Vatican City, 16 tháng 6, 2014 (VIS) – Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã tổ chức một hội nghị để minh định các hình thức đầu tư hiện hành và có thể áp dụng cho việc đảm bảo một xã hội bình đẳng hơn. Hội nghị có chủ đề “Đầu tư với mục đích giúp người nghèo” đang diễn tiến tại Rôma trong tuần này. Các tham dự viện, kể cả các đại biểu của giáo triều Curia được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến sáng nay.
Đầu tư với mục đích giúp người nghèo là một hình thức đầu tư “có lợi ích cho các cộng đồng điạ phương và môi sinh, cũng như cung cấp một lợi nhuận đáng kể.” Đức Thánh Cha nói: Các nhà đầu tư theo thể thức này “ý thức về sự hiện hữu của những hoàn cảnh bất công trầm trọng, các trường hợp có sự bất bình đẳng lớn lao trong xã hội, và những tình trạng nghèo khó không thể chấp nhận ảnh hưởng đến các cộng đồng và toàn thể dân chúng. Các nhà đầu tư này đến với các công ty xử dụng tài nguyên của họ để cổ võ cho việc phát triển kinh tế và xã hội của các nhóm người này qua việc đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu căn bản liên quan đến việc canh tác, cung cấp nước, nhà cửa có tiện nghị khả dĩ với giá cả vừa phải, cũng như chăm sóc sức khoẻ căn bản và các dịch vụ về giáo dục cho người nghèo.”
Đầu tư theo kiểu này nhằm đạt được những kết quả tích cực về xã hội tại các cộng đồng điạ phương, như tạo công ăn việc làm, cung cấp điện nước, việc huấn luyện và gia tăng sản lượng canh nông. Tiền lời cho các nhà đầu tư thường ít hơn so với các loại đầu tư khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “sự hợp lý của các hình thức can thiệp mới mẻ là việc công nhận có sự nối kết tối hậu giữa lợi nhuận và tình liên đới, là một cái vòng luẩn quẩn giữa lợi tức và các quà tặng… Các Kitô hữu được mời gọi để tái khám phá, để cảm nghiệm và tuyên xưng cho tất cả mọi người sự hiệp nhất quý báu và tiên quyết giữa lợi tức và tình liên đới”.
Ngài nói: “Điều quan trọng là đạo lý một lần nữa phải đóng vai trong thế giới chứng khoán và các thị trường phải phục vụ cho lợi ích của dân chúng và ích lợi chung của nhân loại. Càng ngày chúng ta càng cảm thấy không thể chấp nhận các thị trường chứng khoán đang áp đặt trên định mệnh của dân chúng, thay vì phục vụ cho nhu cầu của họ; hay chỉ có một số ít người được thụ hưởng những tài nguyên bao la qua việc đầu tư khéo léo, trong khi nhiều người khác lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Kỹ thuật tân tiến đã giúp cho các dịch vụ tài chánh được thực hiện rất nhanh chóng, nhưng về lâu dài thì điều này chỉ đáng kể khi phục vụ đắc lực hơn cho lợi ích chung. Về phương diện này, các âm mưu làm giá các loại thực phẩm là một điều ghê tởm vì ảnh hưởng trầm trọng đến việc cung cấp thức ăn cho những người nghèo khó trong gia đình nhân loại.
Việc khẩn cấp là các chính phủ trên toàn thế giới phải cam kết phát triển một hệ thống quốc tế có thể cổ võ cho một thị trường đầu tư với mục đích giúp người nghèo, như thế mới có thể chống lại một nền kinh tế kỳ thị, phân cách và loại trừ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc là hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Quiricus và Giulitta, một người con trai và một bà mẹ bị bách hại dưới triều đại Diocletian, họ đã từ bỏ tất cả tài sản để phân phát cho người nghèo và chấp nhận việc tử đạo. Ngài kết luận: “Tôi xin hiệp ý cùng các bạn để nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta không bao giờ quên sự phù vân của các tài nguyên trần thế và tái lập sự cam kết của chúng ta cho việc phụng sự cho lợi ích chung với tình yêu và với sự chú ý nhiều hơn đến những người anh chị em nghèo khổ nhất và yếu đuối nhất của chúng ta”.
Đầu tư với mục đích giúp người nghèo là một hình thức đầu tư “có lợi ích cho các cộng đồng điạ phương và môi sinh, cũng như cung cấp một lợi nhuận đáng kể.” Đức Thánh Cha nói: Các nhà đầu tư theo thể thức này “ý thức về sự hiện hữu của những hoàn cảnh bất công trầm trọng, các trường hợp có sự bất bình đẳng lớn lao trong xã hội, và những tình trạng nghèo khó không thể chấp nhận ảnh hưởng đến các cộng đồng và toàn thể dân chúng. Các nhà đầu tư này đến với các công ty xử dụng tài nguyên của họ để cổ võ cho việc phát triển kinh tế và xã hội của các nhóm người này qua việc đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu căn bản liên quan đến việc canh tác, cung cấp nước, nhà cửa có tiện nghị khả dĩ với giá cả vừa phải, cũng như chăm sóc sức khoẻ căn bản và các dịch vụ về giáo dục cho người nghèo.”
Đầu tư theo kiểu này nhằm đạt được những kết quả tích cực về xã hội tại các cộng đồng điạ phương, như tạo công ăn việc làm, cung cấp điện nước, việc huấn luyện và gia tăng sản lượng canh nông. Tiền lời cho các nhà đầu tư thường ít hơn so với các loại đầu tư khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “sự hợp lý của các hình thức can thiệp mới mẻ là việc công nhận có sự nối kết tối hậu giữa lợi nhuận và tình liên đới, là một cái vòng luẩn quẩn giữa lợi tức và các quà tặng… Các Kitô hữu được mời gọi để tái khám phá, để cảm nghiệm và tuyên xưng cho tất cả mọi người sự hiệp nhất quý báu và tiên quyết giữa lợi tức và tình liên đới”.
Ngài nói: “Điều quan trọng là đạo lý một lần nữa phải đóng vai trong thế giới chứng khoán và các thị trường phải phục vụ cho lợi ích của dân chúng và ích lợi chung của nhân loại. Càng ngày chúng ta càng cảm thấy không thể chấp nhận các thị trường chứng khoán đang áp đặt trên định mệnh của dân chúng, thay vì phục vụ cho nhu cầu của họ; hay chỉ có một số ít người được thụ hưởng những tài nguyên bao la qua việc đầu tư khéo léo, trong khi nhiều người khác lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Kỹ thuật tân tiến đã giúp cho các dịch vụ tài chánh được thực hiện rất nhanh chóng, nhưng về lâu dài thì điều này chỉ đáng kể khi phục vụ đắc lực hơn cho lợi ích chung. Về phương diện này, các âm mưu làm giá các loại thực phẩm là một điều ghê tởm vì ảnh hưởng trầm trọng đến việc cung cấp thức ăn cho những người nghèo khó trong gia đình nhân loại.
Việc khẩn cấp là các chính phủ trên toàn thế giới phải cam kết phát triển một hệ thống quốc tế có thể cổ võ cho một thị trường đầu tư với mục đích giúp người nghèo, như thế mới có thể chống lại một nền kinh tế kỳ thị, phân cách và loại trừ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc là hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Quiricus và Giulitta, một người con trai và một bà mẹ bị bách hại dưới triều đại Diocletian, họ đã từ bỏ tất cả tài sản để phân phát cho người nghèo và chấp nhận việc tử đạo. Ngài kết luận: “Tôi xin hiệp ý cùng các bạn để nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta không bao giờ quên sự phù vân của các tài nguyên trần thế và tái lập sự cam kết của chúng ta cho việc phụng sự cho lợi ích chung với tình yêu và với sự chú ý nhiều hơn đến những người anh chị em nghèo khổ nhất và yếu đuối nhất của chúng ta”.