Chiều Thứ Bẩy 11-4-2015, tại đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc ấn định Năm Thánh Ngoại thường về lòng thương xót của Chúa. Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ ngày 8-12 năm nay và kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua.
Tông sắc, tựa đề “Misericordiae vultus” (Khuôn mặt thương xót), gồm ba phần. Trong phần đầu, Đức Phanxicô đào sâu ý niệm thương xót; trong phần hai, ngài trình bày một số gợi ý để cử hành Năm Thánh. Sau cùng, phần ba chứa đựng một số lời kêu gọi.
Theo Đức Phanxicô, lòng thương xót là chức năng chính của Giáo Hội và là khía cạnh chủ chốt trong thừa tác vụ và việc làm của Chúa Giêsu Kitô. Lòng thương xót là phẩm tính chủ chốt trong các hành động của Thiên Chúa đối với loài người. Và ta được phán xét tùy theo lượng thương xót của ta.
Ở phần hai của tông sắc, trong số các gợi ý để cử hành năm thánh thương xót, Đức Phanxicô đặc biệt nêu ra sáng kiến: trong mùa chay 2016, ngài sẽ cử các nhà truyền giáo mà chính ngài gọi là các nhà truyền giáo của lòng thương xót tới các giáo phận để giải tội. Các vị này sẽ được trao quyền giải cả các tội chỉ có Tòa Thánh mới được giải.
Trong khung cảnh cuộc tranh luận nóng bỏng về những người ly dị và tái hôn hiện nay, nhiều người hy vọng phải chăng các vị linh mục của lòng thương xót này được quyền “tha tội” cho nhóm người này để họ được rước lễ. Điều này hình như không hẳn đúng. Trước nhất vì đây chỉ là một sáng kiến “ad hoc”, áp dụng cho Mùa Chay của năm thánh thương xót mà thôi. Thứ hai, trong số “các tội” mà chỉ có Tòa Thánh được phép tha, không thấy có tội “bất chấp tính thành sự của hôn nhân thứ nhất, cứ kết hôn ở tòa đời lần thứ hai”. Thực vậy, các tội chỉ có Tòa Thánh mới tha bao gồm: tội phạm tới Thánh Thể, ám sát Đức Giáo Hoàng, linh mục phạm ấn tín giải tội, linh mục phạm điều răn thứ sáu với ai rồi ban phép giải tội cho họ, và người tham dự vào việc phá thai sau đó xin đi tu làm linh mục hay phó tế.
Trong phần ba của tông sắc, người ta lưu ý tới đoạn Đức Phanxicô nói về mối tương quan giữa công lý và lòng thương xót. Đây không phải là hai khía cạnh tương phản nhau, mà là hai chiều kích của cùng một thực tại duy nhất, vì “Công lý của Thiên Chúa chính là sự tha thứ của Chúa”, “lòng thương xót không trái với công lý”, vì qua lòng thương xót, Thiên Chúa cống hiến cho tội nhân cơ hội “hồi tỉnh lại, hoán cải và tin tưởng”.
I. Lòng thương xót dưới cái nhìn của các tâm lý gia
Tóm lại, lòng thương xót sẽ là chủ đề lớn, không những chỉ khởi đầu được bàn bạc học hỏi từ tháng Mười Hai năm nay mà là ngay lúc này, khi toàn thể Giáo Hội đang chuẩn bị bước vào cuộc thảo luận vĩ đại về gia đình mà ai cũng biết là một định chế đang gặp nhiều khủng hoảng lớn lao, nhiều đau khổ cùng cực cần được nhìn bằng một lượng từ bi thương xót không những của Thiên Chúa mà của những người đồng đạo xưa nay quá thiên về tinh thần vụ luật mà quên đi tình người, tình xót thương vốn là đặc điểm chủ yếu của Thiên Chúa, của Giáo Hội và do đó của mọi tín hữu Chúa Kitô.
Trong số các suy nghĩ gần đây, chúng tôi thấy có sự đóng góp của Viện Khoa Học Tâm Lý đặt trụ sở tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đăng ba kỳ trên bản tin hằng ngày của Zenit bắt đầu từ ngày 8 tháng Tư, tựa là “What will it mean to have a year of mercy” (tổ chức năm thương xót có nghĩa gì).
1. Tiếp nhận thương xót dẫn tới cuộc sống thăng hoa
Suy tư đầu tiên, tựa đề là "Receiving God’s Mercy Leads to a Flourishing Life" (Tiếp Nhận Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa Dẫn Tới Cuộc Sống Thăng Hoa), được viết bởi Linh Mục Charles Sikorsky, L.C., viện trưởng của Viện.
"Hãy thương xót như Cha các con là Đấng Thương Xót” (Lc 6:36). Lời của Chúa Kitô là chìa khóa mở Năm Thương Xót mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi ta cử hành vào đầu tháng Mười Hai này, như một Giáo Hội.
Có nhiều lý do khiến chủ đề thương xót trở thành chủ yếu đối với triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Trong thừa tác vụ giáo hoàng của ngài, và cả lúc còn là một linh mục và một giám mục, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rất nhiều tới gia trị của lòng thương xót, coi nó như giờ phút của hồi tâm và là nền tảng của việc canh tân Giáo Hội. Thực vậy, trong bài giảng lúc công bố năm thương xót, ngài nhận diện chứng tá thương xót của Giáo Hội như “cuộc hành trình bắt đầu với việc hồi tâm thiêng liêng”. Bất kể trong tòa giải tội hay tại các khu bùn lầy nước đọng, ngài đều nhận ra sự kiện này: lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát ta và ban cho ta sự bình an không thể tìm thấy nơi thế gian này. Nó thúc đẩy ta trở thành các Kitô hữu tốt hơn.
Đối với Viện Khoa Học Tâm Lý, lòng thương xót không phải chỉ là một từ ngữ thần học dành cho các bài giảng lễ Chúa Nhật, mà là một thực tại biến đổi cuộc sống, cả thiêng liêng lẫn nhân bản. Các khoa học xã hội ngày càng hỗ trợ nhiều hơn con số các giáo huấn của Giáo Hội bằng cách chứng minh rằng cuộc sống tinh thần và thiêng liêng lành mạnh là chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc và thăng hoa.
Hiệu quả của lòng Chúa thương xót được nhìn thấy không những trên bình diện siêu nhiên, mà còn cả trên bình diện nhân bản và tâm lý nữa. Trong cuốn Whatever Became of Sin, Karl Menninger, một nhà phân tâm học Do Thái, đã đào sâu chủ đề này. Ông cho rằng có một nối kết giữa việc lãnh nhận bí tích hoà giải và sự lành mạnh tâm lý, thành thử ông đã khuyên các bệnh nhân Công Giáo của ông năng lãnh nhận bí tích này. Ông thấy bệnh nhân nào lãnh nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đều không còn mặc cảm tội lỗi và do đó, có khả năng hơn trong việc trở thành những người Thiên Chúa muốn họ trở thành. Dù không phải là người Công Giáo, Menninger thường xuyên khuyên các bệnh nhân thực hành việc này và đã quyết định viết một cuốn sách nói về nhu cầu con người cần đương đầu với mặc cảm tội lỗi.
Các nhận xét của Menningers đã được một số nhà chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần tán thành. Họ nhìn nhận rằng các bệnh nhân của họ thường xuyên bị xao xuyết về việc mình không được tha thứ và trở thành nô lệ của mặc cảm tội lỗi. Một khi thừa nhận tội lỗi của mình và nhận được lòng thương xót cũng như sự tha thứ của Thiên Chúa, họ thường được giải thoát một cách hết sức lành mạnh về tâm lý.
Thực sự, không nên coi bí tích hòa giải như một thứ bảng ghi tội và mỗi lần xưng tội xong, là ta xóa cái bảng ấy sạch tội. Nghĩ như thế là tối thiểu hóa hồng ân mênh mông của Thiên Chúa là lòng thương xót của Người. Tình yêu dư thừa của Thiên Chúa đối với ta không phải chuyện ghi nhớ thành tích mà là phục hoạt và tăng cường mối liên hệ. Lòng thương xót giải thoát linh hồn ta khỏi tội lỗi và việc ghét mình từng khiến ta không yêu mến và phụng sự Thiên Chúa và người ta. Lòng thương xót này không những thanh tẩy linh hồn, mà còn làm cho tâm trí ta tràn đầy bình an, đem lại cho ta sức mạnh để trì chí và lớn lên trong nhân đức.
Mỗi lần nghe linh mục nói vào cuối việc xưng tội rằng “Xin Thiên Chúa ban cho con sự tha thứ và bình an”, tâm hồn ta cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng bất kể phản ứng của bạn có xúc động hay không, khi lãnh nhận ơn tha tội, cuộc sống bạn thế nào cũng có thay đổi, thế nào bạn cũng cảm thấy có khả năng tiến lên phía trước. Ơn thánh nhận được kết hợp ta với Chúa Kitô và cho phép ta cảm nghiệm được sự an ủi của Người.
2. Sẵn sàng tha thứ
Suy tư thứ hai, tựa là "Psychological Barriers to Forgiveness" (Các Rào Cản Tâm Lý Của Sự Tha Thứ), được viết bởi Tiến Sĩ Paul C. Vitz.
Tại sao tha thứ là việc khó? Ông bảo căm ghét chắc chắn là rào cản chính, nhất là lòng căm ghét giữa người ta với nhau. Trên thế giới ngày nay, rất dễ kiếm ra các điển hình về căm ghét. Chỉ cần vặn truyền hình lên, bạn sẽ thấy sự căm ghét nó sấn sổ và phá hoại đến chừng nào trong các nền văn hóa. Đó mới chỉ là một trong các lý do ta cần phải hiểu cách làm thế nào vượt qua các rào cản và cố gắng để tha thứ.
Ta nên phân biệt giữa giận dữ và căm ghét. Giận dữ là một phản ứng tự nhiên trước bất cứ cuộc tấn công, làm thương tổn và đe doạ nào bất kể là có thực hay chỉ do nhận định. Giận dữ (anger) là một phản ứng vừa có tính xúc cảm tức khắc vừa có tính tác phong đối với những cuộc tấn công này và rất quen thuộc đối với mọi người. Trái lại, căm ghét (hatred) không phải là một phản ứng tức khắc, mà tùy thuộc vào việc “vun đắp” giận dữ. Việc “vun đắp” hay nuôi dưỡng này tạo ra các cơ cấu nhận thức hỗ trợ, các cơ cấu này tạo ra giận dữ mới và xúc cảm tiêu cực khá lâu sau giận dữ phản xạ lúc ban đầu. Ở đây, Tiến Sĩ Vitz chỉ bàn tới thứ căm ghét có tính liên bản ngã, chứ không bàn tới các phản ứng đối với bất công hoặc các cơ cấu xã hội có hại hay sự ác.
Ông bảo điều bất hạnh là lòng căm ghét này có nhiều hậu quả lâu dài, và những vòng trả thù bất tận chỉ là một trong các hậu quả này. Đối với các cá nhân, có thể nói lòng căm ghét “ngâm giấm” người ta, khiến họ tràn ngập oán giận, chua cay, thậm chí trầm cảm. Và dĩ nhiên, nó ngăn cản người ta không làm được điều gì tích cực trên đời cả.
Căm ghét có phải là một chọn lựa hay không? Nơi người lớn, nó thường là thế. Nghĩa là, ta thường quyết định căm ghét hay không căm ghét. Tuy nhiên, trong quá khứ, ta không chọn lựa các căm ghét của ta, thí dụ, những căm ghét phát sinh từ các tổn thương thời thơ ấu. Nhưng khi đã trưởng thành, chẳng chóng thì chầy, ta sẽ chọn một là duy trì nó hai là từ bỏ nó. Nhờ tâm lý trị liệu và huấn đạo, người ta có thể đương đầu với các căm ghét của họ. Thí dụ, một nhà trị liệu có thể giúp hiểu rõ người ta “vun xới” căm ghét ra sao và khả thể để nó ra đi. Vậy điều gì giúp người ta từ bỏ các căm ghét của mình? Việc đầu tiên là suy nghĩ về chúng. Nhất là suy nghĩ về những căm ghét khó bỏ. Đây là điểm ta phải chọn lựa. Đây là lúc có thể chọn việc bỏ nó hay không. Ta có tự do để thực hiện việc chọn lựa này.
Có điều chắc là người ta thích căm ghét bởi nếu không, nó đâu có được nói nhiều đến thế trong văn chương thế giới, và trên truyền hình cũng như phim ảnh ngày nay. Trong đoản kỳ, căm ghét làm ta cảm thấy mình ở thế thượng phong về tinh thần và đem lại cho ta năng lực và mục đích, nhưng về lâu về dài, nó làm ta tê bại. Xét về nhiều cách, lòng căm ghét liên ngã là một loại then máy chống đỡ nhằm bảo vệ cái tôi của ta hay hội chứng tự yêu mình thái quá (narcissism). Một “lợi ích” của việc duy trì căm ghét là lòng tự thương hại (self-pity). Nhưng lòng tự thương hại phá hoại việc thúc đẩy mình. Lòng căm ghét thường để lọt ra ngoài và chuốc độc cho các mối liên hệ của ta với những người chung quanh. Nhiều người khác không muốn từ bỏ căm ghét vì họ có mối liên hệ với người họ ghét nhưng nếu bỏ không căm ghét, họ sẽ cảm thấy trống vắng ở trên đời. Ngoài ra, bám lấy căm ghét cũng có thể che chở người ta khỏi bị thương tổn bởi các mối liên hệ mới, một ích lợi đáng hoài nghi. Lòng căm ghét cũng có thể làm người ta quên đi các kỷ niệm đau buồn. Một số trong các hậu quả này có tính tích cực trong đoản kỳ nhưng ai cũng thấy chúng sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực về lâu về dài.
Là Kitô hữu, giả thiết ta phải biết rằng lòng căm ghét liên ngã là điều sai lầm, và chính Chúa đã minh nhiên bác bỏ nó. Ta được mời gọi yêu thương kẻ thù, chứ không ghét bỏ họ, dù việc này rất khó. Một cách tốt để ta khởi sự vượt thắng lòng căm ghét đối với kẻ thù là cầu nguyện cho họ. Với cầu nguyện, người khác sẽ không hoàn toàn tệ, còn bạn, xem ra không hoàn toàn tốt nữa. Như thế, cầu nguyện cho kẻ thù giúp làm họ trở thành có thể tha thứ được.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhận là: ta không thể buộc được ai phải tha thứ. Một người nào khác có thể gợi ý, nhưng cuối cùng, người ta phải tự quyết định cho chính họ, nếu không, sẽ chỉ là tha thứ giả và rẻ tiền.
Lẽ dĩ nhiên, rất có thể người ta không được tự do để chấm dứt việc ghét bỏ theo nghĩa có khả năng dễ dàng từ bỏ các cơ cấu đã được hình thành trong bao nhiêu năm trường, nhưng quả họ có tự do để bắt đầu thôi không ghét bỏ nữa, dù diễn trình này có khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục. Và, như đã nói, sau việc giảm ghét bỏ sẽ là khả thể tha thứ thực sự.
Khi một người tha thứ cho ai, họ tự ý từ bỏ một điều gì đó có giá trị, một món nợ hay một sự công bình người này mắc họ. Nhưng, tha thứ không miễn thứ người này khỏi những gì họ đã làm hay bỏ qua hành vi của họ. Ta không thể quên hành động đã làm, nếu ta thực sự bị thương tổn. Với tha thứ, ký ức ám ảnh về hành động sẽ suy giảm. Nhưng tha thứ không đòi phải làm hòa với người kia. Robert D. Enright và Richard P. Fitzgibbons đề xuất câu định nghĩa sau đây về tha thứ: “sau khi xác định một cách hợp lý rằng mình bị đối xử bất công, người ta tha thứ khi cương quyết từ bỏ oán hận (resentment) và các phản ứng liên hệ (mà họ có quyền), và cố gắng đối xử với người làm sai dựa trên nguyên tắc từ tâm (beneficence); nguyên tắc này có thể bao gồm lòng cảm thương, coi ai cũng có giá trị, lòng đại lượng và yêu thương tinh thần” (mà người làm sai không có quyền được hưởng) [Enright, R., & Fitzgibbons, R. (2015). p. 32. Forgiveness therapy: An empirical guide for resolving anger and restoring hope (Washington, D.C). American Psychological Association Press].
Nếu ta muốn tha thứ trong Năm Thương Xót này, ta phải trước nhất triệt hạ các rào cản đối với lòng tha thứ.
3. Lòng thương xót phục hồi và chữa lành
Suy nghĩ thứ ba là của Jessie Tappel, MS, LGPC, nữ giám đốc truyền thông của Viện Khoa Học Tâm Lý. Cô khởi đầu bằng Mt 5:7: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được thương xót”. Lòng thương xót là thành phần nền tảng của đời sống Kitô Giáo. Cả người tội lỗi lẫn người chính trực đều cần lòng thương xót và xin được tha thứ; không ai được miễn chước cả. Trên thực tế, hiểu được hai việc: tiếp nhận lòng thương xót và tỏ nó cho người khác hành động ra sao, là điều không dễ dàng. Tiếp nhận hành vi tha thứ của người khác biến đổi ta ra sao? Tỏ lòng thương xót cho người khác khiến ta mất mát thế nào? Có khi nào lòng thương xót người có lợi cho ta không?
Bất chấp tội lệ của ta, Thiên Chúa vẫn mở cửa thương xót để ta bước vào. Thánh Tôma từng viết rằng “Tỏ lòng thương xót, do đó, là điều thích đáng đối với Thiên Chúa, một cách đặc biệt, vì nó biểu lộ sự hoàn thiện vô cùng của Người, cũng như sự dư thừa và đại lượng vô biên của Người”. Là nguồn mọi thương xót, Thiên Chúa cung cấp cho ta một cảm nghiệm lớn lao đến nỗi ta không còn chọn lựa nào khác hơn là phản ảnh nó tới các anh chị em của ta. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tiếp nhận lòng thương xót của Người. Như Thánh Faustina từng thuật lại trong cuốn Nhật Ký của bà: “Con hãy nói với các linh hồn rằng đừng đặt để trong thẳm sâu trái tim họ các chướng ngại vật cho lòng Thương Xót của Ta, một Lòng Thương Xót rất muốn hành động trong họ. Lòng Thương Xót của Ta hành động trong mọi trái tim biết mở cửa đón nhận nó”. Thiên Chúa muốn tràn đổ trên ta Lòng Thương Xót của Người, nhưng ta phải quyết định chấp nhận hồng phúc này. Nó không phải là một điều gì tự động, ta cần phải vận dụng trí khôn và ý chí ta để hiểu, suy nghĩ và chọn lựa hồng phúc thương xót vĩ đại này. Để tiếp nhận được lòng thương xót, ta phải nhìn nhận lỗi lầm của mình (Sách GL của GHCG số 1847). Nhìn nhận lỗi lầm của mình là việc khó khăn và thách thức, vì nó đi ngược lại lòng tự hào và đòi ta phải quên mình.
Thương xót là khi không bị điều ta đáng bị. Ta không bị trừng phạt như mình đáng bị. Thoạt đầu, hiểu rõ điều ta đáng bị nhưng rồi không bị tương xứng như thế xem ra khó hiểu. Ta sống trong một thế giới công bình, nơi, nếu phạm tội, bạn sẽ bị phạt. Nhưng điều này lại không đúng đối với lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong tính hay sa ngã và tội lệ của ta, nhiều lần ta cố gắng tìm hiểu sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa trong tương quan với sự yếu đuối của ta, nhưng ta không bao giờ bị điều mình đáng bị. Hiểu ra điều này, ta cảm thấy một cảm thức hết sức biết ơn, một thái độ hết sức biến đổi. Đức Gioan Phaolô II, trong Dives in Misericordia, từng suy tư thế này “khi hiểu ra điều đó, người vốn là đối tượng của thương xót không hề cảm thấy bị bẽ mặt chút nào, mà đúng hơn được tìm thấy lại và ‘được phục hồi giá trị’ trở lại”. Việc tiếp nhận thương xót và tha thứ phục hồi con người bên trong của ta và biến đổi ta một cách mà chính ta không có khả năng tự làm cho mình. Nó trở thành một lành lặn, một tự do. Lòng thương xót dẫn tới sự thật bằng cách giúp ta nhìn thấy bên kia các rào cản giữa ta và Thiên Chúa và cách Người giúp ta thắng vượt chúng. Lòng thương xót giúp ta khả năng nhìn thấy tình yêu Thiên Chúa và tình yêu của Người có sức biến đổi xiết bao.
Trong cuộc sống ta, có những thời khắc đặc thù trong đó ta xin được tha thứ các lỗi lầm của mình. “Con xin lỗi” là câu nói thường xuyên lúc ta còn nhỏ, nghĩa là lúc ta được dạy cách thừa nhận lỗi lầm và sửa sai chúng. Trên bình diện tự nhiên, thông thường ta khá ngập ngừng trong việc tha thứ. Tha thứ cho người khác thường đòi ta phải hành động, một quyết định, và đôi khi phải quyết định đi quyết định lại. Nhưng điều quan trọng là biết tha thứ không phải là gì. Ở đây, điều chủ yếu là tự thừa nhận rằng ta cảm thấy bị tổn thương và những muốn trả thù. Làm ngơ việc mình bị tổn thương kết cục sẽ dẫn tới việc bác bỏ hiệu quả thực sự của việc làm sai trái; điều này không lành mạnh cả về phương diện thiêng liêng lẫn về phương diện tâm lý. Khi gây hại cho ta và làm điều sai trái, ai đó quả làm ta tổn thương. Cái tổn thương này tạo ra xúc cảm và đau đớn thực sự. Nhưng điều gì khiến ta có khả năng tha thứ những vi phạm như thế? Cảm thấy ác cảm và nuôi dưỡng hận thù tạm thời mang lại cho ta năng lực, nhưng về lâu về dài gây hại lớn cho ta. Nuôi dưỡng oán hận lấy đi thời gian và cả năng lực nữa, dù ta không biết rõ. Trong diễn trình tha thứ, tương cảm (empathy) có thể đóng một vai trò. Tương cảm bao hàm một phản ứng đầy quan tâm và hiểu biết đối với quan điểm hay kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa ta phải công nhận hay tưởng thưởng quan điểm hay tác phong của họ. Nếu phải tha thứ cho ai, điều quan trọng là phải coi người ấy không hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt, vì ta biết rằng ta cũng không hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Đức Gioan Phaolô II cũng đã viết trong Dives in Misericordia, số 6, rằng “mối liên hệ của lòng thương xót đặt căn bản trên cảm nghiệm chung về sự thiện này là con người, trên cảm nghiệm chung về phẩm giá vốn thích đáng của con người”. Lòng thương xót rất thích đáng với phẩm giá con người nhân bản. Khi ta có lòng thương xót, ta phản ảnh sự tốt lành của Thiên Chúa và bổn phận của ta với người lân cận. Lòng thương xót phục hồi giá trị cho con người sa ngã và đem vinh quang lại cho Chúa Kitô và sứ mệnh cứu rỗi của Người.
Còn tiếp
Tông sắc, tựa đề “Misericordiae vultus” (Khuôn mặt thương xót), gồm ba phần. Trong phần đầu, Đức Phanxicô đào sâu ý niệm thương xót; trong phần hai, ngài trình bày một số gợi ý để cử hành Năm Thánh. Sau cùng, phần ba chứa đựng một số lời kêu gọi.
Theo Đức Phanxicô, lòng thương xót là chức năng chính của Giáo Hội và là khía cạnh chủ chốt trong thừa tác vụ và việc làm của Chúa Giêsu Kitô. Lòng thương xót là phẩm tính chủ chốt trong các hành động của Thiên Chúa đối với loài người. Và ta được phán xét tùy theo lượng thương xót của ta.
Ở phần hai của tông sắc, trong số các gợi ý để cử hành năm thánh thương xót, Đức Phanxicô đặc biệt nêu ra sáng kiến: trong mùa chay 2016, ngài sẽ cử các nhà truyền giáo mà chính ngài gọi là các nhà truyền giáo của lòng thương xót tới các giáo phận để giải tội. Các vị này sẽ được trao quyền giải cả các tội chỉ có Tòa Thánh mới được giải.
Trong khung cảnh cuộc tranh luận nóng bỏng về những người ly dị và tái hôn hiện nay, nhiều người hy vọng phải chăng các vị linh mục của lòng thương xót này được quyền “tha tội” cho nhóm người này để họ được rước lễ. Điều này hình như không hẳn đúng. Trước nhất vì đây chỉ là một sáng kiến “ad hoc”, áp dụng cho Mùa Chay của năm thánh thương xót mà thôi. Thứ hai, trong số “các tội” mà chỉ có Tòa Thánh được phép tha, không thấy có tội “bất chấp tính thành sự của hôn nhân thứ nhất, cứ kết hôn ở tòa đời lần thứ hai”. Thực vậy, các tội chỉ có Tòa Thánh mới tha bao gồm: tội phạm tới Thánh Thể, ám sát Đức Giáo Hoàng, linh mục phạm ấn tín giải tội, linh mục phạm điều răn thứ sáu với ai rồi ban phép giải tội cho họ, và người tham dự vào việc phá thai sau đó xin đi tu làm linh mục hay phó tế.
Trong phần ba của tông sắc, người ta lưu ý tới đoạn Đức Phanxicô nói về mối tương quan giữa công lý và lòng thương xót. Đây không phải là hai khía cạnh tương phản nhau, mà là hai chiều kích của cùng một thực tại duy nhất, vì “Công lý của Thiên Chúa chính là sự tha thứ của Chúa”, “lòng thương xót không trái với công lý”, vì qua lòng thương xót, Thiên Chúa cống hiến cho tội nhân cơ hội “hồi tỉnh lại, hoán cải và tin tưởng”.
I. Lòng thương xót dưới cái nhìn của các tâm lý gia
Tóm lại, lòng thương xót sẽ là chủ đề lớn, không những chỉ khởi đầu được bàn bạc học hỏi từ tháng Mười Hai năm nay mà là ngay lúc này, khi toàn thể Giáo Hội đang chuẩn bị bước vào cuộc thảo luận vĩ đại về gia đình mà ai cũng biết là một định chế đang gặp nhiều khủng hoảng lớn lao, nhiều đau khổ cùng cực cần được nhìn bằng một lượng từ bi thương xót không những của Thiên Chúa mà của những người đồng đạo xưa nay quá thiên về tinh thần vụ luật mà quên đi tình người, tình xót thương vốn là đặc điểm chủ yếu của Thiên Chúa, của Giáo Hội và do đó của mọi tín hữu Chúa Kitô.
Trong số các suy nghĩ gần đây, chúng tôi thấy có sự đóng góp của Viện Khoa Học Tâm Lý đặt trụ sở tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đăng ba kỳ trên bản tin hằng ngày của Zenit bắt đầu từ ngày 8 tháng Tư, tựa là “What will it mean to have a year of mercy” (tổ chức năm thương xót có nghĩa gì).
1. Tiếp nhận thương xót dẫn tới cuộc sống thăng hoa
Suy tư đầu tiên, tựa đề là "Receiving God’s Mercy Leads to a Flourishing Life" (Tiếp Nhận Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa Dẫn Tới Cuộc Sống Thăng Hoa), được viết bởi Linh Mục Charles Sikorsky, L.C., viện trưởng của Viện.
"Hãy thương xót như Cha các con là Đấng Thương Xót” (Lc 6:36). Lời của Chúa Kitô là chìa khóa mở Năm Thương Xót mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi ta cử hành vào đầu tháng Mười Hai này, như một Giáo Hội.
Có nhiều lý do khiến chủ đề thương xót trở thành chủ yếu đối với triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Trong thừa tác vụ giáo hoàng của ngài, và cả lúc còn là một linh mục và một giám mục, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rất nhiều tới gia trị của lòng thương xót, coi nó như giờ phút của hồi tâm và là nền tảng của việc canh tân Giáo Hội. Thực vậy, trong bài giảng lúc công bố năm thương xót, ngài nhận diện chứng tá thương xót của Giáo Hội như “cuộc hành trình bắt đầu với việc hồi tâm thiêng liêng”. Bất kể trong tòa giải tội hay tại các khu bùn lầy nước đọng, ngài đều nhận ra sự kiện này: lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát ta và ban cho ta sự bình an không thể tìm thấy nơi thế gian này. Nó thúc đẩy ta trở thành các Kitô hữu tốt hơn.
Đối với Viện Khoa Học Tâm Lý, lòng thương xót không phải chỉ là một từ ngữ thần học dành cho các bài giảng lễ Chúa Nhật, mà là một thực tại biến đổi cuộc sống, cả thiêng liêng lẫn nhân bản. Các khoa học xã hội ngày càng hỗ trợ nhiều hơn con số các giáo huấn của Giáo Hội bằng cách chứng minh rằng cuộc sống tinh thần và thiêng liêng lành mạnh là chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc và thăng hoa.
Hiệu quả của lòng Chúa thương xót được nhìn thấy không những trên bình diện siêu nhiên, mà còn cả trên bình diện nhân bản và tâm lý nữa. Trong cuốn Whatever Became of Sin, Karl Menninger, một nhà phân tâm học Do Thái, đã đào sâu chủ đề này. Ông cho rằng có một nối kết giữa việc lãnh nhận bí tích hoà giải và sự lành mạnh tâm lý, thành thử ông đã khuyên các bệnh nhân Công Giáo của ông năng lãnh nhận bí tích này. Ông thấy bệnh nhân nào lãnh nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đều không còn mặc cảm tội lỗi và do đó, có khả năng hơn trong việc trở thành những người Thiên Chúa muốn họ trở thành. Dù không phải là người Công Giáo, Menninger thường xuyên khuyên các bệnh nhân thực hành việc này và đã quyết định viết một cuốn sách nói về nhu cầu con người cần đương đầu với mặc cảm tội lỗi.
Các nhận xét của Menningers đã được một số nhà chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần tán thành. Họ nhìn nhận rằng các bệnh nhân của họ thường xuyên bị xao xuyết về việc mình không được tha thứ và trở thành nô lệ của mặc cảm tội lỗi. Một khi thừa nhận tội lỗi của mình và nhận được lòng thương xót cũng như sự tha thứ của Thiên Chúa, họ thường được giải thoát một cách hết sức lành mạnh về tâm lý.
Thực sự, không nên coi bí tích hòa giải như một thứ bảng ghi tội và mỗi lần xưng tội xong, là ta xóa cái bảng ấy sạch tội. Nghĩ như thế là tối thiểu hóa hồng ân mênh mông của Thiên Chúa là lòng thương xót của Người. Tình yêu dư thừa của Thiên Chúa đối với ta không phải chuyện ghi nhớ thành tích mà là phục hoạt và tăng cường mối liên hệ. Lòng thương xót giải thoát linh hồn ta khỏi tội lỗi và việc ghét mình từng khiến ta không yêu mến và phụng sự Thiên Chúa và người ta. Lòng thương xót này không những thanh tẩy linh hồn, mà còn làm cho tâm trí ta tràn đầy bình an, đem lại cho ta sức mạnh để trì chí và lớn lên trong nhân đức.
Mỗi lần nghe linh mục nói vào cuối việc xưng tội rằng “Xin Thiên Chúa ban cho con sự tha thứ và bình an”, tâm hồn ta cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng bất kể phản ứng của bạn có xúc động hay không, khi lãnh nhận ơn tha tội, cuộc sống bạn thế nào cũng có thay đổi, thế nào bạn cũng cảm thấy có khả năng tiến lên phía trước. Ơn thánh nhận được kết hợp ta với Chúa Kitô và cho phép ta cảm nghiệm được sự an ủi của Người.
2. Sẵn sàng tha thứ
Suy tư thứ hai, tựa là "Psychological Barriers to Forgiveness" (Các Rào Cản Tâm Lý Của Sự Tha Thứ), được viết bởi Tiến Sĩ Paul C. Vitz.
Tại sao tha thứ là việc khó? Ông bảo căm ghét chắc chắn là rào cản chính, nhất là lòng căm ghét giữa người ta với nhau. Trên thế giới ngày nay, rất dễ kiếm ra các điển hình về căm ghét. Chỉ cần vặn truyền hình lên, bạn sẽ thấy sự căm ghét nó sấn sổ và phá hoại đến chừng nào trong các nền văn hóa. Đó mới chỉ là một trong các lý do ta cần phải hiểu cách làm thế nào vượt qua các rào cản và cố gắng để tha thứ.
Ta nên phân biệt giữa giận dữ và căm ghét. Giận dữ là một phản ứng tự nhiên trước bất cứ cuộc tấn công, làm thương tổn và đe doạ nào bất kể là có thực hay chỉ do nhận định. Giận dữ (anger) là một phản ứng vừa có tính xúc cảm tức khắc vừa có tính tác phong đối với những cuộc tấn công này và rất quen thuộc đối với mọi người. Trái lại, căm ghét (hatred) không phải là một phản ứng tức khắc, mà tùy thuộc vào việc “vun đắp” giận dữ. Việc “vun đắp” hay nuôi dưỡng này tạo ra các cơ cấu nhận thức hỗ trợ, các cơ cấu này tạo ra giận dữ mới và xúc cảm tiêu cực khá lâu sau giận dữ phản xạ lúc ban đầu. Ở đây, Tiến Sĩ Vitz chỉ bàn tới thứ căm ghét có tính liên bản ngã, chứ không bàn tới các phản ứng đối với bất công hoặc các cơ cấu xã hội có hại hay sự ác.
Ông bảo điều bất hạnh là lòng căm ghét này có nhiều hậu quả lâu dài, và những vòng trả thù bất tận chỉ là một trong các hậu quả này. Đối với các cá nhân, có thể nói lòng căm ghét “ngâm giấm” người ta, khiến họ tràn ngập oán giận, chua cay, thậm chí trầm cảm. Và dĩ nhiên, nó ngăn cản người ta không làm được điều gì tích cực trên đời cả.
Căm ghét có phải là một chọn lựa hay không? Nơi người lớn, nó thường là thế. Nghĩa là, ta thường quyết định căm ghét hay không căm ghét. Tuy nhiên, trong quá khứ, ta không chọn lựa các căm ghét của ta, thí dụ, những căm ghét phát sinh từ các tổn thương thời thơ ấu. Nhưng khi đã trưởng thành, chẳng chóng thì chầy, ta sẽ chọn một là duy trì nó hai là từ bỏ nó. Nhờ tâm lý trị liệu và huấn đạo, người ta có thể đương đầu với các căm ghét của họ. Thí dụ, một nhà trị liệu có thể giúp hiểu rõ người ta “vun xới” căm ghét ra sao và khả thể để nó ra đi. Vậy điều gì giúp người ta từ bỏ các căm ghét của mình? Việc đầu tiên là suy nghĩ về chúng. Nhất là suy nghĩ về những căm ghét khó bỏ. Đây là điểm ta phải chọn lựa. Đây là lúc có thể chọn việc bỏ nó hay không. Ta có tự do để thực hiện việc chọn lựa này.
Có điều chắc là người ta thích căm ghét bởi nếu không, nó đâu có được nói nhiều đến thế trong văn chương thế giới, và trên truyền hình cũng như phim ảnh ngày nay. Trong đoản kỳ, căm ghét làm ta cảm thấy mình ở thế thượng phong về tinh thần và đem lại cho ta năng lực và mục đích, nhưng về lâu về dài, nó làm ta tê bại. Xét về nhiều cách, lòng căm ghét liên ngã là một loại then máy chống đỡ nhằm bảo vệ cái tôi của ta hay hội chứng tự yêu mình thái quá (narcissism). Một “lợi ích” của việc duy trì căm ghét là lòng tự thương hại (self-pity). Nhưng lòng tự thương hại phá hoại việc thúc đẩy mình. Lòng căm ghét thường để lọt ra ngoài và chuốc độc cho các mối liên hệ của ta với những người chung quanh. Nhiều người khác không muốn từ bỏ căm ghét vì họ có mối liên hệ với người họ ghét nhưng nếu bỏ không căm ghét, họ sẽ cảm thấy trống vắng ở trên đời. Ngoài ra, bám lấy căm ghét cũng có thể che chở người ta khỏi bị thương tổn bởi các mối liên hệ mới, một ích lợi đáng hoài nghi. Lòng căm ghét cũng có thể làm người ta quên đi các kỷ niệm đau buồn. Một số trong các hậu quả này có tính tích cực trong đoản kỳ nhưng ai cũng thấy chúng sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực về lâu về dài.
Là Kitô hữu, giả thiết ta phải biết rằng lòng căm ghét liên ngã là điều sai lầm, và chính Chúa đã minh nhiên bác bỏ nó. Ta được mời gọi yêu thương kẻ thù, chứ không ghét bỏ họ, dù việc này rất khó. Một cách tốt để ta khởi sự vượt thắng lòng căm ghét đối với kẻ thù là cầu nguyện cho họ. Với cầu nguyện, người khác sẽ không hoàn toàn tệ, còn bạn, xem ra không hoàn toàn tốt nữa. Như thế, cầu nguyện cho kẻ thù giúp làm họ trở thành có thể tha thứ được.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhận là: ta không thể buộc được ai phải tha thứ. Một người nào khác có thể gợi ý, nhưng cuối cùng, người ta phải tự quyết định cho chính họ, nếu không, sẽ chỉ là tha thứ giả và rẻ tiền.
Lẽ dĩ nhiên, rất có thể người ta không được tự do để chấm dứt việc ghét bỏ theo nghĩa có khả năng dễ dàng từ bỏ các cơ cấu đã được hình thành trong bao nhiêu năm trường, nhưng quả họ có tự do để bắt đầu thôi không ghét bỏ nữa, dù diễn trình này có khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục. Và, như đã nói, sau việc giảm ghét bỏ sẽ là khả thể tha thứ thực sự.
Khi một người tha thứ cho ai, họ tự ý từ bỏ một điều gì đó có giá trị, một món nợ hay một sự công bình người này mắc họ. Nhưng, tha thứ không miễn thứ người này khỏi những gì họ đã làm hay bỏ qua hành vi của họ. Ta không thể quên hành động đã làm, nếu ta thực sự bị thương tổn. Với tha thứ, ký ức ám ảnh về hành động sẽ suy giảm. Nhưng tha thứ không đòi phải làm hòa với người kia. Robert D. Enright và Richard P. Fitzgibbons đề xuất câu định nghĩa sau đây về tha thứ: “sau khi xác định một cách hợp lý rằng mình bị đối xử bất công, người ta tha thứ khi cương quyết từ bỏ oán hận (resentment) và các phản ứng liên hệ (mà họ có quyền), và cố gắng đối xử với người làm sai dựa trên nguyên tắc từ tâm (beneficence); nguyên tắc này có thể bao gồm lòng cảm thương, coi ai cũng có giá trị, lòng đại lượng và yêu thương tinh thần” (mà người làm sai không có quyền được hưởng) [Enright, R., & Fitzgibbons, R. (2015). p. 32. Forgiveness therapy: An empirical guide for resolving anger and restoring hope (Washington, D.C). American Psychological Association Press].
Nếu ta muốn tha thứ trong Năm Thương Xót này, ta phải trước nhất triệt hạ các rào cản đối với lòng tha thứ.
3. Lòng thương xót phục hồi và chữa lành
Suy nghĩ thứ ba là của Jessie Tappel, MS, LGPC, nữ giám đốc truyền thông của Viện Khoa Học Tâm Lý. Cô khởi đầu bằng Mt 5:7: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được thương xót”. Lòng thương xót là thành phần nền tảng của đời sống Kitô Giáo. Cả người tội lỗi lẫn người chính trực đều cần lòng thương xót và xin được tha thứ; không ai được miễn chước cả. Trên thực tế, hiểu được hai việc: tiếp nhận lòng thương xót và tỏ nó cho người khác hành động ra sao, là điều không dễ dàng. Tiếp nhận hành vi tha thứ của người khác biến đổi ta ra sao? Tỏ lòng thương xót cho người khác khiến ta mất mát thế nào? Có khi nào lòng thương xót người có lợi cho ta không?
Bất chấp tội lệ của ta, Thiên Chúa vẫn mở cửa thương xót để ta bước vào. Thánh Tôma từng viết rằng “Tỏ lòng thương xót, do đó, là điều thích đáng đối với Thiên Chúa, một cách đặc biệt, vì nó biểu lộ sự hoàn thiện vô cùng của Người, cũng như sự dư thừa và đại lượng vô biên của Người”. Là nguồn mọi thương xót, Thiên Chúa cung cấp cho ta một cảm nghiệm lớn lao đến nỗi ta không còn chọn lựa nào khác hơn là phản ảnh nó tới các anh chị em của ta. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tiếp nhận lòng thương xót của Người. Như Thánh Faustina từng thuật lại trong cuốn Nhật Ký của bà: “Con hãy nói với các linh hồn rằng đừng đặt để trong thẳm sâu trái tim họ các chướng ngại vật cho lòng Thương Xót của Ta, một Lòng Thương Xót rất muốn hành động trong họ. Lòng Thương Xót của Ta hành động trong mọi trái tim biết mở cửa đón nhận nó”. Thiên Chúa muốn tràn đổ trên ta Lòng Thương Xót của Người, nhưng ta phải quyết định chấp nhận hồng phúc này. Nó không phải là một điều gì tự động, ta cần phải vận dụng trí khôn và ý chí ta để hiểu, suy nghĩ và chọn lựa hồng phúc thương xót vĩ đại này. Để tiếp nhận được lòng thương xót, ta phải nhìn nhận lỗi lầm của mình (Sách GL của GHCG số 1847). Nhìn nhận lỗi lầm của mình là việc khó khăn và thách thức, vì nó đi ngược lại lòng tự hào và đòi ta phải quên mình.
Thương xót là khi không bị điều ta đáng bị. Ta không bị trừng phạt như mình đáng bị. Thoạt đầu, hiểu rõ điều ta đáng bị nhưng rồi không bị tương xứng như thế xem ra khó hiểu. Ta sống trong một thế giới công bình, nơi, nếu phạm tội, bạn sẽ bị phạt. Nhưng điều này lại không đúng đối với lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong tính hay sa ngã và tội lệ của ta, nhiều lần ta cố gắng tìm hiểu sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa trong tương quan với sự yếu đuối của ta, nhưng ta không bao giờ bị điều mình đáng bị. Hiểu ra điều này, ta cảm thấy một cảm thức hết sức biết ơn, một thái độ hết sức biến đổi. Đức Gioan Phaolô II, trong Dives in Misericordia, từng suy tư thế này “khi hiểu ra điều đó, người vốn là đối tượng của thương xót không hề cảm thấy bị bẽ mặt chút nào, mà đúng hơn được tìm thấy lại và ‘được phục hồi giá trị’ trở lại”. Việc tiếp nhận thương xót và tha thứ phục hồi con người bên trong của ta và biến đổi ta một cách mà chính ta không có khả năng tự làm cho mình. Nó trở thành một lành lặn, một tự do. Lòng thương xót dẫn tới sự thật bằng cách giúp ta nhìn thấy bên kia các rào cản giữa ta và Thiên Chúa và cách Người giúp ta thắng vượt chúng. Lòng thương xót giúp ta khả năng nhìn thấy tình yêu Thiên Chúa và tình yêu của Người có sức biến đổi xiết bao.
Trong cuộc sống ta, có những thời khắc đặc thù trong đó ta xin được tha thứ các lỗi lầm của mình. “Con xin lỗi” là câu nói thường xuyên lúc ta còn nhỏ, nghĩa là lúc ta được dạy cách thừa nhận lỗi lầm và sửa sai chúng. Trên bình diện tự nhiên, thông thường ta khá ngập ngừng trong việc tha thứ. Tha thứ cho người khác thường đòi ta phải hành động, một quyết định, và đôi khi phải quyết định đi quyết định lại. Nhưng điều quan trọng là biết tha thứ không phải là gì. Ở đây, điều chủ yếu là tự thừa nhận rằng ta cảm thấy bị tổn thương và những muốn trả thù. Làm ngơ việc mình bị tổn thương kết cục sẽ dẫn tới việc bác bỏ hiệu quả thực sự của việc làm sai trái; điều này không lành mạnh cả về phương diện thiêng liêng lẫn về phương diện tâm lý. Khi gây hại cho ta và làm điều sai trái, ai đó quả làm ta tổn thương. Cái tổn thương này tạo ra xúc cảm và đau đớn thực sự. Nhưng điều gì khiến ta có khả năng tha thứ những vi phạm như thế? Cảm thấy ác cảm và nuôi dưỡng hận thù tạm thời mang lại cho ta năng lực, nhưng về lâu về dài gây hại lớn cho ta. Nuôi dưỡng oán hận lấy đi thời gian và cả năng lực nữa, dù ta không biết rõ. Trong diễn trình tha thứ, tương cảm (empathy) có thể đóng một vai trò. Tương cảm bao hàm một phản ứng đầy quan tâm và hiểu biết đối với quan điểm hay kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa ta phải công nhận hay tưởng thưởng quan điểm hay tác phong của họ. Nếu phải tha thứ cho ai, điều quan trọng là phải coi người ấy không hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt, vì ta biết rằng ta cũng không hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Đức Gioan Phaolô II cũng đã viết trong Dives in Misericordia, số 6, rằng “mối liên hệ của lòng thương xót đặt căn bản trên cảm nghiệm chung về sự thiện này là con người, trên cảm nghiệm chung về phẩm giá vốn thích đáng của con người”. Lòng thương xót rất thích đáng với phẩm giá con người nhân bản. Khi ta có lòng thương xót, ta phản ảnh sự tốt lành của Thiên Chúa và bổn phận của ta với người lân cận. Lòng thương xót phục hồi giá trị cho con người sa ngã và đem vinh quang lại cho Chúa Kitô và sứ mệnh cứu rỗi của Người.
Còn tiếp