnh trên, Đức Bênêđíctô XVI muốn cuộc tông du Đức trong các ngày 22-25 tháng 9 này nặng tính đại kết. Ngoài việc đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết với giáo hội Luthêrô thế giới qua việc chuẩn bị tuyên bố chung nhằm “phân tích phong trào Cải Cách dưới ánh sáng lịch sử 2000 năm Kitô Giáo”, theo Đức Hồng Y Koch, việc cùng kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách sẽ là một dịp để hai bên nói lời xin lỗi đối với nhau.
Trong dịp tông du Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ viếng Erfurt là nơi Luther từng sinh sống và làm việc. Ngoài ra, ngài còn thăm Bá Linh, Etzelsbach và Freiburg im Breisgau. Chủ đề của cuộc tông du lần này là “Ở đâu có Thiên Chúa, ở đấy có tương lai”. Nữ thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel, con gái một mục sư Thệ Phản, nhận định rằng cuộc tông du này khuyến khích “sự tương đồng và tình liên đới giữa các Kitô hữu và xã hội hiện đại”
Để chuẩn bị cho chuyến đi, ngày 13 tháng 8 vừa qua, Đức Bênêđíctô XVI đã có cuộc họp kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với đại diện chính thức của Hội Đồng Giám Mục Đức gồm Đức HY Reinhard Marx, TGM Munich và Freising, Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức, Đức Cha Franz-Josef Hermann Bode, GM Osnabruck, và Đức Cha Franz-Josef Overbeck, GM Essen. Theo Đài Vatican, cuộc họp này diễn ra “trong tinh thần huynh đệ sâu sắc” và Đức GH đã dùng bữa với các vị giám mục Đức. Trong một thông cáo chung, các giám mục Đức cho hay: các ngài thông báo với Đức GH về diễn trình đối thoại quốc gia do Giáo Hội Đức chủ xướng. Chương trình này bao gồm 300 nhà lãnh đạo giáo dân và tu sĩ Công Giáo nhằm suy nghĩ về đức tin và tương lai Giáo Hội. Sáng kiến này được đưa ra hồi mùa xuân năm 2010 và cuộc họp đầu tiên vừa diễn ra hồi tháng rồi.
Các vị cho hay Đức Thánh Cha rất lưu ý tới chương trình này và cho nó là một thúc đẩy quan trọng đối với tương lai Giáo Hội. Ngài cho rằng cuộc đối thoại này là con đường canh tân thiêng liêng, nên được tiếp tục. Ngài cũng nhấn mạnh tới việc phải nối kết nó với việc kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II.
Cũng trong tinh thần đại kết, nhân chuyến viếng năm Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ gặp cộng đồng Do Thái vào ngày 22 tháng 9 tại thủ đô Đức. Hôm sau, ngài sẽ gặp đại biểu của cộng đồng Hồi Giáo trước khi tới Erfurt, vùng Thuringia, nơi Luther từng sinh sống. Sau khi thăm nhà thờ chính tòa St Mary, ngài sẽ gặp đại biểu Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức và tham dự buổi cử hành đại kết tại nhà thờ thuộc tu viện Dòng Thánh Augustinô ở Erfurt. Ngày 24 tháng 9, ngài sẽ tới Freiburg, ở đây, ngài sẽ gặp các đại biểu của Giáo Hội Chính Thống, các chủng sinh và Hội Đồng của Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức. Về đêm, ngài sẽ tham dự buổi canh thức với giới trẻ, như để làm mới lại buổi canh thức với giói trẻ thế giới tại Madrid hồi tháng 8 vừa qua.