Giáo huấn xã hội Công Giáo dường như không trực tiếp nói nhiều tới các bất bình đẳng kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, một cách gian tiếp, giáo huấn này rõ ràng lên án các bất công ấy khi chúng kéo theo sự vi phạm các nhân quyền căn bản. Giáo huấn xã hội Công Giáo không những ủng hộ quyền nhân bản và quyền chính trị mà còn cả một số quyền kinh tế như có đủ thực phẩm, nhà ở, y tế và việc làm. Những quyền này được coi là chủ yếu để phát huy “nhân phẩm”. Và xã hội sẽ phải trả giá cao nếu làm ngơ cho những điều kiện kinh tế chênh lệch một cách lộ liễu.
Alexis de Tocqueville, trong tác phẩm đã thành cổ điển của ông là cuốn Dân Chủ Tại Hoa Kỳ (Democracy in America), đã biện luận rằng dân chủ tùy thuộc sự bình đẳng tương đối về địa vị và điều kiện kinh tế. Ông cho rằng sự bình đẳng trong tư cách công dân (mỗi người một lá phiếu, được hưởng công lý và quyền có tiếng nói) đặt căn bản trên sự bình đẳng tương đối đó. Ông tương phản Hoa Kỳ với lối cai trị quí tộc của Pháp. Gần ta hơn, nhà khoa học chính trị của ĐH Harvard, ông Robert Putnam, đã lặp lại luận điểm của Tocqueville. Ông chứng minh rằng một quốc gia càng bất bình đẳng bao nhiêu về thu nhập, thì sự gắn bó và tin nhau về xã hội càng thấp bấy nhiêu. Hai yếu tố sau chính là hai yếu tố chủ yếu đối với hai ý niệm quan trọng trong giáo huấn xã hội Công Giáo, tức hai ý niệm liên đới và ích chung. Các nguyên tắc mỗi người một lá phiếu và được bình đẳng về công lý và quyền có tiếng nói sẽ chỉ là trò cười khi các nhà vận động hậu trường, nhân danh giai cấp doanh thương giầu có và quyền thế, có quyền ấn định các chính sách kinh tế và chính trị của quốc gia. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi phong trào tự phát “Chiếm Giữ Wall Street” mới đây khởi phát cuộc phản đối chống lại các bất công kinh tế đang lan tràn khắp Hoa Kỳ.
Trong một khảo luận của Gary Burtless và Timothy Seedling, tựa là " Poverty, Work and Policy: The United States in Comparative Perspective" (Nghèo Đói, Việc Làm và Chính Sách: Hiệp Chúng Quốc trong Viễn Tượng So Sánh), các tác giả chứng minh rằng với tỷ lệ nghèo 17%, Hoa Kỳ hiện đứng áp chót (chỉ thua có Mexico) trong 23 nước thuộc Tổ Chức Kinh Tế và Phát Triển (OECD). Phần lớn các quốc gia này có tỷ lệ nghèo khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo của Mỹ cao hơn Đài Loan (14%) và cao hơn cả Estonia và Slovenia. Tỷ lệ trẻ em nghèo của Mỹ hiện là 21.9% so với tỷ lệ trung bình của các quốc gia khác khoảng 11%. Cái nghèo của trẻ em có hiệu quả nghiêm trọng đối với việc thành đạt trong giáo dục và y tế. Ta sẽ trả một giá rất đắt khi phí phạm điều người ta vốn gọi là ‘tư bản người’ bằng cách để một tỷ lệ nghèo như thế xẩy ra cho trẻ em. Hoa Kỳ cũng là quốc gia có tỷ lệ bất quân bình cao nhất về thu nhập trong các quốc gia giầu có. Một cuộc nghiên cứu năm 2011 của OECD về bất quân bình kinh tế trong 31 quốc gia thuộc tổ chức này đã khám phá ra 10 trường hợp bất quân bình tệ nhất về thu nhập. Hoa Kỳ đứng hàng thứ tư (sau Chile, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ). Các quốc gia phát triển khác chỉ khoan dung một tỷ lệ thấp hơn.
Một cuốn sách gần đây của hai tác giả người Anh là Richard Wilkinson và Kate Pickett, tựa là “Spirit Level: Why Greater Equality Makes Societies Stronger” do nhà Bloomsbury Press ấn hành năm 2011, sẽ cho ta một cái nhìn tiêu cực đối với xu hướng quá chênh lệch về thu nhập của Hoa Kỳ. Thực tế ra, sự bất quân bình ấy không có lợi về phương diện tài chánh, chứ đừng nói tới phương diện luân lý hay triết lý. Các dữ kiện so sánh của hai tác giả này cho thấy nhiều vấn đề về y tế và xã hội sẽ phát sinh cùng với sự bất quân bình to lớn về thu nhập. Bất quân bình về thu nhập của một nước càng cao, thì tử xuất trẻ sơ sinh, tỷ lệ phì mập, tỷ lệ sát nhân, tỷ lệ mù chữ và tỷ lệ bất xê dịch xã hội (social immobility) càng cao và tuổi thọ càng xuống thấp hơn. Còn nói về sự gắn bó xã hội, hố phân cách giữa người giầu và người nghèo của một nước càng lớn, thì sự lỏng lẻo tê liệt về cấu trúc xã hội của nước ấy càng lớn bấy nhiêu.
Hoa Kỳ có tỷ lệ cao nhất về bất quân bình thu nhập trong các nước giầu có. Hiện tượng này phần lớn xuất hiện trong 30 năm qua, do cách đánh thuế có lợi cho người giầu. Nên không lạ gì khi người Hoa Kỳ thấy mình càng ngày càng khó tiến bước, khó được bảo hiểm, khó được học hành, khó kiếm được việc làm. Tất cả những cái khó ấy có một hệ luận to lớn đối với việc được tôn trọng, điều mà giáo huấn xã hội Công Giáo gọi là ‘nhân phẩm’. Kể từ năm 1980, nền kinh tế của Hoa Kỳ tăng gấp đôi về giầu có. Một phần trăm những người giầu nhất Hoa Kỳ hiện tích lũy 20% tất cả của cải của cả nước, tăng từ 10% năm 1980. Chín mươi phần trăm các gia hộ Hoa Kỳ phải lay lắt sống với trung bình từ 30,000 tới 50,000 dollars mỗi năm.
Hậu quả do đó là: Hoa Kỳ có tỷ lệ cao nhất về sát nhân, tử vong sơ sinh, cha mẹ niên thiếu, ghiền ma túy, bệnh tâm thần, bị tống giam, bất xê dịch xã hội và mù chữ trong các nước giầu có. Các vấn đề y tế và xã hội này đang gieo nhiều tai họa tài chánh lên xã hội Hoa Kỳ trong vấn đề kìm hãm bạo lực, chữa trị người bệnh và điều chỉnh các trục trặc nói trên. Hãy xem một số phí tổn. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh ước tính rằng nền kinh tế mất chừng 1.65 tỷ dollars về chi phí y tế, mất công ăn việc làm suốt đời và năng xuất kinh tế do những chứng bệnh có thể ngăn ngừa được gây ra. Với mỗi người bị tống giam, Hoa Kỳ phải chi trung bình $35,000 hàng năm, đem lại một tổng số chi phí lên tới 80 tỷ dollars vì toàn bộ hệ thống cải huấn. Nếu thêm vào đó phí tổn mất năng xuất do việc tù tội mang lại, ta phải cộng thêm 97 tỷ dollars nữa. Năm 2009, việc chống tội phạm đã làm Hoa Kỳ mất 94 tỷ dollars.
Xét vì những chi phí nặng nề như thế đối với nền kinh tế và các nhạy cảm bẩm sinh về dân chủ của Hoa Kỳ, luận điểm của Wilkinson và Pickett quả có lý: bình đẳng hơn về kinh tế thực sự có lợi hơn cho mọi người. Nó làm cho xã hội mạnh hơn. Tuy nhiên, Wilkinson và Pickett không cho ta những chỉ dẫn rõ ràng làm thế nào để biến xã hội Hoa Kỳ thành bình đẳng hơn. Dĩ nhiên, không ai cho rằng hoàn toàn bình đẳng về thu nhập là điều có thể thực hiện được. Vì dù sao, một mức bất quân bình nào đó vẫn cần thiết để kích thích và tưởng thưởng các cố gắng đạt năng xuất cao hơn. Nhưng, nếu sự bất quân bình này lên tới cao độ, nó sẽ phá hủy mọi gắn bó xã hội và dấn thân cho ích chung. Ta có thể tự hỏi phải chăng, nay sự bất quân bình kia đã lên tới đỉnh điểm?
Theo John Coleman, S.J. America, 20 tháng 10, 2011
Alexis de Tocqueville, trong tác phẩm đã thành cổ điển của ông là cuốn Dân Chủ Tại Hoa Kỳ (Democracy in America), đã biện luận rằng dân chủ tùy thuộc sự bình đẳng tương đối về địa vị và điều kiện kinh tế. Ông cho rằng sự bình đẳng trong tư cách công dân (mỗi người một lá phiếu, được hưởng công lý và quyền có tiếng nói) đặt căn bản trên sự bình đẳng tương đối đó. Ông tương phản Hoa Kỳ với lối cai trị quí tộc của Pháp. Gần ta hơn, nhà khoa học chính trị của ĐH Harvard, ông Robert Putnam, đã lặp lại luận điểm của Tocqueville. Ông chứng minh rằng một quốc gia càng bất bình đẳng bao nhiêu về thu nhập, thì sự gắn bó và tin nhau về xã hội càng thấp bấy nhiêu. Hai yếu tố sau chính là hai yếu tố chủ yếu đối với hai ý niệm quan trọng trong giáo huấn xã hội Công Giáo, tức hai ý niệm liên đới và ích chung. Các nguyên tắc mỗi người một lá phiếu và được bình đẳng về công lý và quyền có tiếng nói sẽ chỉ là trò cười khi các nhà vận động hậu trường, nhân danh giai cấp doanh thương giầu có và quyền thế, có quyền ấn định các chính sách kinh tế và chính trị của quốc gia. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi phong trào tự phát “Chiếm Giữ Wall Street” mới đây khởi phát cuộc phản đối chống lại các bất công kinh tế đang lan tràn khắp Hoa Kỳ.
Trong một khảo luận của Gary Burtless và Timothy Seedling, tựa là " Poverty, Work and Policy: The United States in Comparative Perspective" (Nghèo Đói, Việc Làm và Chính Sách: Hiệp Chúng Quốc trong Viễn Tượng So Sánh), các tác giả chứng minh rằng với tỷ lệ nghèo 17%, Hoa Kỳ hiện đứng áp chót (chỉ thua có Mexico) trong 23 nước thuộc Tổ Chức Kinh Tế và Phát Triển (OECD). Phần lớn các quốc gia này có tỷ lệ nghèo khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo của Mỹ cao hơn Đài Loan (14%) và cao hơn cả Estonia và Slovenia. Tỷ lệ trẻ em nghèo của Mỹ hiện là 21.9% so với tỷ lệ trung bình của các quốc gia khác khoảng 11%. Cái nghèo của trẻ em có hiệu quả nghiêm trọng đối với việc thành đạt trong giáo dục và y tế. Ta sẽ trả một giá rất đắt khi phí phạm điều người ta vốn gọi là ‘tư bản người’ bằng cách để một tỷ lệ nghèo như thế xẩy ra cho trẻ em. Hoa Kỳ cũng là quốc gia có tỷ lệ bất quân bình cao nhất về thu nhập trong các quốc gia giầu có. Một cuộc nghiên cứu năm 2011 của OECD về bất quân bình kinh tế trong 31 quốc gia thuộc tổ chức này đã khám phá ra 10 trường hợp bất quân bình tệ nhất về thu nhập. Hoa Kỳ đứng hàng thứ tư (sau Chile, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ). Các quốc gia phát triển khác chỉ khoan dung một tỷ lệ thấp hơn.
Một cuốn sách gần đây của hai tác giả người Anh là Richard Wilkinson và Kate Pickett, tựa là “Spirit Level: Why Greater Equality Makes Societies Stronger” do nhà Bloomsbury Press ấn hành năm 2011, sẽ cho ta một cái nhìn tiêu cực đối với xu hướng quá chênh lệch về thu nhập của Hoa Kỳ. Thực tế ra, sự bất quân bình ấy không có lợi về phương diện tài chánh, chứ đừng nói tới phương diện luân lý hay triết lý. Các dữ kiện so sánh của hai tác giả này cho thấy nhiều vấn đề về y tế và xã hội sẽ phát sinh cùng với sự bất quân bình to lớn về thu nhập. Bất quân bình về thu nhập của một nước càng cao, thì tử xuất trẻ sơ sinh, tỷ lệ phì mập, tỷ lệ sát nhân, tỷ lệ mù chữ và tỷ lệ bất xê dịch xã hội (social immobility) càng cao và tuổi thọ càng xuống thấp hơn. Còn nói về sự gắn bó xã hội, hố phân cách giữa người giầu và người nghèo của một nước càng lớn, thì sự lỏng lẻo tê liệt về cấu trúc xã hội của nước ấy càng lớn bấy nhiêu.
Hoa Kỳ có tỷ lệ cao nhất về bất quân bình thu nhập trong các nước giầu có. Hiện tượng này phần lớn xuất hiện trong 30 năm qua, do cách đánh thuế có lợi cho người giầu. Nên không lạ gì khi người Hoa Kỳ thấy mình càng ngày càng khó tiến bước, khó được bảo hiểm, khó được học hành, khó kiếm được việc làm. Tất cả những cái khó ấy có một hệ luận to lớn đối với việc được tôn trọng, điều mà giáo huấn xã hội Công Giáo gọi là ‘nhân phẩm’. Kể từ năm 1980, nền kinh tế của Hoa Kỳ tăng gấp đôi về giầu có. Một phần trăm những người giầu nhất Hoa Kỳ hiện tích lũy 20% tất cả của cải của cả nước, tăng từ 10% năm 1980. Chín mươi phần trăm các gia hộ Hoa Kỳ phải lay lắt sống với trung bình từ 30,000 tới 50,000 dollars mỗi năm.
Hậu quả do đó là: Hoa Kỳ có tỷ lệ cao nhất về sát nhân, tử vong sơ sinh, cha mẹ niên thiếu, ghiền ma túy, bệnh tâm thần, bị tống giam, bất xê dịch xã hội và mù chữ trong các nước giầu có. Các vấn đề y tế và xã hội này đang gieo nhiều tai họa tài chánh lên xã hội Hoa Kỳ trong vấn đề kìm hãm bạo lực, chữa trị người bệnh và điều chỉnh các trục trặc nói trên. Hãy xem một số phí tổn. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh ước tính rằng nền kinh tế mất chừng 1.65 tỷ dollars về chi phí y tế, mất công ăn việc làm suốt đời và năng xuất kinh tế do những chứng bệnh có thể ngăn ngừa được gây ra. Với mỗi người bị tống giam, Hoa Kỳ phải chi trung bình $35,000 hàng năm, đem lại một tổng số chi phí lên tới 80 tỷ dollars vì toàn bộ hệ thống cải huấn. Nếu thêm vào đó phí tổn mất năng xuất do việc tù tội mang lại, ta phải cộng thêm 97 tỷ dollars nữa. Năm 2009, việc chống tội phạm đã làm Hoa Kỳ mất 94 tỷ dollars.
Xét vì những chi phí nặng nề như thế đối với nền kinh tế và các nhạy cảm bẩm sinh về dân chủ của Hoa Kỳ, luận điểm của Wilkinson và Pickett quả có lý: bình đẳng hơn về kinh tế thực sự có lợi hơn cho mọi người. Nó làm cho xã hội mạnh hơn. Tuy nhiên, Wilkinson và Pickett không cho ta những chỉ dẫn rõ ràng làm thế nào để biến xã hội Hoa Kỳ thành bình đẳng hơn. Dĩ nhiên, không ai cho rằng hoàn toàn bình đẳng về thu nhập là điều có thể thực hiện được. Vì dù sao, một mức bất quân bình nào đó vẫn cần thiết để kích thích và tưởng thưởng các cố gắng đạt năng xuất cao hơn. Nhưng, nếu sự bất quân bình này lên tới cao độ, nó sẽ phá hủy mọi gắn bó xã hội và dấn thân cho ích chung. Ta có thể tự hỏi phải chăng, nay sự bất quân bình kia đã lên tới đỉnh điểm?
Theo John Coleman, S.J. America, 20 tháng 10, 2011