Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 24 mùa Thường niên năm A 14-9-2014
“Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước,”
Để chiếu về, nghe thấm thía gian nan!”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 3: 13-17
Thấm thía gian-nan, không vì lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước. Gian nan thấm thía, còn vì nhiều thứ và nhiều sự vẫn cứ xảy đến với đời người. Trình-thuật thánh-sử ghi chép hôm nay, còn gọi gian-nan là thánh-giá mà cả Chúa lẫn người phàm đều đã và đang gánh vác.
Về thánh giá, có người lại so sánh nói: nếu ta xếp các cây Thập giá nay gặp được ở đất vùng miền Châu Âu thành hàng nối đuôi nhau, ta sẽ có tuyến thập tự trải dài từ Rôma đến Giêrusalem! Suy Tôn Thánh Giá ngày nay, bắt nguồn từ những câu chuyện đầy bức xúc như thế.
Năm 326, Thân Mẫu của Hoàng đế Cônstantin là bà Hêlêna, tuổi đời tuy đã đạt 80 rồi, nhưng cụ vẫn lên thuyền vượt sóng, trực chỉ Giêrusalem quyết tìm cho bằng được thập giá Đức Kitô, và mộ phần của Ngài. Rất may, cụ đã tìm được Mộ Thánh của Chúa, nên đã yêu cầu lập thánh đường, ở ngay đó. Từ bấy giờ, Suy Tôn Thánh Giá vẫn là lễ được sùng kính, đến hôm nay.
Dù rằng thế, thánh giá thật có Chúa chết ở trên, vẫn phát tán ở đâu đó, không tìm thấy. Có người bảo: có nhà lãnh đạo Do Thái giấu Thập giá của Chúa dưới lòng giếng ở Giêrusalem. Có lãnh đạo khác đã chỉ cho cụ Hêlêna biết giếng nước để tìm. Câu chuyện cứ thế tiếp tục, và người ta tìm được những ba thập tự. Không rõ thập tự nào là thánh giá Chúa ngự, Đức Giám Mục thành Giêrusalem lúc đó là thánh Macarius bèn gửi cả ba thập tự đến một cụ bà đang sắp lìa trần. Bà sờ vào cây thứ nhất, thấy không có biến đổi, nhưng sờ đến thập tự thứ ba, thì bà khỏi ngay, hết bệnh. Và nhờ đó, thánh Hêlêna mới tìm được thánh giá đích thực, Chúa ngự đến.
Thánh giá đích thực vẫn được đặt tại nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem cho đến thế kỷ thứ 7 khi toàn bộ thành phố bị vua Ba Tư Chosroes II lấy đem về xứ Ba Tư. Năm 628, Hoàng đế Heraclius II lật đổ chính quyền nước Ba Tư và đã đem Thánh giá Chúa về thành Constantinople, thủ đô của hoàng triều. Kịp vào mùa xuân năm 629, ông đem về lại Giêrusalem. Lễ mừng hôm nay, qua tên gọi là Suy Tôn Thánh Giá, là để mừng kính việc đưa Thánh Giá của Chúa toàn thắng trở về với thành thánh của Người.
Một đằng, đây chỉ là truyền thống mọi người để tâm quá nhiều đến khí cụ hành hình, nhằm giết Chúa. So với thời đại hôm nay, nào khác gì rủ nhau hành hương đến thăm lò nướng xác người ở Auschwitz và Dã Châu. Thật ra, cũng chẳng ai tìm tới đó, để vui thích. Có những nơi, chỉ đến một lần đã làm ta nhớ lại mọi tội ác, sẽ không bao giờ tái diễn, một lần nữa.
Tương tự như thế, lễ hội Suy Tôn Thánh Giá Chúa hôm nay, mời ta tập trung tư tưởng để chiêm niệm. Sự toàn thắng của Thập giá Đức Giê-su, nằm trong ý nghĩa đó, ngang qua đó mà đi xa hơn. Thập giá Chúa nay tỏ cho ta biết cách để tội ác trôi qua; không đặt nơi ta những bẫy cạm bằng các hành xử gây tác hại cho người khác. Đồng thời, khiến ta quan tâm đến cuộc sống biết thương yêu. Sống đời công minh chính trực, rất nhân hiền.
Trên nơi cao Thập giá Chúa, ta nhận ra cái giá phải trả, để sống ngập tràn cuộc sống của con người. Sống có biết hy sinh, độ lượng. Sống, có tình thương yêu cứu độ. Sống quả cảm, dám giáp mặt với ác thần/sự dữ, hằng vây quanh. Trong cố gắng làm được như thế, chúng ta cũng sẻ san với mọi người, nơi Thánh Giá. Chia sẻ và thương yêu, nơi sự toàn thắng không ngừng của Đức Chúa Phục Sinh.
Cho dù, mọi người vẫn giỡn cợt vềi các mẩu chuyện về Thập Giá Đích thực, thì tình thương yêu của Cha, Con và Chúa Thánh Linh vẫn sẻ san với hết mọi người đang đau khổ. Tình thương của Chúa, vẫn tỏ bày mức độ Chúa muốn ta hiểu rằng Ngài kết hợp rất nhiều với chúng ta.
Thập Giá Chúa vẫn đứng thẳng, như dấu chỉ cho thấy Đức Chúa không lên án chúng ta. Ngài chẳng hề mong ta đau khổ nhục hình mà chết đi; nhưng, Đức Chúa vẫn đến với ta. Ngài vẫn chấp nhận mọi cực hình, khổ đau và chết đi. Và, Ngài đã sống lại để ta biết đường hướng dẫn ta đến với tình thương yêu và sự sống vĩnh cửu.
Trong cảm-nghiệm thập-giá khá gian-nan, cũng nên ngâm lại lời thơ ta ngâm hát, rằng:
“Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước,”
Để chiều về, nghe thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẽ đôi bài tình man-mác.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Uyên Ương)
Thì ra, tình man-mác vẫn đính kèm thánh-giá gian nan suốt đường đời. Để người người lại sẽ coi đó như sự-kiện có thật trong đời mình.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
“Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước,”
Để chiếu về, nghe thấm thía gian nan!”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 3: 13-17
Thấm thía gian-nan, không vì lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước. Gian nan thấm thía, còn vì nhiều thứ và nhiều sự vẫn cứ xảy đến với đời người. Trình-thuật thánh-sử ghi chép hôm nay, còn gọi gian-nan là thánh-giá mà cả Chúa lẫn người phàm đều đã và đang gánh vác.
Về thánh giá, có người lại so sánh nói: nếu ta xếp các cây Thập giá nay gặp được ở đất vùng miền Châu Âu thành hàng nối đuôi nhau, ta sẽ có tuyến thập tự trải dài từ Rôma đến Giêrusalem! Suy Tôn Thánh Giá ngày nay, bắt nguồn từ những câu chuyện đầy bức xúc như thế.
Năm 326, Thân Mẫu của Hoàng đế Cônstantin là bà Hêlêna, tuổi đời tuy đã đạt 80 rồi, nhưng cụ vẫn lên thuyền vượt sóng, trực chỉ Giêrusalem quyết tìm cho bằng được thập giá Đức Kitô, và mộ phần của Ngài. Rất may, cụ đã tìm được Mộ Thánh của Chúa, nên đã yêu cầu lập thánh đường, ở ngay đó. Từ bấy giờ, Suy Tôn Thánh Giá vẫn là lễ được sùng kính, đến hôm nay.
Dù rằng thế, thánh giá thật có Chúa chết ở trên, vẫn phát tán ở đâu đó, không tìm thấy. Có người bảo: có nhà lãnh đạo Do Thái giấu Thập giá của Chúa dưới lòng giếng ở Giêrusalem. Có lãnh đạo khác đã chỉ cho cụ Hêlêna biết giếng nước để tìm. Câu chuyện cứ thế tiếp tục, và người ta tìm được những ba thập tự. Không rõ thập tự nào là thánh giá Chúa ngự, Đức Giám Mục thành Giêrusalem lúc đó là thánh Macarius bèn gửi cả ba thập tự đến một cụ bà đang sắp lìa trần. Bà sờ vào cây thứ nhất, thấy không có biến đổi, nhưng sờ đến thập tự thứ ba, thì bà khỏi ngay, hết bệnh. Và nhờ đó, thánh Hêlêna mới tìm được thánh giá đích thực, Chúa ngự đến.
Thánh giá đích thực vẫn được đặt tại nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem cho đến thế kỷ thứ 7 khi toàn bộ thành phố bị vua Ba Tư Chosroes II lấy đem về xứ Ba Tư. Năm 628, Hoàng đế Heraclius II lật đổ chính quyền nước Ba Tư và đã đem Thánh giá Chúa về thành Constantinople, thủ đô của hoàng triều. Kịp vào mùa xuân năm 629, ông đem về lại Giêrusalem. Lễ mừng hôm nay, qua tên gọi là Suy Tôn Thánh Giá, là để mừng kính việc đưa Thánh Giá của Chúa toàn thắng trở về với thành thánh của Người.
Một đằng, đây chỉ là truyền thống mọi người để tâm quá nhiều đến khí cụ hành hình, nhằm giết Chúa. So với thời đại hôm nay, nào khác gì rủ nhau hành hương đến thăm lò nướng xác người ở Auschwitz và Dã Châu. Thật ra, cũng chẳng ai tìm tới đó, để vui thích. Có những nơi, chỉ đến một lần đã làm ta nhớ lại mọi tội ác, sẽ không bao giờ tái diễn, một lần nữa.
Tương tự như thế, lễ hội Suy Tôn Thánh Giá Chúa hôm nay, mời ta tập trung tư tưởng để chiêm niệm. Sự toàn thắng của Thập giá Đức Giê-su, nằm trong ý nghĩa đó, ngang qua đó mà đi xa hơn. Thập giá Chúa nay tỏ cho ta biết cách để tội ác trôi qua; không đặt nơi ta những bẫy cạm bằng các hành xử gây tác hại cho người khác. Đồng thời, khiến ta quan tâm đến cuộc sống biết thương yêu. Sống đời công minh chính trực, rất nhân hiền.
Trên nơi cao Thập giá Chúa, ta nhận ra cái giá phải trả, để sống ngập tràn cuộc sống của con người. Sống có biết hy sinh, độ lượng. Sống, có tình thương yêu cứu độ. Sống quả cảm, dám giáp mặt với ác thần/sự dữ, hằng vây quanh. Trong cố gắng làm được như thế, chúng ta cũng sẻ san với mọi người, nơi Thánh Giá. Chia sẻ và thương yêu, nơi sự toàn thắng không ngừng của Đức Chúa Phục Sinh.
Cho dù, mọi người vẫn giỡn cợt vềi các mẩu chuyện về Thập Giá Đích thực, thì tình thương yêu của Cha, Con và Chúa Thánh Linh vẫn sẻ san với hết mọi người đang đau khổ. Tình thương của Chúa, vẫn tỏ bày mức độ Chúa muốn ta hiểu rằng Ngài kết hợp rất nhiều với chúng ta.
Thập Giá Chúa vẫn đứng thẳng, như dấu chỉ cho thấy Đức Chúa không lên án chúng ta. Ngài chẳng hề mong ta đau khổ nhục hình mà chết đi; nhưng, Đức Chúa vẫn đến với ta. Ngài vẫn chấp nhận mọi cực hình, khổ đau và chết đi. Và, Ngài đã sống lại để ta biết đường hướng dẫn ta đến với tình thương yêu và sự sống vĩnh cửu.
Trong cảm-nghiệm thập-giá khá gian-nan, cũng nên ngâm lại lời thơ ta ngâm hát, rằng:
“Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước,”
Để chiều về, nghe thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẽ đôi bài tình man-mác.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Uyên Ương)
Thì ra, tình man-mác vẫn đính kèm thánh-giá gian nan suốt đường đời. Để người người lại sẽ coi đó như sự-kiện có thật trong đời mình.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.