Trong một diễn từ khá dài, Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, khẳng định rằng “không có bí mật thứ tư cũng chẳng có bí mật nào khác nữa”. Ngài đưa ra tuyên bố trên hôm 7 tháng Năm tại Đại học giáo hoàng Antonianum nhân một cuộc hội thảo về những cuộc hiện ra tại Fatima của Đức Mẹ.
Theo Đức Hồng Y, khi bước vào thế kỷ 20, nhân loại đã tràn trề hy vọng đó sẽ là thời điểm “của lý trí và của tình anh em”, nhưng thay vào đó, họ đã nhìn thấy sự khởi đầu của một kỷ nguyên bách hại Kitô giáo, “nạn diệt chủng người Armenia, sự bách hại người Công Giáo tại Mễ Tây Cơ, cuộc tàn sát kinh hoàng người Công Giáo tại Tây Ban Nha, các cuộc tàn sát của Đức quốc xã nhắm vào người Do Thái, trào lưu cộng sản bùng nổ trên toàn cầu và thẳng tay bách hại Kitô Giáo, và, trong phần đầu của thiên niên kỷ thứ ba, là tình cảnh các tín hữu Kitô bị khủng bố Hồi giáo đàn áp”
Đức Hồng Y khẳng định rằng:
“Thông điệp Fatima gợi lên thảm kịch này một cách thị kiến, vén lên tấm màn che trên các sự kiện lịch sử cụ thể” trong đó sự Quan Phòng của Thiên Chúa chống lại ý chí tàn ác của Satan.
Đức Hồng Y Angelo Amato nguyên là tổng thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã thảo luận các nội dung và lịch sử các cuộc hiện ra ở Fatima, bao gồm cả việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria và việc kính Đức Mẹ ngày Thứ Bẩy đầu tháng. Sau khi ôn lại lịch sử của bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato cho biết Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc bí mật thứ ba sau vụ mưu sát ngài vào tháng Năm năm 1981; và đó là “bước ngoặt quyết định trong triều đại giáo hoàng của Ngài.”
Đức Hồng Y nhắc lại rằng hồi đó Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria tại Rôma vào tháng Sáu năm 1981 và một lần nữa tại Fatima vào năm sau đó. Năm 1984, “kết hiệp thiêng liêng với tất cả các giám mục trên thế giới,” Đức Giáo Hoàng một lần nữa giao phó thế giới cho Đức Maria, và “hành động thánh hiến trang trọng và hoàn vũ này” là thể theo “ý của Đức Mẹ”. Chị Lucia, người đã được thấy Đức Mẹ tại Fatima đã khẳng định như trên trong một bức thư năm 1989.
Đức Hồng Y cũng nhắc lại là vào năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra lệnh công bố bí mật thứ ba, trong đó một vị Giáo hoàng bị ám sát. “Chị Lucia đã đề cập đến việc Đức Mẹ bảo vệ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ rằng 'chính là bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ đã đưa đường đạn trệch đi và Đức Giáo Hoàng đã dừng lại ở ngưỡng cửa của cái chết.”
Sau khi nhắc lại lời bình luận Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, về bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato nói rằng “bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ, bàn tay đã đưa đầu đạn trệch đi để không giết Đức Giáo Hoàng, cho thấy không có định mệnh không thể thay đổi; và sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến lịch sử: lời cầu nguyện mạnh hơn súng đạn”
Đức Hồng Y Amato kết luận bằng cách đưa ra hai điều đáng suy nghĩ này:
Thứ nhất, “bí mật Fatima vén mở bức màn cho thấy sự đối kháng thực sự, trên bình diện bản chất và hành động, giữa một bên là Đức Maria, là Đấng thánh thiện và là người hợp tác hiệu quả của Chúa Kitô; và bên kia là kẻ thù của sự thiện, là con rắn (Gn. 3: 14 -15), con rồng đỏ, Satan, ma quỷ (Khải Huyền 12: 1-9), các kẻ phản Kitô (1 Gn 2:18; 2 Ga 1: 7).
Thứ hai, thông điệp của Fatima là một lời mời gọi mạnh mẽ hướng đến sự thiện, và đặc biệt là sự nên thánh và sự tha thứ, là điều đòi hỏi “sự hy sinh và hãm mình.”
Theo Đức Hồng Y, khi bước vào thế kỷ 20, nhân loại đã tràn trề hy vọng đó sẽ là thời điểm “của lý trí và của tình anh em”, nhưng thay vào đó, họ đã nhìn thấy sự khởi đầu của một kỷ nguyên bách hại Kitô giáo, “nạn diệt chủng người Armenia, sự bách hại người Công Giáo tại Mễ Tây Cơ, cuộc tàn sát kinh hoàng người Công Giáo tại Tây Ban Nha, các cuộc tàn sát của Đức quốc xã nhắm vào người Do Thái, trào lưu cộng sản bùng nổ trên toàn cầu và thẳng tay bách hại Kitô Giáo, và, trong phần đầu của thiên niên kỷ thứ ba, là tình cảnh các tín hữu Kitô bị khủng bố Hồi giáo đàn áp”
Đức Hồng Y khẳng định rằng:
“Thông điệp Fatima gợi lên thảm kịch này một cách thị kiến, vén lên tấm màn che trên các sự kiện lịch sử cụ thể” trong đó sự Quan Phòng của Thiên Chúa chống lại ý chí tàn ác của Satan.
Đức Hồng Y Angelo Amato nguyên là tổng thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã thảo luận các nội dung và lịch sử các cuộc hiện ra ở Fatima, bao gồm cả việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria và việc kính Đức Mẹ ngày Thứ Bẩy đầu tháng. Sau khi ôn lại lịch sử của bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato cho biết Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc bí mật thứ ba sau vụ mưu sát ngài vào tháng Năm năm 1981; và đó là “bước ngoặt quyết định trong triều đại giáo hoàng của Ngài.”
Đức Hồng Y nhắc lại rằng hồi đó Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria tại Rôma vào tháng Sáu năm 1981 và một lần nữa tại Fatima vào năm sau đó. Năm 1984, “kết hiệp thiêng liêng với tất cả các giám mục trên thế giới,” Đức Giáo Hoàng một lần nữa giao phó thế giới cho Đức Maria, và “hành động thánh hiến trang trọng và hoàn vũ này” là thể theo “ý của Đức Mẹ”. Chị Lucia, người đã được thấy Đức Mẹ tại Fatima đã khẳng định như trên trong một bức thư năm 1989.
Đức Hồng Y cũng nhắc lại là vào năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra lệnh công bố bí mật thứ ba, trong đó một vị Giáo hoàng bị ám sát. “Chị Lucia đã đề cập đến việc Đức Mẹ bảo vệ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ rằng 'chính là bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ đã đưa đường đạn trệch đi và Đức Giáo Hoàng đã dừng lại ở ngưỡng cửa của cái chết.”
Sau khi nhắc lại lời bình luận Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, về bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato nói rằng “bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ, bàn tay đã đưa đầu đạn trệch đi để không giết Đức Giáo Hoàng, cho thấy không có định mệnh không thể thay đổi; và sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến lịch sử: lời cầu nguyện mạnh hơn súng đạn”
Đức Hồng Y Amato kết luận bằng cách đưa ra hai điều đáng suy nghĩ này:
Thứ nhất, “bí mật Fatima vén mở bức màn cho thấy sự đối kháng thực sự, trên bình diện bản chất và hành động, giữa một bên là Đức Maria, là Đấng thánh thiện và là người hợp tác hiệu quả của Chúa Kitô; và bên kia là kẻ thù của sự thiện, là con rắn (Gn. 3: 14 -15), con rồng đỏ, Satan, ma quỷ (Khải Huyền 12: 1-9), các kẻ phản Kitô (1 Gn 2:18; 2 Ga 1: 7).
Thứ hai, thông điệp của Fatima là một lời mời gọi mạnh mẽ hướng đến sự thiện, và đặc biệt là sự nên thánh và sự tha thứ, là điều đòi hỏi “sự hy sinh và hãm mình.”