Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Đại Hội lần thứ 15 của Liên Đới Nghề Nghiệp
Vào lúc 11 giờ trưa, ngày 1 tháng 5 năm 2014, hòa trong niêm vui chung của Giáo Hội mừng lễ Thánh Giuse lao động, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan mừng đón Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 15, qua ba việc: tham dự thánh lễ chung; nghe báo cáo của 5 ngành Liên Đới: Chuyên gia, Xây dựng, Thương gia, Dịch vụ và Taxi về sinh hoạt năm 2013 vừa qua; và dùng cơm huynh đệ đồng thời đóng góp văn nghệ vui chung.
Xem Hình
Cùng nhau cử hành lễ Thánh Giuse thợ
Phong trào Liên đới Nghề nghiệp đã được Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris thành lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ, 01.05.2000. Vì vậy mà hằng năm, vào ngày 01.05, trong tinh thần hiệp nhất, đông đảo giáo dân của cộng đoàn giáo xứ đã đến hiệp thông, tham dự lễ Thánh Giuse thợ với các thành viên Phong trào Liên đới Nghề nghiệp của năm ngành nghề nghiệp: Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Xây đựng và Taxi.
Cử hành thánh lễ do 6 giáo sĩ của giáo xứ đồng tế: Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Vũ Minh Sinh, thầy sáu Tạ Đình Chung và thầy sáu Nguyễn Sơn.
Phần thánh ca, dưới sự điều động của anh Giang Minh Đức, đã được đông đảo các anh em ca viên liên đới nghề nghiệp, đến từ các ca đoàn Lê Bảo Tịnh, Du ca, Gia đình trẻ,.. cộng tác đảm trách. Phần Lời Chúa, lời nguyện giáo dân và dâng của lễ, dưới sự điều động của Sơ Nguyễn Thị Thoa, chị dược sĩ Lê thị Xuân Phương và anh Cao Trọng Nghĩa, đã được các anh chị 5 ngành liên đới nghề nghiệp trân trọng thực hiện.
Chia sẻ Lời Chúa trong lễ thánh Giuse thợ, Đức Ông Mai Đức Vinh đã mời cộng đoàn suy nghĩ về những điểm chính sau đây: « Chúng ta là những người lao động dưới nhiều hình thức khác nhau: lao động trong gia đình, lao động với bao nhiêu công việc vất vả, lao động ngoài trời đổ mồ hôi nước mắt, hay lao động đau đầu óc trong văn phòng, vv, nhưng chúng ta luôn phải ý thức rằng chúng ta lúc nào cũng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo. Mặc dù Chúa đã tạo lên mọi sự, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sáng tạo, tiếp tục những công việc thiết kế xây dựng của Ngài với sự hợp tác của mỗi người chúng ta.
Như thánh Phao-lô đã khuyên chúng ta, chúng ta hãy làm với lòng tận tâm như làm cho Chúa, bởi vì công việc chúng ta làm có giá trị rất cao đối với Chúa trong việc sáng tạo con người cũng như s áng tạo vũ trụ, vì thế chúng ta phải tự hào, hãnh diện khi thấy Chúa đã chọn một người thợ mộc không có cương vị cao cấp trong xã hội, nhưng khiêm tốn như Thánh Giuse để làm gương mẫu cho chúng ta. Vì Thánh Giuse đã hy sinh cuộc đời đầy mồ hôi nước mắt của ngài để lo cho gia đình, để nuôi Đức Maria, nuối trẻ Jesus, dù ở Nazareth hay một trong hoàn cảnh di cư tị nạn như ở Bêlem, Ai Cập. Nhưng kết quả công lao khó khăn này, cộng với một cuộc sống khiêm tốn của ngài, đã gây ảnh hưởng tích cực đến những thành tích của Chúa sau này trong việc giảng dậy.
Để nói rằng, dù học đến đâu đi nữa, dù làm cái nghề gì đi nữa, chúng ta đừng có phân biệt nhau, vì trước mặt Chúa, mọi công việc đều có giá trị sáng tạo, giá trị trung thành với chính công việc của Đấng Tạo Thành, và đều có giá trị trong việc phục vụ các người khác. Chính ở trong tinh thần này mà từ 14 năm nay, mặc dù chúng ta không phải là một nghiệp đoàn, hay một tổ chức gì trong phạm vi chính trị, mặc dù chúng ta không làm gì lớn lao trong xã hội, nhưng chúng ta liên đới với nhau bằng cách phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kỹ thuật, xây dựng, vv, đồng thời sống đức tin, và đóng góp tích cực trong việc thánh hoá công lao của chúng ta cũng như phát triển con người riêng của chúng ta trong phong trào LĐNN.
Nói đến LĐNN thì chúng ta phải nhấn mạnh về ý nghĩa của chữ Ngành Nghề. Ngành nghề có ý nghĩa rộng, chẳng hạn như ngành dịch vụ bao gồm thu ngân, kế toán trong lĩnh vực tài chính, hay nghề bán hàng, hay nghề giúp người già, hay chuyên viên về máy móc, nhưng tất cả đều liên hệ, kết nối lại với nhau để tạo thành ngành dịch vụ dù mỗi người có một nghề khác nhau.
Về ý nghĩa của chữ Liên Đới thì chúng ta có thể nói tinh thần liên đới là một đặc điểm tinh hoa của dân tộc Việt Nam, và chúng ta đã được chứng kiến tinh thần chia sẻ và hợp tác giữa những người có ngành nghề khác nhau ở các làng, các xóm. Nhưng phải nói thật, theo những người nghiên cứu về tâm lý, thì họ có một nhận định tiêu cực về tâm tính của dân tộc Việt Nam: họ cho rằng người Việt quá khép kín, hay che giấu, không biết cởi mở, không dám chia sẻ với người khác, mà cái tệ của sự khép kín này đưa đến tính tình tự kiêu hay mặc cảm. Chúng ta phải thoát khỏi tiêu cực này, phải khắc phục nhược điểm này của người Việt, phải bỏ đi tính cạnh tranh, vượt qua những phân biệt, ganh tỵ về nghề nghiệp. Chúng ta phải tạo ra tinh thần anh em, rồi củng cố tinh thần đại đoàn kết, và sau đó phải phục vụ lẫn nhau theo gương của Chúa trong phúc âm để đạt đến đại sự, và đây chính là ý nghĩa căn bản và sôi động của hai chữ Liên Đới
Qua những nhận định vừa nêu ra, chúng ta rút ra cái mục đích căn bản như sau: Mục đích của phong tr ào LĐNN là giúp nhau sống đức tin, cùng dân tộc, văn hóa, để xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm sống nghề nghiệp. LĐNN nhằm mời gọi mọi người cố gắng quy tụ thành một phong trào đ ể giúp nhau sống đức tin trong công việc làm hàng ngày theo nghề nghiệp riêng của mình, để cùng nhau gây tình anh em, cùng đức tin, dân tộc, văn hóa, hoàn cảnh sống, để xây dựng cộng đoàn giáo xứ, để chia sẻ với nhau kinh nghiệm sống nghề nghiệp, để cùng nhau đem Chúa đến cho mọi người và đem mọi người về với Chúa. Hãy cùng nhau sống vững đức tin, cùng nhau thăng tiến trong nghề nghiệp, cùng nhau sống trong tinh thần bác ái hiệp nhất và huynh đệ. Xin thánh Giuse là thợ mộc làm gương mẫu cho chúng ta và củng cố tinh thần Liên Đới Nghề Nghiệp”.
Cùng nhau cử hành Đại Hội, nghe báo cáo về 5 ngành Liên Đới Nghề Nghiệp
Ngày đại hội hàng năm cũng là ngày mà các thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp nhìn lại, nhớ lại động lực, mục tiêu và sinh hoạt của mình. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh, tuyên úy sáng lập của Phong Trào LĐNN đã nhắc lại những nét chính yếu của linh đạo LĐNN.
Cuối lễ, Gs Trần Văn Cảnh, đại diện liên ngành, đã nhắc lại đôi điều chính yếu về LĐNN và báo cáo sinh hoạt hai năm 2012 và 2013. Năm thành lập: Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) được thành lập tại Giáo Xứ từ năm 2000, gồm năm ngành: Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Taxi, Xây Dựng. Quan thày của LĐNN: Thánh Giuse Thợ (mừng mỗi năm vào ngày 01. 05. Mục đích của LĐNN: Để sống Phúc Âm: LĐNN là một thể hiện sâu đậm Thánh Kinh trong đời sống chúng ta: Như Chúa Giêsu đã liên đới với chúng ta (Dt 3,14-18), chúng ta phải liên đới với nhau như các chi thể trong một thân thể (1Cr 11,12-30). Nhờ đó, chúng ta biết khóc với người khóc, vuì với người vui (1Cr 9,19-23), không phân biệt ‘tự do’ hay ‘nô lệ’, ‘Do Thái’ hay ‘Hy Lạp’ nữa, nhưng tất cả là ANH EM TRONG ĐỨC KITÔ (Cl 3,11). Để sống tình người: Càng gần với Phúc Âm, LĐNN là một trong những tương quan cao độ, cần thiết, cụ thể và luôn thích hợp với tình người: Tức là trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp. LĐNN mang những đặc tính con người tự nhiên và giá trị mãi như lời dạy của ông bà chúng ta: ‘Anh em như thể tay chân’, ‘Chị ngã em nâng’, ‘Học thày không tày học bạn’, ‘chia rẽ thì chết’, ‘Hợp quần xây sức mạnh’… Để xây dựng Giáo Xứ: Càng biết sống Phúc Âm, càng biết thể hiện tình người trong nếp sống nghề nghiệp của mình, chúng ta càng ý thức được rằng: đây là hai điều kiện tối cần để xây dụng Giáo Xứ chúng ta. Giáo Xứ chỉ tồn tại và phát triển khi mỗi chúng ta biết đoàn kết và liên đới với nhau. Đây là mục đích cụ thể, gần gũi và cơ bản của phong trào LĐNN.
Sinh hoạt của Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp trong hai năm 2012 và 2013: Để cùng nhau chung sức thể hiện ba mục đích trên đây, LĐNN có những sinh hạt cụ thể. Chung của Liên Nghành có 2 việc:
Đại Hội LĐNN và bữa cơm huynh đệ giúp quỹ giáo xứ, mỗi năm một lần, vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ, ngày 01 tháng 05. Năm 2012 được 2565,00 € và 2013 được 3328,00 €.
Tiệc Liên Đới Truyền Giáo, mỗi năm một lần, vào một trưa thứ bảy của tuần ‘Truyền Giáo, thường là cuối tháng 10, để góp quỹ Truyền Giáo cho Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của HĐGMVN. Năm 2012 được 3720,00 € và 2013 được 5088,00 €.
Tiếp theo là báo cáo của các đại diện ngành về sinh hoạt của ngành mình.
Dược sĩ Lê Thị Xuân Phương báo cáo về Nghành Chuyên Gia: - Cố vấn về Nha-Y- Dược- Luật (khi cần) - Phục vụ Cao Niên -Ngày Văn hóa chung với nhóm Thư Viện; - Cầu nguyện (gia đình trong nhóm bệnh tật, qua đời…tuần thứ ba trong tháng).
Ông Nguyễn Văn Thơm báo cáo về Ngành Xây Dựng: Lo bảo trì toàn bộ cơ sở Giáo xứ; ‘Mỗi năm họp mặt đốt Tết, hoạch định chương trình làm việc’. Năm 2014 chương trình lo chỉnh trang 3 hệ thống sưởi, điện và vệ sinh cho cơ sở giáo xứ, đồng thời coi và sửa lại toàn diện dàn tủ thư viện.
Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa và anh Nguyễn Quang Trung báo cáo về Ngành Dịch Vụ: - Hội và chia sẻ Thánh Kinh năm hai lần; - Tổng vệ sinh cơ sở Giáo Xứ năm hai lần: mùa Vọng và mùa Chay.
Ông Đỗ Văn Hòa báo cáo về Ngành Doanh Thương: vẫn tích cực tham gia các sinh hoạt chung của Liên Ngành. Đặc biệt vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, nhóm đã tổ chức bán bánh téc thâu được 7600, 00 € đã đưa Đức Ông, giúp quỹ giáo xứ và mua một máy rửa chén trị giá 2900,00 € cho nhà bếp của giáo xứ.
Ông Nguyễn Anh Hải báo cáo về Ngành Thân hữu Taxi: - Mỗi tháng gặp nhau cầu nguyện một lần, - mỗi năm tổ chức ‘Tiệc Xuân huynh đệ giữa các anh chị Taxi Việt, Lào, Cao Miên, Trung Hoa để có món tiền giúp các cô nhi viện, bệnh phong cùi …’, - ‘Xuất du chung với nhau một ngày’.
Cùng nhau dùng cơm huynh đệ và đóng góp văn nghệ vui chung
Sau Thánh lễ hơn 300 thực khách đã hòa mình vào không khí văn nghệ ấm cúng và cùng nhau thưởng thức những món ẩm thực thơm ngon, bổ dưỡng, do Nhóm cơm Chúa Nhật tuần thứ 2 đảm trách, với Chả giò siêu ngon, phở thượng hạng, Chè đại bổ và Nước rượu dồi dao. Những tràng vỗ tay, những tiếng nói, tiếng cười vang khắp phòng kéo mọi người hiện diện nơi đây xích lại gần nhau hơn trong tinh thần bạn hữu tương thân tương ái. Thật cảm ơn những anh chị văn nghệ sĩ, ban nhạc Hải Triều Âm và nhóm nhạc sĩ “cây nhà lá vườn” của Giáo Xứ đã đem đến những bài hát vui tươi với các cung bậc cảm xúc đầy màu sắc: Ave Maria (Schubert Franz) do Thu Hương trình diễn; Ánh trăng lẻ loi (Kỳ Anh) do Quang Đại diễn ca; Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) do Kim Phượng trình bày; Chiếc lá thu phai (Trịnh Công Sơn) do Thu Hồng; Mẹ tình yêu (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Em còn nhớ mùa xuân (Ngô Thụy Miên) do Thư Hương; Triệu con tim (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Chuyện tình Giêsu do Sơ Oanh; Ngôi nhà chúng ta do đôi bạn song ca Cha Sinh & Cha Phùng, DCCT; Nắng Paris, nắng Sài Gòn do Anh Nhân; Cho con biết yêu thương do Ánh Tuyết; Sài Gòn ơi, vĩnh biệt do Hoàng Anh; v.v...và v.v.....
Và không thể không nhắc đến các đầu bếp của Giáo Xứ cùng các em phục vụ, những người giữ một vai trò không nhỏ, tất cả đã đóng công góp sức chung tay xây dựng một ngày Đại Hội của Giáo Xứ về LĐNN thành công.
Cuối buổi tiệc, mọi người bịn rịn, quyến luyến chia tay nhau, trao đổi với nhau địa chỉ, số điện thoại, và không ai bảo ai, thầm hẹn nhau vào ngay Đại hội năm 2015.
Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Đinh Đức Huy và Trần Văn Cảnh
Vào lúc 11 giờ trưa, ngày 1 tháng 5 năm 2014, hòa trong niêm vui chung của Giáo Hội mừng lễ Thánh Giuse lao động, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan mừng đón Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 15, qua ba việc: tham dự thánh lễ chung; nghe báo cáo của 5 ngành Liên Đới: Chuyên gia, Xây dựng, Thương gia, Dịch vụ và Taxi về sinh hoạt năm 2013 vừa qua; và dùng cơm huynh đệ đồng thời đóng góp văn nghệ vui chung.
Xem Hình
Cùng nhau cử hành lễ Thánh Giuse thợ
Phong trào Liên đới Nghề nghiệp đã được Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris thành lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ, 01.05.2000. Vì vậy mà hằng năm, vào ngày 01.05, trong tinh thần hiệp nhất, đông đảo giáo dân của cộng đoàn giáo xứ đã đến hiệp thông, tham dự lễ Thánh Giuse thợ với các thành viên Phong trào Liên đới Nghề nghiệp của năm ngành nghề nghiệp: Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Xây đựng và Taxi.
Cử hành thánh lễ do 6 giáo sĩ của giáo xứ đồng tế: Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Vũ Minh Sinh, thầy sáu Tạ Đình Chung và thầy sáu Nguyễn Sơn.
Phần thánh ca, dưới sự điều động của anh Giang Minh Đức, đã được đông đảo các anh em ca viên liên đới nghề nghiệp, đến từ các ca đoàn Lê Bảo Tịnh, Du ca, Gia đình trẻ,.. cộng tác đảm trách. Phần Lời Chúa, lời nguyện giáo dân và dâng của lễ, dưới sự điều động của Sơ Nguyễn Thị Thoa, chị dược sĩ Lê thị Xuân Phương và anh Cao Trọng Nghĩa, đã được các anh chị 5 ngành liên đới nghề nghiệp trân trọng thực hiện.
Chia sẻ Lời Chúa trong lễ thánh Giuse thợ, Đức Ông Mai Đức Vinh đã mời cộng đoàn suy nghĩ về những điểm chính sau đây: « Chúng ta là những người lao động dưới nhiều hình thức khác nhau: lao động trong gia đình, lao động với bao nhiêu công việc vất vả, lao động ngoài trời đổ mồ hôi nước mắt, hay lao động đau đầu óc trong văn phòng, vv, nhưng chúng ta luôn phải ý thức rằng chúng ta lúc nào cũng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo. Mặc dù Chúa đã tạo lên mọi sự, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sáng tạo, tiếp tục những công việc thiết kế xây dựng của Ngài với sự hợp tác của mỗi người chúng ta.
Như thánh Phao-lô đã khuyên chúng ta, chúng ta hãy làm với lòng tận tâm như làm cho Chúa, bởi vì công việc chúng ta làm có giá trị rất cao đối với Chúa trong việc sáng tạo con người cũng như s áng tạo vũ trụ, vì thế chúng ta phải tự hào, hãnh diện khi thấy Chúa đã chọn một người thợ mộc không có cương vị cao cấp trong xã hội, nhưng khiêm tốn như Thánh Giuse để làm gương mẫu cho chúng ta. Vì Thánh Giuse đã hy sinh cuộc đời đầy mồ hôi nước mắt của ngài để lo cho gia đình, để nuôi Đức Maria, nuối trẻ Jesus, dù ở Nazareth hay một trong hoàn cảnh di cư tị nạn như ở Bêlem, Ai Cập. Nhưng kết quả công lao khó khăn này, cộng với một cuộc sống khiêm tốn của ngài, đã gây ảnh hưởng tích cực đến những thành tích của Chúa sau này trong việc giảng dậy.
Để nói rằng, dù học đến đâu đi nữa, dù làm cái nghề gì đi nữa, chúng ta đừng có phân biệt nhau, vì trước mặt Chúa, mọi công việc đều có giá trị sáng tạo, giá trị trung thành với chính công việc của Đấng Tạo Thành, và đều có giá trị trong việc phục vụ các người khác. Chính ở trong tinh thần này mà từ 14 năm nay, mặc dù chúng ta không phải là một nghiệp đoàn, hay một tổ chức gì trong phạm vi chính trị, mặc dù chúng ta không làm gì lớn lao trong xã hội, nhưng chúng ta liên đới với nhau bằng cách phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kỹ thuật, xây dựng, vv, đồng thời sống đức tin, và đóng góp tích cực trong việc thánh hoá công lao của chúng ta cũng như phát triển con người riêng của chúng ta trong phong trào LĐNN.
Nói đến LĐNN thì chúng ta phải nhấn mạnh về ý nghĩa của chữ Ngành Nghề. Ngành nghề có ý nghĩa rộng, chẳng hạn như ngành dịch vụ bao gồm thu ngân, kế toán trong lĩnh vực tài chính, hay nghề bán hàng, hay nghề giúp người già, hay chuyên viên về máy móc, nhưng tất cả đều liên hệ, kết nối lại với nhau để tạo thành ngành dịch vụ dù mỗi người có một nghề khác nhau.
Về ý nghĩa của chữ Liên Đới thì chúng ta có thể nói tinh thần liên đới là một đặc điểm tinh hoa của dân tộc Việt Nam, và chúng ta đã được chứng kiến tinh thần chia sẻ và hợp tác giữa những người có ngành nghề khác nhau ở các làng, các xóm. Nhưng phải nói thật, theo những người nghiên cứu về tâm lý, thì họ có một nhận định tiêu cực về tâm tính của dân tộc Việt Nam: họ cho rằng người Việt quá khép kín, hay che giấu, không biết cởi mở, không dám chia sẻ với người khác, mà cái tệ của sự khép kín này đưa đến tính tình tự kiêu hay mặc cảm. Chúng ta phải thoát khỏi tiêu cực này, phải khắc phục nhược điểm này của người Việt, phải bỏ đi tính cạnh tranh, vượt qua những phân biệt, ganh tỵ về nghề nghiệp. Chúng ta phải tạo ra tinh thần anh em, rồi củng cố tinh thần đại đoàn kết, và sau đó phải phục vụ lẫn nhau theo gương của Chúa trong phúc âm để đạt đến đại sự, và đây chính là ý nghĩa căn bản và sôi động của hai chữ Liên Đới
Qua những nhận định vừa nêu ra, chúng ta rút ra cái mục đích căn bản như sau: Mục đích của phong tr ào LĐNN là giúp nhau sống đức tin, cùng dân tộc, văn hóa, để xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm sống nghề nghiệp. LĐNN nhằm mời gọi mọi người cố gắng quy tụ thành một phong trào đ ể giúp nhau sống đức tin trong công việc làm hàng ngày theo nghề nghiệp riêng của mình, để cùng nhau gây tình anh em, cùng đức tin, dân tộc, văn hóa, hoàn cảnh sống, để xây dựng cộng đoàn giáo xứ, để chia sẻ với nhau kinh nghiệm sống nghề nghiệp, để cùng nhau đem Chúa đến cho mọi người và đem mọi người về với Chúa. Hãy cùng nhau sống vững đức tin, cùng nhau thăng tiến trong nghề nghiệp, cùng nhau sống trong tinh thần bác ái hiệp nhất và huynh đệ. Xin thánh Giuse là thợ mộc làm gương mẫu cho chúng ta và củng cố tinh thần Liên Đới Nghề Nghiệp”.
Cùng nhau cử hành Đại Hội, nghe báo cáo về 5 ngành Liên Đới Nghề Nghiệp
Ngày đại hội hàng năm cũng là ngày mà các thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp nhìn lại, nhớ lại động lực, mục tiêu và sinh hoạt của mình. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh, tuyên úy sáng lập của Phong Trào LĐNN đã nhắc lại những nét chính yếu của linh đạo LĐNN.
Cuối lễ, Gs Trần Văn Cảnh, đại diện liên ngành, đã nhắc lại đôi điều chính yếu về LĐNN và báo cáo sinh hoạt hai năm 2012 và 2013. Năm thành lập: Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) được thành lập tại Giáo Xứ từ năm 2000, gồm năm ngành: Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Taxi, Xây Dựng. Quan thày của LĐNN: Thánh Giuse Thợ (mừng mỗi năm vào ngày 01. 05. Mục đích của LĐNN: Để sống Phúc Âm: LĐNN là một thể hiện sâu đậm Thánh Kinh trong đời sống chúng ta: Như Chúa Giêsu đã liên đới với chúng ta (Dt 3,14-18), chúng ta phải liên đới với nhau như các chi thể trong một thân thể (1Cr 11,12-30). Nhờ đó, chúng ta biết khóc với người khóc, vuì với người vui (1Cr 9,19-23), không phân biệt ‘tự do’ hay ‘nô lệ’, ‘Do Thái’ hay ‘Hy Lạp’ nữa, nhưng tất cả là ANH EM TRONG ĐỨC KITÔ (Cl 3,11). Để sống tình người: Càng gần với Phúc Âm, LĐNN là một trong những tương quan cao độ, cần thiết, cụ thể và luôn thích hợp với tình người: Tức là trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp. LĐNN mang những đặc tính con người tự nhiên và giá trị mãi như lời dạy của ông bà chúng ta: ‘Anh em như thể tay chân’, ‘Chị ngã em nâng’, ‘Học thày không tày học bạn’, ‘chia rẽ thì chết’, ‘Hợp quần xây sức mạnh’… Để xây dựng Giáo Xứ: Càng biết sống Phúc Âm, càng biết thể hiện tình người trong nếp sống nghề nghiệp của mình, chúng ta càng ý thức được rằng: đây là hai điều kiện tối cần để xây dụng Giáo Xứ chúng ta. Giáo Xứ chỉ tồn tại và phát triển khi mỗi chúng ta biết đoàn kết và liên đới với nhau. Đây là mục đích cụ thể, gần gũi và cơ bản của phong trào LĐNN.
Sinh hoạt của Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp trong hai năm 2012 và 2013: Để cùng nhau chung sức thể hiện ba mục đích trên đây, LĐNN có những sinh hạt cụ thể. Chung của Liên Nghành có 2 việc:
Đại Hội LĐNN và bữa cơm huynh đệ giúp quỹ giáo xứ, mỗi năm một lần, vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ, ngày 01 tháng 05. Năm 2012 được 2565,00 € và 2013 được 3328,00 €.
Tiệc Liên Đới Truyền Giáo, mỗi năm một lần, vào một trưa thứ bảy của tuần ‘Truyền Giáo, thường là cuối tháng 10, để góp quỹ Truyền Giáo cho Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của HĐGMVN. Năm 2012 được 3720,00 € và 2013 được 5088,00 €.
Tiếp theo là báo cáo của các đại diện ngành về sinh hoạt của ngành mình.
Dược sĩ Lê Thị Xuân Phương báo cáo về Nghành Chuyên Gia: - Cố vấn về Nha-Y- Dược- Luật (khi cần) - Phục vụ Cao Niên -Ngày Văn hóa chung với nhóm Thư Viện; - Cầu nguyện (gia đình trong nhóm bệnh tật, qua đời…tuần thứ ba trong tháng).
Ông Nguyễn Văn Thơm báo cáo về Ngành Xây Dựng: Lo bảo trì toàn bộ cơ sở Giáo xứ; ‘Mỗi năm họp mặt đốt Tết, hoạch định chương trình làm việc’. Năm 2014 chương trình lo chỉnh trang 3 hệ thống sưởi, điện và vệ sinh cho cơ sở giáo xứ, đồng thời coi và sửa lại toàn diện dàn tủ thư viện.
Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa và anh Nguyễn Quang Trung báo cáo về Ngành Dịch Vụ: - Hội và chia sẻ Thánh Kinh năm hai lần; - Tổng vệ sinh cơ sở Giáo Xứ năm hai lần: mùa Vọng và mùa Chay.
Ông Đỗ Văn Hòa báo cáo về Ngành Doanh Thương: vẫn tích cực tham gia các sinh hoạt chung của Liên Ngành. Đặc biệt vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, nhóm đã tổ chức bán bánh téc thâu được 7600, 00 € đã đưa Đức Ông, giúp quỹ giáo xứ và mua một máy rửa chén trị giá 2900,00 € cho nhà bếp của giáo xứ.
Ông Nguyễn Anh Hải báo cáo về Ngành Thân hữu Taxi: - Mỗi tháng gặp nhau cầu nguyện một lần, - mỗi năm tổ chức ‘Tiệc Xuân huynh đệ giữa các anh chị Taxi Việt, Lào, Cao Miên, Trung Hoa để có món tiền giúp các cô nhi viện, bệnh phong cùi …’, - ‘Xuất du chung với nhau một ngày’.
Cùng nhau dùng cơm huynh đệ và đóng góp văn nghệ vui chung
Sau Thánh lễ hơn 300 thực khách đã hòa mình vào không khí văn nghệ ấm cúng và cùng nhau thưởng thức những món ẩm thực thơm ngon, bổ dưỡng, do Nhóm cơm Chúa Nhật tuần thứ 2 đảm trách, với Chả giò siêu ngon, phở thượng hạng, Chè đại bổ và Nước rượu dồi dao. Những tràng vỗ tay, những tiếng nói, tiếng cười vang khắp phòng kéo mọi người hiện diện nơi đây xích lại gần nhau hơn trong tinh thần bạn hữu tương thân tương ái. Thật cảm ơn những anh chị văn nghệ sĩ, ban nhạc Hải Triều Âm và nhóm nhạc sĩ “cây nhà lá vườn” của Giáo Xứ đã đem đến những bài hát vui tươi với các cung bậc cảm xúc đầy màu sắc: Ave Maria (Schubert Franz) do Thu Hương trình diễn; Ánh trăng lẻ loi (Kỳ Anh) do Quang Đại diễn ca; Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) do Kim Phượng trình bày; Chiếc lá thu phai (Trịnh Công Sơn) do Thu Hồng; Mẹ tình yêu (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Em còn nhớ mùa xuân (Ngô Thụy Miên) do Thư Hương; Triệu con tim (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Chuyện tình Giêsu do Sơ Oanh; Ngôi nhà chúng ta do đôi bạn song ca Cha Sinh & Cha Phùng, DCCT; Nắng Paris, nắng Sài Gòn do Anh Nhân; Cho con biết yêu thương do Ánh Tuyết; Sài Gòn ơi, vĩnh biệt do Hoàng Anh; v.v...và v.v.....
Và không thể không nhắc đến các đầu bếp của Giáo Xứ cùng các em phục vụ, những người giữ một vai trò không nhỏ, tất cả đã đóng công góp sức chung tay xây dựng một ngày Đại Hội của Giáo Xứ về LĐNN thành công.
Cuối buổi tiệc, mọi người bịn rịn, quyến luyến chia tay nhau, trao đổi với nhau địa chỉ, số điện thoại, và không ai bảo ai, thầm hẹn nhau vào ngay Đại hội năm 2015.
Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Đinh Đức Huy và Trần Văn Cảnh