Chuyện nhà nước “mượn” tu viện của DCCT làm bệnh viện Đống Đa chuyện tưởng đã quá rõ. Việc xác định chủ quyền không cần thiết và quan trọng bằng chọn cách đấu tranh sao đem lại hiệu quả.
Nghị Quyết 23/2003/QH11
Như chúng ta đều đã biết, sở dĩ mọi cuộc khiếu kiện trước nay liên quan đến nhà cửa đất đai không chỉ của giáo hội mà còn rất nhiều nạn nhân là dân lành khắp nơi đều chẳng đi đến đâu, chẳng ai đòi lại được tài sản mồ hôi nước mắt của cha ông mình, vì hầu hết đều bị va đầu vào ‘bức tường’ pháp lý do nhà nước CHXHCN-VN dựng lên, mang tên “NGHỊ QUYẾT VỀ NHÀ ĐẤT DO NHÀ NƯỚC ĐÃ QUẢN LÝ, BỐ TRÍ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT VÀ CHÍNH SÁCH CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1991” được quốc hội dưới thời ông Nguyễn Văn An ‘nhắm mắt’ thông qua vào ngày 23/11/2003. Ngay tại điều 1 mở màn bản NQ này đã đưa ra hai câu khẳng định hết sức ‘lạnh lùng’, đó là từ nay về sau nhà nước CH-XHCN-VN không xem xét và cũng chẳng bao giờ thừa nhận việc đòi đất của bất cứ ai, nguyên văn của đêìu 1 này như sau:
“+ Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
+ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.“
Sự vội khẳng định như vậy trong một văn bản pháp lý quan trọng mà chẳng cần nêu lý do ‘xét thấy, xét vì’ đất nước lâm nguy hay hoàn cảnh cấp bách này nọ v.v… buộc người dân phải tự hỏi, phải chăng mục đích tối thượng của Nghị Quyết này (nay đã trở thành luật) không gì hơn nhằm bảo đảm những chính sách sai trái của nhà nước về đất đai trước đây được ‘hạ cánh’ an toàn, còn nạn nhân thì… chuyện đã ‘lỡ rồi’ ráng mà chịu!?
“Mượn” có là ‘CHÍNH SÁCH’?
Đ/v trường hợp tu viện DCCT Hà Nội, để có thể bị liệt vào diện QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT VÀ CHÍNH SÁCH CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA như NQ nêu trên, đồng thời để một chính sách được thi hành một cách đúng đắn, ít nhất chính quyền Hà Nội đã phải làm hai việc sau:
- Một là, đưa tên tuổi tu viện DCCT vào danh sách những tài sản cần phải ‘quản lý và cải tạo’ trên địa bàn Hà Nội, căn cứ trên các chính sách x, y nào đó của chính phủ ban hành thời ấy.
- Và hai là, phải gởi thông báo hay quyết định trưng thu tiếp quản đến cho DCCT, vì là nơi sẽ phải chịu sự thi hành các chính sách ‘quản lý và cải tạo’ này.
Vậy câu hỏi cần nêu lên lúc này là liệu đã từng có các văn bản như vậy không? Nếu có thì chúng đang ở đâu? Xin nhà nước trưng ra làm bằng chứng. Đồng thời cũng cần nêu luôn các cha DCCT Hà Nội cũng đã từng nhận được các thông báo, quyết định tiếp quản tài sản này trước kia.
Nếu không, thì câu trả lời cho vấn đề tranh chấp bệnh viện Đống Đa không còn gì bàn cãi. Rằng tu viện DCCT Hà Nội chưa từng bị đưa vào diện trưng thu cải tạo, mà chỉ có chuyện địa phương Đống Đa tự ý chiếm dụng trái phép dưới danh nghĩa “mượn” mà thôi. Và vì thế tu viện này không nằm trong số những đối tượng chịu tác động bởi NQ23/2003/QH11.
Đơn giản chỉ vì “mượn” thì không thể thuộc về “chính sách”. Một em sinh viên luật năm thứ I cũng thừa biết như thế. Mà đã “mượn” ắt phải có lúc trả, vì đó là qui luật của tự nhiên, của lẽ phải.
Quan trọng hơn nữa, “mưọn” kiểu này không chỉ là chuyện riêng của Thái Hà mà là của hầu hết các nhà thờ dòng tu khác trên cả nước.
Do vậy, nhân những ‘rắc rối’ mà Thái Hà đang gặp phải HĐGM-VN có nên chăng một lần đặt vấn đề rõ ràng với chính quyền, nhằm xác định việc “mượn” tài sản tôn giáo ở nhiều giáo phận trước đây có nằm trong chính sách nào đó của chính phủ không? Nếu có, thì chính sách ấy là những chính sách nào, nội dung ra sao? Còn không thì ngược lại, Nghị quyết 23/2003/QH11 hoàn toàn không có giá trị với chúng. Nhà nước không nên tiếp tục vin vào nghị quyết này để khước từ việc giải quyết trả lại tài sản cho giáo hội, thậm chí còn qui kết việc đòi lại tài sản này như Thái Hà đang làm là ‘vi phạm pháp luật’.
Sàigòn, 18/11/2011
(tìm hiểu thêm về NQ23/2003/QH11 tại đây http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Van-ban-phap-luat/2005/03/1DFB46C9/ )
Nghị Quyết 23/2003/QH11
Như chúng ta đều đã biết, sở dĩ mọi cuộc khiếu kiện trước nay liên quan đến nhà cửa đất đai không chỉ của giáo hội mà còn rất nhiều nạn nhân là dân lành khắp nơi đều chẳng đi đến đâu, chẳng ai đòi lại được tài sản mồ hôi nước mắt của cha ông mình, vì hầu hết đều bị va đầu vào ‘bức tường’ pháp lý do nhà nước CHXHCN-VN dựng lên, mang tên “NGHỊ QUYẾT VỀ NHÀ ĐẤT DO NHÀ NƯỚC ĐÃ QUẢN LÝ, BỐ TRÍ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT VÀ CHÍNH SÁCH CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1991” được quốc hội dưới thời ông Nguyễn Văn An ‘nhắm mắt’ thông qua vào ngày 23/11/2003. Ngay tại điều 1 mở màn bản NQ này đã đưa ra hai câu khẳng định hết sức ‘lạnh lùng’, đó là từ nay về sau nhà nước CH-XHCN-VN không xem xét và cũng chẳng bao giờ thừa nhận việc đòi đất của bất cứ ai, nguyên văn của đêìu 1 này như sau:
“+ Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
+ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.“
Sự vội khẳng định như vậy trong một văn bản pháp lý quan trọng mà chẳng cần nêu lý do ‘xét thấy, xét vì’ đất nước lâm nguy hay hoàn cảnh cấp bách này nọ v.v… buộc người dân phải tự hỏi, phải chăng mục đích tối thượng của Nghị Quyết này (nay đã trở thành luật) không gì hơn nhằm bảo đảm những chính sách sai trái của nhà nước về đất đai trước đây được ‘hạ cánh’ an toàn, còn nạn nhân thì… chuyện đã ‘lỡ rồi’ ráng mà chịu!?
“Mượn” có là ‘CHÍNH SÁCH’?
Đ/v trường hợp tu viện DCCT Hà Nội, để có thể bị liệt vào diện QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT VÀ CHÍNH SÁCH CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA như NQ nêu trên, đồng thời để một chính sách được thi hành một cách đúng đắn, ít nhất chính quyền Hà Nội đã phải làm hai việc sau:
- Một là, đưa tên tuổi tu viện DCCT vào danh sách những tài sản cần phải ‘quản lý và cải tạo’ trên địa bàn Hà Nội, căn cứ trên các chính sách x, y nào đó của chính phủ ban hành thời ấy.
- Và hai là, phải gởi thông báo hay quyết định trưng thu tiếp quản đến cho DCCT, vì là nơi sẽ phải chịu sự thi hành các chính sách ‘quản lý và cải tạo’ này.
Vậy câu hỏi cần nêu lên lúc này là liệu đã từng có các văn bản như vậy không? Nếu có thì chúng đang ở đâu? Xin nhà nước trưng ra làm bằng chứng. Đồng thời cũng cần nêu luôn các cha DCCT Hà Nội cũng đã từng nhận được các thông báo, quyết định tiếp quản tài sản này trước kia.
Nếu không, thì câu trả lời cho vấn đề tranh chấp bệnh viện Đống Đa không còn gì bàn cãi. Rằng tu viện DCCT Hà Nội chưa từng bị đưa vào diện trưng thu cải tạo, mà chỉ có chuyện địa phương Đống Đa tự ý chiếm dụng trái phép dưới danh nghĩa “mượn” mà thôi. Và vì thế tu viện này không nằm trong số những đối tượng chịu tác động bởi NQ23/2003/QH11.
Đơn giản chỉ vì “mượn” thì không thể thuộc về “chính sách”. Một em sinh viên luật năm thứ I cũng thừa biết như thế. Mà đã “mượn” ắt phải có lúc trả, vì đó là qui luật của tự nhiên, của lẽ phải.
Quan trọng hơn nữa, “mưọn” kiểu này không chỉ là chuyện riêng của Thái Hà mà là của hầu hết các nhà thờ dòng tu khác trên cả nước.
Do vậy, nhân những ‘rắc rối’ mà Thái Hà đang gặp phải HĐGM-VN có nên chăng một lần đặt vấn đề rõ ràng với chính quyền, nhằm xác định việc “mượn” tài sản tôn giáo ở nhiều giáo phận trước đây có nằm trong chính sách nào đó của chính phủ không? Nếu có, thì chính sách ấy là những chính sách nào, nội dung ra sao? Còn không thì ngược lại, Nghị quyết 23/2003/QH11 hoàn toàn không có giá trị với chúng. Nhà nước không nên tiếp tục vin vào nghị quyết này để khước từ việc giải quyết trả lại tài sản cho giáo hội, thậm chí còn qui kết việc đòi lại tài sản này như Thái Hà đang làm là ‘vi phạm pháp luật’.
Sàigòn, 18/11/2011
(tìm hiểu thêm về NQ23/2003/QH11 tại đây http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Van-ban-phap-luat/2005/03/1DFB46C9/ )