BẮC NINH: Hãy tiếp bước các bậc tiền nhân là lời mời gọi của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Giám mục giáo phận Bắc ninh với 61 tham dự viên trong Thánh lễ bế mạc khoá tập huấn ban hành giáo và các hội đoàn của Giáo hạt Bắc Ninh sáng ngày 23-9-2011tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Bắc Ninh.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với các tham dự viên trong Thánh lễ, Đức cha nhắc đến tấm gương hi sinh lẫm liệt của cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự,…. thời Minh Mạng, rồi một trăm vị đầu mục là tiền thân các vị ban hành giáo dưới triều vua Tự Đức.
Ngài nói thêm, mặc dù cha ông tổ tiên và các vị tử đạo chúng ta đã chẳng để lại được nhiều của cải vật chất, nhưng các ngài đã để lại cho con cháu chúng ta được thừa hưởng một di sản thiêng liêng vô cùng quý giá. Mỗi người con Giáo phận Bắc Ninh mãi mãi tự hào, vì Tin Mừng Đức Giêsu Kitô đã được tổ tiên, cha ông ta đón nhận trong hân hoan và quảng đại. Di sản đøc tin vô giá được lưu truyền, giữ gìn và phát huy bằng mồ hôi nước mắt lẫn máu đào cho ngày nay và cho ®Õn mai sau.
Tưởng cũng nên biết, trong số 117 Thánh tử đạo của Việt nam có 12 vị liên quan mật thiết với Giáo phận Bắc Ninh: 7 vị chịu tử đạo tại Bắc Ninh (Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, Phêrô Nguyễn Văn Tư, Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Đaminh Bùi Văn Úy, Âutinh Nguyễn Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ và Stêphanô Nguyễn Văn Vinh), 3 vị đã phục vụ Giáo phận Bắc Ninh nhưng chịu tử đạo nơi khác (Thánh Vinhsơn Đỗ Yến, Giuse Đặng Đình Viên và Phêrô Amato Bình), 2 Thánh quê Bắc Ninh nhưng phục vụ và chịu tử đạo nơi khác (Anrê Dũng Lạc và Đaminh Cẩm). Và 100 vị đầu mục (các vị ban hành giáo) cùng chịu tử đạo ngày 4/4/1862 tại cổng tả thành Bắc Ninh.
Cuối cùng, Đức cha mời gọi các tham dự viên “hãy tiếp bước các vị tiền nhân”, bởi vì đức tin các vị tử đạo như mạch máu đưa sự sống của Đức Kitô Phục sinh đến với giáo Phận Bắc Ninh. Sự sống ấy đã được các chứng nhân trong các thế hệ sau đón nhận và minh chứng. Giờ đây đến lượt chúng ta hãy tiếp bước cha ông tổ tiên và viết tiếp những trang sử hào hùng của Giáo phận.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với các tham dự viên trong Thánh lễ, Đức cha nhắc đến tấm gương hi sinh lẫm liệt của cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự,…. thời Minh Mạng, rồi một trăm vị đầu mục là tiền thân các vị ban hành giáo dưới triều vua Tự Đức.
Ngài nói thêm, mặc dù cha ông tổ tiên và các vị tử đạo chúng ta đã chẳng để lại được nhiều của cải vật chất, nhưng các ngài đã để lại cho con cháu chúng ta được thừa hưởng một di sản thiêng liêng vô cùng quý giá. Mỗi người con Giáo phận Bắc Ninh mãi mãi tự hào, vì Tin Mừng Đức Giêsu Kitô đã được tổ tiên, cha ông ta đón nhận trong hân hoan và quảng đại. Di sản đøc tin vô giá được lưu truyền, giữ gìn và phát huy bằng mồ hôi nước mắt lẫn máu đào cho ngày nay và cho ®Õn mai sau.
Tưởng cũng nên biết, trong số 117 Thánh tử đạo của Việt nam có 12 vị liên quan mật thiết với Giáo phận Bắc Ninh: 7 vị chịu tử đạo tại Bắc Ninh (Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, Phêrô Nguyễn Văn Tư, Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Đaminh Bùi Văn Úy, Âutinh Nguyễn Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ và Stêphanô Nguyễn Văn Vinh), 3 vị đã phục vụ Giáo phận Bắc Ninh nhưng chịu tử đạo nơi khác (Thánh Vinhsơn Đỗ Yến, Giuse Đặng Đình Viên và Phêrô Amato Bình), 2 Thánh quê Bắc Ninh nhưng phục vụ và chịu tử đạo nơi khác (Anrê Dũng Lạc và Đaminh Cẩm). Và 100 vị đầu mục (các vị ban hành giáo) cùng chịu tử đạo ngày 4/4/1862 tại cổng tả thành Bắc Ninh.
Cuối cùng, Đức cha mời gọi các tham dự viên “hãy tiếp bước các vị tiền nhân”, bởi vì đức tin các vị tử đạo như mạch máu đưa sự sống của Đức Kitô Phục sinh đến với giáo Phận Bắc Ninh. Sự sống ấy đã được các chứng nhân trong các thế hệ sau đón nhận và minh chứng. Giờ đây đến lượt chúng ta hãy tiếp bước cha ông tổ tiên và viết tiếp những trang sử hào hùng của Giáo phận.