Thứ hai vừa qua, theo lời mời của Đức Cha José Gómez, TGM Los Angeles, Đức HY Mauro Piacenza, Bộ Trưởng Bộ Giáo Sĩ, đã tới Los Angeles đọc một diễn văn trước hội nghị thường niên các linh mục nói tiếng Tây Ban Nha hiện đang phục vụ tại Hoa Kỳ. Bản tin Zenit ngày 4 tháng 10 gọi bài diễn văn của ngài là bài diễn văn đầy chất thơ, đề cập tới chân dung linh mục của thế kỷ 21, nhấn mạnh tới khía cạnh linh mục “không như người khác. Thực vậy, người ta vốn mong ngài không như người khác”, ở trong đời nhưng không đồng nhất với đời, không đầu hàng trước việc thỏa hiệp với đời.
Mở đầu bài nói chuyện, Đức HY Piacenza trích dẫn câu truyện trong một bài báo của nhà văn Mỹ Dorothy Thompson đề cập tới trại tập trung Dachau. Được hỏi: “Giữa hỏa ngục Dachau, những ai vẫn giữ được quân bình lâu hơn cả? Những ai giữ được cảm thức về bản sắc mình lâu hơn cả?”, những người sống sót của trại tập trung này đều nhất loạt cho hay: Đó là các linh mục Công Giáo. Đúng vậy, các linh mục Công Giáo! Các ngài có khả năng duy trì được quân bình giữa cảnh điên loạn như thế, vì các ngài ý thức được ơn gọi của mình. Các ngài có cả một phẩm trật giá trị. Lòng tận tụy đối với lý tưởng của các ngài là toàn diện. Các ngài nhận thức đầy đủ sứ mệnh đặc biệt của mình và các lý lẽ sâu sắc nâng đỡ sứ mệnh ấy. Nhờ thế, giữa hoả ngục trần gian, các ngài đã đưa ra lời chứng của mình, lời chứng về Chúa Giêsu Kitô.
Đức Hồng Y cho hay: hiện nay, ta đang sống trong một thế giới không ổn định, không ổn định trong gia đình, không ổn định nơi làm việc, không ổn định trong các liên hợp xã hội và chuyên nghiệp, không ổn định cả tại trường học và các định chế. Tuy nhiên, linh mục, theo hiến chế, phải là mẫu mực của ổn định và chín chắn, của tận tụy trọn vẹn với việc tông đồ của mình.
Trong khung cảnh bất ổn ấy của xã hội, nhiều Kitô hữu thường đặt câu hỏi: Linh mục trong thế giới ngày nay là ai? Phải chăng là người đến từ Sao Hỏa? Một người xa lạ? Một thứ hóa thạch? Ngài là ai?”
Chủ nghĩa duy tục, chủ nghĩa ngộ đạo, chủ nghĩa vô thần, dưới nhiều hình thức, đang càng ngày càng thu nhỏ không gian của thánh thiêng, chúng đang hút máu các nội dung của sứ điệp Kitô Giáo. Con người của kỹ thuật và duy tìm phúc lợi, con người của những ngụy tạo cuồng nhiệt đang cảm nghiệm một cái nghèo tâm linh cùng cực. Họ là nạn nhân của niềm xao xuyến hiện sinh nghiêm trọng và tỏ ra không có khả năng giải quyết các vấn đề nằm dưới đời sống tâm linh, gia đình và xã hội của họ.
Thử chất vấn nền văn hóa đang phổ biến nhất, ta sẽ nhận thấy nó đang bị thống trị và thấm nhiễm một mối hoài nghi có hệ thống, hoài nghi tất cả những gì liên quan tới đức tin, lý trí, tôn giáo và luật tự nhiên. Albert Camus từng viết rằng: “Thiên Chúa là một giả thuyết vô ích và tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Người không hề quan tâm tới tôi”.
Giả thuyết hay hơn cả là hoàn toàn im lặng về Thiên Chúa. Tuy thế, người ta thường phải khẳng định mối tranh chấp khôn nguôi giữa hai hiện hữu dường như muốn loại bỏ nhau: hoặc Thiên Chúa hoặc con người. Rồi nếu ta phải nhìn toàn bộ bức tranh của tác phong luân lý, ta sẽ khó mà không nhận ra sự mù mờ, hỗn độn và vô chính phủ đang thống trị phạm vi này. Con người đã biến mình thành người tạo ra sự thiện và sự ác. Họ tập chú một cách ích kỷ vào chính họ. Họ thay thế qui luật luân lý bằng ý muốn riêng của họ và việc theo đuổi tư lợi.
Trong ngữ cảnh ấy, đời sống và thừa tác vụ của linh mục càng trở nên quan trọng và có giá trị khẩn trương hơn. Hơn nữa, người ta dám nói rằng: càng bị cho ra rìa, ngài càng quan trọng, càng bị coi là lỗi thời, ngài lại càng hợp thời hơn.
Linh mục phải dùng cái nghèo của mình cũng như chủ nghĩa triệt để của mình mà công bố cho toàn thế giới sứ điệp muôn đời của Chúa Kitô; ngài không được thu nhỏ sứ điệp ấy, trái lại, phải khích lệ người ta; ngài phải đem lại cho xã hội, một xã hội đang bị đánh thuốc mê bằng sứ điệp của những nhà đạo diễn dấu mặt, những nhà cầm quyền sáng giá, phải đem lại cho xã hội ấy sức mạnh giải phóng của Chúa Kitô.
Mọi người ai cũng cảm thấy nhu cầu phải canh tân các lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị; trong các cuộc tranh đấu của nghiệp đoàn và trong lãnh vực kinh tế, ai cũng muốn cho tính trung tâm của con người được tái khẳng định và tuân giữ song song với việc mưu cầu các mục tiêu công lý, liên đới, và đồng qui hướng tới ích chung.
Tất cả những điều ấy chỉ là hoài mong nếu trái tim con người không thay đổi, trái tim của rất nhiều người, họ mới là người sẽ canh tân xã hội. Hãy nhìn xem, lãnh vực đấu tranh thực sự của Chúa Kitô là cảnh giới thầm kín trong tinh thần con người, một cảnh giới không ai có thể vào được mà không có chút khôn khéo nào đó, không có chút hồi hướng nào đó, không cậy nhờ một tình trạng ơn thánh do bí tích truyền chức hứa ban.
Quả thực linh mục tự lồng mình vào cuộc sống bình thường của con người, nhưng ngài không được đầu hàng trước chủ nghĩa đồng dạng và thoả hiệp với xã hội. Các lý huyết lành mạnh và cả tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng Giáo Hội có khả năng chống chọi mọi cuộc tấn công, mọi cuộc tấn kích mà các thế lực chính trị, kinh tế và văn hóa cho sổ lồng chống lại Giáo Hội, nhưng Giáo Hội không chống nổi nguy hiểm phát sinh từ việc lãng quên lời này của Chúa Giêsu: “Các con là muối đất và là ánh sáng thế gian”. Chính Chúa Giêsu cho ta hay hậu quả của sự quên lãng này: “Nhưng nếu muối hết vị mặn của nó, thì làm sao lấy lại được vị mặn của nó nữa?” (Xem Mt 5:13-14). Còn ích lợi gì nữa khi một linh mục nên giống thế gian đến độ chỉ còn là một linh mục bắt chước nó, chứ không còn là một chất men biến đổi nữa?
Đối diện với một thế gian yếu kém về cầu nguyện và thờ lạy, trước nhất, linh mục phải là người của cầu nguyện, của thờ lạy, của thờ phượng, của cử hành các mầu nhiệm thánh. Đối diện với một thế gian ngụp lặn trong tiêu thụ, trong sứ điệp toàn tính dục, bị lầm lạc tấn kích, được trình bày bằng những khía cạnh quyến rũ nhất, linh mục phải nói về Thiên Chúa và các thực tại đời đời. Để có khả năng làm được việc đó một cách đầy khả tín, ngài phải là người tin một cách say mê cũng như “trong sạch”.
Linh mục phải chấp nhận cảm tưởng hiện hữu giữa mọi người như một người mang theo mình một luận lý học và nói một ngôn ngữ khác với luận lý và ngôn ngữ của người khác: “Đừng đồng nhất mình với não trạng thế gian” (Xem Rm 12:12). Linh mục không như “những người khác”. Thực vậy, điều người ta mong nơi ngài là ngài không “giống những người khác”.
Đối diện với một thế giới ngụp lặn trong bạo lực và bị sói mòn vì vị kỷ, linh mục phải là người của bác ái. Từ đỉnh cao tinh trong nhất của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được ngài cảm nghiệm cách đặc biệt, linh mục bước xuống lũng sâu, nơi có những cuộc đời cô quạnh, thiếu cảm thông, đầy bạo hành, để công bố cho họ lòng xót thương, sự hòa giải và niềm hy vọng.
Linh mục đáp ứng các nhu cầu của xã hội bằng cách biến mình thành tiếng nói của những người không có tiếng nói: những người bé nhỏ, nghèo khó, già cả, bị áp bức, bị cho ra rìa. Ngài không còn thuộc về mình nữa mà thuộc người khác. Ngài không sống cho mình nữa, không đi tìm những gì của mình nữa. Ngài đi tìm những gì của Chúa Kitô, những gì thuộc anh em mình! Ngài chia sẻ niềm vui và nỗi sầu của mọi người, không phân biệt tuổi tác, phạm trù xã hội, thành phần chính trị, thực hành tôn giáo.
Ngài hướng dẫn bộ phận Dân Chúa được ủy nhiệm cho ngài. Chắc chắn ngài không đứng đầu một đạo quân độc lập, nhưng là mục tử của một cộng đoàn làm thành bởi những con người có tên, có lịch sử, có số mệnh và bí ẩn riêng. Linh mục có trách vụ khó khăn nhưng trổi vượt hướng dẫn những con người này bằng một lòng chăm sóc tôn giáo vĩ đại nhất và một lòng kính trọng cẩn mật nhân phẩm của họ, việc làm của họ, các quyền lợi của họ, vì ý thức đầy đủ rằng tư cách làm con cái Thiên Chúa của họ tương hợp với một ơn gọi đời đời, một ơn gọi được thể hiện trong việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Linh mục sẽ không do dự hiến mạng sống mình hoặc trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng nhiệt thành cao độ hiến mình một cách đại lượng không hạn chế hoặc trong hành động hàng ngày từng chút từng chút khiêm cung phục vụ giáo dân của mình, lúc nào cũng lo bảo vệ và đào tạo sự cao cả nhân bản và lớn mạnh về Kitô Giáo của từng tín hữu và của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Linh mục phải cùng một lúc vừa nhỏ bé vừa vĩ đại, cao sang trong tinh thần như một vị vua, đơn sơ và tự nhiên như một dân cày. Anh hùng trong việc thắng mình, chúa tể đối với các dục vọng, đầy tớ cho những người bé nhỏ và yếu ớt; người không khiêm nhường trước kẻ quyền uy, nhưng sẵn sàng gập mình trước người nghèo, người yếu đuối; là môn đệ của Chúa và là đầu của đoàn chiên mình.
Không tặng phẩm nào được ban cho cộng đoàn mà quí giá hơn một linh mục như lòng Chúa muốn. Hy vọng của thế giới hệ ở việc có thể trông cậy vào tình yêu của những trái tim trong sáng, mạnh mẽ, nhân từ, tự do và hiền lành, đại lượng và trung trinh của các linh mục.
Đức Hồng Y Piacenza nhấn mạnh: nếu các lý tưởng trên cao cả, thì đường dẫn tới chúng quả là chông gai; mảnh đất có thể ít mìn bẫy, nhưng hiểu lầm thì rất nhiều. Nhưng các linh mục sẽ tiến qua miễn là luôn ở với Đấng có thể bổ sức cho các ngài (Xem Pl 4:13). Nhật thực đang che khuất một phần Ánh Sáng và Tình Yêu của Chúa không dập tắt được hoàn toàn Ánh Sáng và Tình Yêu ấy. Mai đây, điều đang chen vào giữa, điều đang làm tối đức tin, đang đẩy thế giới vào cảnh tối đen hãi hùng sẽ bớt dầy đặc đi, và sau một dừng nghỉ lâu dài, quá lâu là đàng khác, của nhật thực, mặt trời sẽ lại trở lại, tròn đầy và rực rỡ.
Bên kia những xao xuyến và tranh chấp đang khinh động thế giới, có khi làm cả Giáo Hội bàng hoàng, vẫn có những hành động bí ẩn, những sức mạnh dấu ẩn đầy tràn hoa trái thánh thiện. Bên kia dòng chẩy của ngôn từ và diễn văn, chương trình và kế hoạch, sáng kiến và tổ chức, vẫn có những linh hồn cầu nguyện, chịu đau khổ, thờ lạy để xin Đấng Thiên Chúa ở với chúng ta tha thứ.
Trong số họ, có cả trẻ em lẫn người lớn, đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, người có học lẫn người dốt nát, người bệnh lẫn người khỏe, và cũng có rất nhiều linh mục, những người không phải chỉ phân phát các mầu nhiệm của Chúa Kitô, nhưng trong cảnh Tháp Baben ngày nay, còn là dấu chỉ chắc chắn của tham chiếu và hy vọng, cho những ai đi tìm tròn đầy, ý nghĩa, cùng đích và hạnh phúc.
Đức Hồng Y mời gọi các linh mục hợp nhất tại Phòng Tiệc Ly của Giáo Hội, chung quanh Mẹ Maria, để, cùng với Phêrô và Phaolô, dìm mình vào hiệp thông các thánh, để trở thành các dấu chỉ thực sự của tham chiếu và hy vọng cho mọi người.
Mở đầu bài nói chuyện, Đức HY Piacenza trích dẫn câu truyện trong một bài báo của nhà văn Mỹ Dorothy Thompson đề cập tới trại tập trung Dachau. Được hỏi: “Giữa hỏa ngục Dachau, những ai vẫn giữ được quân bình lâu hơn cả? Những ai giữ được cảm thức về bản sắc mình lâu hơn cả?”, những người sống sót của trại tập trung này đều nhất loạt cho hay: Đó là các linh mục Công Giáo. Đúng vậy, các linh mục Công Giáo! Các ngài có khả năng duy trì được quân bình giữa cảnh điên loạn như thế, vì các ngài ý thức được ơn gọi của mình. Các ngài có cả một phẩm trật giá trị. Lòng tận tụy đối với lý tưởng của các ngài là toàn diện. Các ngài nhận thức đầy đủ sứ mệnh đặc biệt của mình và các lý lẽ sâu sắc nâng đỡ sứ mệnh ấy. Nhờ thế, giữa hoả ngục trần gian, các ngài đã đưa ra lời chứng của mình, lời chứng về Chúa Giêsu Kitô.
Đức Hồng Y cho hay: hiện nay, ta đang sống trong một thế giới không ổn định, không ổn định trong gia đình, không ổn định nơi làm việc, không ổn định trong các liên hợp xã hội và chuyên nghiệp, không ổn định cả tại trường học và các định chế. Tuy nhiên, linh mục, theo hiến chế, phải là mẫu mực của ổn định và chín chắn, của tận tụy trọn vẹn với việc tông đồ của mình.
Trong khung cảnh bất ổn ấy của xã hội, nhiều Kitô hữu thường đặt câu hỏi: Linh mục trong thế giới ngày nay là ai? Phải chăng là người đến từ Sao Hỏa? Một người xa lạ? Một thứ hóa thạch? Ngài là ai?”
Chủ nghĩa duy tục, chủ nghĩa ngộ đạo, chủ nghĩa vô thần, dưới nhiều hình thức, đang càng ngày càng thu nhỏ không gian của thánh thiêng, chúng đang hút máu các nội dung của sứ điệp Kitô Giáo. Con người của kỹ thuật và duy tìm phúc lợi, con người của những ngụy tạo cuồng nhiệt đang cảm nghiệm một cái nghèo tâm linh cùng cực. Họ là nạn nhân của niềm xao xuyến hiện sinh nghiêm trọng và tỏ ra không có khả năng giải quyết các vấn đề nằm dưới đời sống tâm linh, gia đình và xã hội của họ.
Thử chất vấn nền văn hóa đang phổ biến nhất, ta sẽ nhận thấy nó đang bị thống trị và thấm nhiễm một mối hoài nghi có hệ thống, hoài nghi tất cả những gì liên quan tới đức tin, lý trí, tôn giáo và luật tự nhiên. Albert Camus từng viết rằng: “Thiên Chúa là một giả thuyết vô ích và tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Người không hề quan tâm tới tôi”.
Giả thuyết hay hơn cả là hoàn toàn im lặng về Thiên Chúa. Tuy thế, người ta thường phải khẳng định mối tranh chấp khôn nguôi giữa hai hiện hữu dường như muốn loại bỏ nhau: hoặc Thiên Chúa hoặc con người. Rồi nếu ta phải nhìn toàn bộ bức tranh của tác phong luân lý, ta sẽ khó mà không nhận ra sự mù mờ, hỗn độn và vô chính phủ đang thống trị phạm vi này. Con người đã biến mình thành người tạo ra sự thiện và sự ác. Họ tập chú một cách ích kỷ vào chính họ. Họ thay thế qui luật luân lý bằng ý muốn riêng của họ và việc theo đuổi tư lợi.
Trong ngữ cảnh ấy, đời sống và thừa tác vụ của linh mục càng trở nên quan trọng và có giá trị khẩn trương hơn. Hơn nữa, người ta dám nói rằng: càng bị cho ra rìa, ngài càng quan trọng, càng bị coi là lỗi thời, ngài lại càng hợp thời hơn.
Linh mục phải dùng cái nghèo của mình cũng như chủ nghĩa triệt để của mình mà công bố cho toàn thế giới sứ điệp muôn đời của Chúa Kitô; ngài không được thu nhỏ sứ điệp ấy, trái lại, phải khích lệ người ta; ngài phải đem lại cho xã hội, một xã hội đang bị đánh thuốc mê bằng sứ điệp của những nhà đạo diễn dấu mặt, những nhà cầm quyền sáng giá, phải đem lại cho xã hội ấy sức mạnh giải phóng của Chúa Kitô.
Mọi người ai cũng cảm thấy nhu cầu phải canh tân các lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị; trong các cuộc tranh đấu của nghiệp đoàn và trong lãnh vực kinh tế, ai cũng muốn cho tính trung tâm của con người được tái khẳng định và tuân giữ song song với việc mưu cầu các mục tiêu công lý, liên đới, và đồng qui hướng tới ích chung.
Tất cả những điều ấy chỉ là hoài mong nếu trái tim con người không thay đổi, trái tim của rất nhiều người, họ mới là người sẽ canh tân xã hội. Hãy nhìn xem, lãnh vực đấu tranh thực sự của Chúa Kitô là cảnh giới thầm kín trong tinh thần con người, một cảnh giới không ai có thể vào được mà không có chút khôn khéo nào đó, không có chút hồi hướng nào đó, không cậy nhờ một tình trạng ơn thánh do bí tích truyền chức hứa ban.
Quả thực linh mục tự lồng mình vào cuộc sống bình thường của con người, nhưng ngài không được đầu hàng trước chủ nghĩa đồng dạng và thoả hiệp với xã hội. Các lý huyết lành mạnh và cả tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng Giáo Hội có khả năng chống chọi mọi cuộc tấn công, mọi cuộc tấn kích mà các thế lực chính trị, kinh tế và văn hóa cho sổ lồng chống lại Giáo Hội, nhưng Giáo Hội không chống nổi nguy hiểm phát sinh từ việc lãng quên lời này của Chúa Giêsu: “Các con là muối đất và là ánh sáng thế gian”. Chính Chúa Giêsu cho ta hay hậu quả của sự quên lãng này: “Nhưng nếu muối hết vị mặn của nó, thì làm sao lấy lại được vị mặn của nó nữa?” (Xem Mt 5:13-14). Còn ích lợi gì nữa khi một linh mục nên giống thế gian đến độ chỉ còn là một linh mục bắt chước nó, chứ không còn là một chất men biến đổi nữa?
Đối diện với một thế gian yếu kém về cầu nguyện và thờ lạy, trước nhất, linh mục phải là người của cầu nguyện, của thờ lạy, của thờ phượng, của cử hành các mầu nhiệm thánh. Đối diện với một thế gian ngụp lặn trong tiêu thụ, trong sứ điệp toàn tính dục, bị lầm lạc tấn kích, được trình bày bằng những khía cạnh quyến rũ nhất, linh mục phải nói về Thiên Chúa và các thực tại đời đời. Để có khả năng làm được việc đó một cách đầy khả tín, ngài phải là người tin một cách say mê cũng như “trong sạch”.
Linh mục phải chấp nhận cảm tưởng hiện hữu giữa mọi người như một người mang theo mình một luận lý học và nói một ngôn ngữ khác với luận lý và ngôn ngữ của người khác: “Đừng đồng nhất mình với não trạng thế gian” (Xem Rm 12:12). Linh mục không như “những người khác”. Thực vậy, điều người ta mong nơi ngài là ngài không “giống những người khác”.
Đối diện với một thế giới ngụp lặn trong bạo lực và bị sói mòn vì vị kỷ, linh mục phải là người của bác ái. Từ đỉnh cao tinh trong nhất của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được ngài cảm nghiệm cách đặc biệt, linh mục bước xuống lũng sâu, nơi có những cuộc đời cô quạnh, thiếu cảm thông, đầy bạo hành, để công bố cho họ lòng xót thương, sự hòa giải và niềm hy vọng.
Linh mục đáp ứng các nhu cầu của xã hội bằng cách biến mình thành tiếng nói của những người không có tiếng nói: những người bé nhỏ, nghèo khó, già cả, bị áp bức, bị cho ra rìa. Ngài không còn thuộc về mình nữa mà thuộc người khác. Ngài không sống cho mình nữa, không đi tìm những gì của mình nữa. Ngài đi tìm những gì của Chúa Kitô, những gì thuộc anh em mình! Ngài chia sẻ niềm vui và nỗi sầu của mọi người, không phân biệt tuổi tác, phạm trù xã hội, thành phần chính trị, thực hành tôn giáo.
Ngài hướng dẫn bộ phận Dân Chúa được ủy nhiệm cho ngài. Chắc chắn ngài không đứng đầu một đạo quân độc lập, nhưng là mục tử của một cộng đoàn làm thành bởi những con người có tên, có lịch sử, có số mệnh và bí ẩn riêng. Linh mục có trách vụ khó khăn nhưng trổi vượt hướng dẫn những con người này bằng một lòng chăm sóc tôn giáo vĩ đại nhất và một lòng kính trọng cẩn mật nhân phẩm của họ, việc làm của họ, các quyền lợi của họ, vì ý thức đầy đủ rằng tư cách làm con cái Thiên Chúa của họ tương hợp với một ơn gọi đời đời, một ơn gọi được thể hiện trong việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Linh mục sẽ không do dự hiến mạng sống mình hoặc trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng nhiệt thành cao độ hiến mình một cách đại lượng không hạn chế hoặc trong hành động hàng ngày từng chút từng chút khiêm cung phục vụ giáo dân của mình, lúc nào cũng lo bảo vệ và đào tạo sự cao cả nhân bản và lớn mạnh về Kitô Giáo của từng tín hữu và của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Linh mục phải cùng một lúc vừa nhỏ bé vừa vĩ đại, cao sang trong tinh thần như một vị vua, đơn sơ và tự nhiên như một dân cày. Anh hùng trong việc thắng mình, chúa tể đối với các dục vọng, đầy tớ cho những người bé nhỏ và yếu ớt; người không khiêm nhường trước kẻ quyền uy, nhưng sẵn sàng gập mình trước người nghèo, người yếu đuối; là môn đệ của Chúa và là đầu của đoàn chiên mình.
Không tặng phẩm nào được ban cho cộng đoàn mà quí giá hơn một linh mục như lòng Chúa muốn. Hy vọng của thế giới hệ ở việc có thể trông cậy vào tình yêu của những trái tim trong sáng, mạnh mẽ, nhân từ, tự do và hiền lành, đại lượng và trung trinh của các linh mục.
Đức Hồng Y Piacenza nhấn mạnh: nếu các lý tưởng trên cao cả, thì đường dẫn tới chúng quả là chông gai; mảnh đất có thể ít mìn bẫy, nhưng hiểu lầm thì rất nhiều. Nhưng các linh mục sẽ tiến qua miễn là luôn ở với Đấng có thể bổ sức cho các ngài (Xem Pl 4:13). Nhật thực đang che khuất một phần Ánh Sáng và Tình Yêu của Chúa không dập tắt được hoàn toàn Ánh Sáng và Tình Yêu ấy. Mai đây, điều đang chen vào giữa, điều đang làm tối đức tin, đang đẩy thế giới vào cảnh tối đen hãi hùng sẽ bớt dầy đặc đi, và sau một dừng nghỉ lâu dài, quá lâu là đàng khác, của nhật thực, mặt trời sẽ lại trở lại, tròn đầy và rực rỡ.
Bên kia những xao xuyến và tranh chấp đang khinh động thế giới, có khi làm cả Giáo Hội bàng hoàng, vẫn có những hành động bí ẩn, những sức mạnh dấu ẩn đầy tràn hoa trái thánh thiện. Bên kia dòng chẩy của ngôn từ và diễn văn, chương trình và kế hoạch, sáng kiến và tổ chức, vẫn có những linh hồn cầu nguyện, chịu đau khổ, thờ lạy để xin Đấng Thiên Chúa ở với chúng ta tha thứ.
Trong số họ, có cả trẻ em lẫn người lớn, đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, người có học lẫn người dốt nát, người bệnh lẫn người khỏe, và cũng có rất nhiều linh mục, những người không phải chỉ phân phát các mầu nhiệm của Chúa Kitô, nhưng trong cảnh Tháp Baben ngày nay, còn là dấu chỉ chắc chắn của tham chiếu và hy vọng, cho những ai đi tìm tròn đầy, ý nghĩa, cùng đích và hạnh phúc.
Đức Hồng Y mời gọi các linh mục hợp nhất tại Phòng Tiệc Ly của Giáo Hội, chung quanh Mẹ Maria, để, cùng với Phêrô và Phaolô, dìm mình vào hiệp thông các thánh, để trở thành các dấu chỉ thực sự của tham chiếu và hy vọng cho mọi người.