Những Ca Khúc Giáng Sinh Được Ưa Chuộng
JINGLE BELLS
Chuông Reo Vang
Jingle Bells có lẽ là bản nhạc mùa giáng sinh được nhiều người biết nhất, được ca hát nhiều nhất ở nước Mỹ. Đối với hàng triệu người, ca khúc nhỏ bé và đơn giản này không thể thiếu được trong mùa lễ Giáng sinh cũng như mùa giáng sinh không thể thiếu ông già Noel, con nai Rudolph, cây thông, thiệp mừng, quà cáp và những bữa tiệc thịnh soạn Vậy mà có điều rất mực trớ trêu là bản nhạc Jingle Bells chẳng chứa lấy một câu một chữ nào đề cập đến ngày lễ lớn đó cả, và thực ra nó được viết để hát trong một ngày lễ khác biệt hẳn lễ Giáng sinh.
Anh James S. Pierpont, một người sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Ngay từ lúc còn nhỏ anh đã không chỉ trình diễn trong ca đoàn nhà thờ mà lại còn đánh đàn phong cầm nữa. Lớn lên anh phụ giúp cha là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford, làm việc với ca đoàn và các ca viên, nhạc sĩ. Vào năm 1840, chàng thanh niên Pierpont được giao công tác sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp lễ Tạ Ơn. Nhìn qua khung cửa ngôi nhà của cha anh tại số 87 đường Mystic, anh thấy mấy người thanh niên đang lái những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Nai nịt thật ấm để ngăn ngừa cái lạnh thấu da bên ngoài trời lúc đó, anh bước ra khỏi nhà. Nhìn họ anh nhớ lại nhiều lần cũng đã đua xe trượt tuyết như một môn chơi thể thao vui nhộn với những tiếng chuông kêu lanh canh. Không chỉ đứng nhìn, anh liền nhảy vào tham dự cuộc chơi với họ. Trò chơi chấm dứt khoảng một tiếng đồng hồ sau và anh là người thắng cuộc.
Khi bước trở về nhà, tâm trí anh đã nảy ra một khúc nhạc, và khi ngồi cạnh lò sưởi cho ấm áp anh đã ngân nga một vài đoạn ngắn. Cảm thấy như đã có cái sườn làm nền cho bản nhạc mà nhà thờ của thân phụ anh cần đến, anh khoác áo lạnh vào người rồi băng qua những con đường ngập tuyết đến nhà bà Otis Waterman, người đàn bà duy nhất ở thị trấn Medford có chiếc đàn dương cầm. Lúc gặp bà ra mở cửa, anh nói: “Tôi vừa nảy ra một khúc nhạc trong đầu đây”. James là chỗ quen biết với bà từ lâu, bà biết James muốn gì nên vội nhường lối cho anh bước vào nhà.
Ngồi xuống cạnh chiếc đàn cũ kỹ, James đánh lên từng nốt nhạc của bài ca. Bà Waterman lắng nghe chăm chú, cất tiếng nói: Đúng là những tiếng leng keng vui tai anh thấy ngoài kia đó mà. Ít phút sau khi anh đờn xong bản nhạc, bà bảo anh: Bài hát này rồi sẽ thành công khắp tỉnh đấy.
Buổi tối hôm đó, anh đem những nốt nhạc leng keng ghép lại với những gì anh quan sát được khi đua xe trượt tuyết lúc ban ngày và nhớ lại cả những chiếc xe trượt băng do ngựa kéo nữa. Vậy là bài hát “Chiếc xe một ngựa trượt băng” ra đời.
James tập bài hát đó cho ca đoàn nhà thờ Medford. Đến ngày lễ Thanksgiving thì toàn bài nhạc có phần hoà âm được đem ra trình diễn. Tại vùng New England lúc ấy, Thanksgiving là ngày lễ quan trọng nhất nên có rất nhiều người tham dự. Họ nhiệt liệt hoan nghênh bài hát đó nên nhiều người yêu cầu James và ca đoàn trình bày một lần nữa vào dịp lễ Giáng sinh. Mặc dầu bài hát đề cập đến cảnh ngựa đua xe trượt băng, lối hẹn hò trai gái và cá cược, chẳng có vẻ gì thích hợp với không khí nhà thờ chút nào, nhưng lần trình diễn này lại là một thành công lớn đến nỗi một số khách tới thánh đường dự lễ đã xin bản nhạc đem về địa phương của mình. Vì bài ca được hát vào ngày 25 tháng chạp là ngày lễ Giáng sinh, nên họ dạy cho anh em bè bạn hát như một bài nhạc mừng giáng sinh thực thụ.
Pierpont có ngờ đâu bản nhạc của mình lại có sức truyền lan đến thế, anh chỉ biết một điều là người ta thích bản nhạc “mùa đông” của anh, nên khi di chuyển tới Savanah tiểu bang Georgia anh mang theo bản nhạc này. Anh tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857, nhưng mãi đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc đó thì anh James mới biết mình đã viết đuợc một tác phẩm đặc biệt. Vào lúc ấy bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi lan tràn xuống phía nam. Trong khoảng 20 năm sau đó, “Jingle Bells” có lẽ là bản nhạc hát dạo mùa giáng sinh được phổ biến nhất trong nước.
Là một trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ, bài ca mừng lễ Thanksgiving này là một tưởng tượng rất phong phú về khung cảnh miền thôn dã có tuyết phủ mùa đông, có xe di chuyển trên tuyết, và những tiếng lục lạc kêu leng keng trên cổ ngựa, hơn một thế kỷ qua đã ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản giáng sinh khác nữa.
Bài ca mùa giáng sinh có vẻ kỳ cục” này của Pierpont đã được thu thanh cả trăm lần. Benny Goodman, Glenn Miller, Les Paul ai cũng đã leo lên đỉnh cao với “Jingle Bells”. Nhưng người thành công nhất là Bing Crosby và các chị em Andrew Sisters. Bản nhạc leng keng vui tai này còn xuất hiện trong nhiều cuốn phim của Hollywood, trong các show trên đài truyền hình, và một phần của bản nhạc có khi lại được đưa vào trong một bài ca giáng sinh khác. Bản nhạc rất thành công của Bobby Helm chẳng hạn có nhan đề “Jingle Bells Rock” phần lớn là cảm hứng từ Jingle Bells, và như vậy lại một lần nữa chứng tỏ thành công của một bài ca thế tục đã đóng góp cho ngày lễ Giáng sinh.
Ngày nay, hình như chỗ nào cũng thấy hát Jingle Bells. Ít có người đã được thấy cái xe trượt băng do ngựa kéo, nhưng cả triệu người đã treo những chiếc chuông leng keng ở cửa vào dịp lễ Giáng sinh. Hình ảnh ông già Noel thường gặp nhất là cảnh ông ngồi trên chiếc xe trượt băng kéo bởi những con nai cổ đeo một vòng lục lạc. Rất nhiều bản nhac mừng giáng sinh hoặc các quảng cáo thương mại trên TV mở đầu bằng những tiếng chuông vui. Nhờ có anh chàng James Pierpont và lời yêu cầu soạn ra một nhạc bản cho ngày Thanksgiving mà ta có được Jingle Bells và mỗi lần nhìn thấy hình ảnh tuyết và chiếc xe trượt băng người ta lại nghĩ ngay đến ngày lễ Giáng sinh.
(dịch theo Ace Collins)
Một phần lời ca bản Jingle Bells:
Dashing through the snow
In a one-horse open sleigh
Through the fields we go
Laughing al the way
Bells on bob-tail ring
Making spirits bright
What fun it is to ride and sing
A sleighing song tonight
Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it is to ride
On a one-horse open sleigh.
Oh Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it isto ride
In a one-horse open sleigh.
Bài ca đã được nhạc sĩ Nguyễn Duy đặt lời Việt rất tài tình để trở thành một bài hát mùa Giáng sinh, tiếng lục lạc leng keng trên cổ ngựa đã biến thành tiếng chuông giáo đường vang vang:
Một trời sáng trong an lành, và một vùng tuyết ôm cây cành, một ngày sáng bao la tình, một nỗi sướg vui hồi sinh.
Mừng ngày Chúa sinh ra đời, người người đó đây vui cười, rộn ràng hỉ hoan chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh cho đời.
Chuông mênh mông, chuông mênh mông, chuông giáo đường ấm cúng. Chuông thanh thanh, chuông thanh thanh, tiếng chuông xe chạy nhanh (ớ). Chuông vang vang, chuông vang vang, chuông báo mừng đêm thánh. Chuông ngân ngân, chuông ngân ngân, ôi tiếng chuông trong tim mình
JINGLE BELLS
Chuông Reo Vang
Jingle Bells có lẽ là bản nhạc mùa giáng sinh được nhiều người biết nhất, được ca hát nhiều nhất ở nước Mỹ. Đối với hàng triệu người, ca khúc nhỏ bé và đơn giản này không thể thiếu được trong mùa lễ Giáng sinh cũng như mùa giáng sinh không thể thiếu ông già Noel, con nai Rudolph, cây thông, thiệp mừng, quà cáp và những bữa tiệc thịnh soạn Vậy mà có điều rất mực trớ trêu là bản nhạc Jingle Bells chẳng chứa lấy một câu một chữ nào đề cập đến ngày lễ lớn đó cả, và thực ra nó được viết để hát trong một ngày lễ khác biệt hẳn lễ Giáng sinh.
Anh James S. Pierpont, một người sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Ngay từ lúc còn nhỏ anh đã không chỉ trình diễn trong ca đoàn nhà thờ mà lại còn đánh đàn phong cầm nữa. Lớn lên anh phụ giúp cha là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford, làm việc với ca đoàn và các ca viên, nhạc sĩ. Vào năm 1840, chàng thanh niên Pierpont được giao công tác sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp lễ Tạ Ơn. Nhìn qua khung cửa ngôi nhà của cha anh tại số 87 đường Mystic, anh thấy mấy người thanh niên đang lái những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Nai nịt thật ấm để ngăn ngừa cái lạnh thấu da bên ngoài trời lúc đó, anh bước ra khỏi nhà. Nhìn họ anh nhớ lại nhiều lần cũng đã đua xe trượt tuyết như một môn chơi thể thao vui nhộn với những tiếng chuông kêu lanh canh. Không chỉ đứng nhìn, anh liền nhảy vào tham dự cuộc chơi với họ. Trò chơi chấm dứt khoảng một tiếng đồng hồ sau và anh là người thắng cuộc.
Khi bước trở về nhà, tâm trí anh đã nảy ra một khúc nhạc, và khi ngồi cạnh lò sưởi cho ấm áp anh đã ngân nga một vài đoạn ngắn. Cảm thấy như đã có cái sườn làm nền cho bản nhạc mà nhà thờ của thân phụ anh cần đến, anh khoác áo lạnh vào người rồi băng qua những con đường ngập tuyết đến nhà bà Otis Waterman, người đàn bà duy nhất ở thị trấn Medford có chiếc đàn dương cầm. Lúc gặp bà ra mở cửa, anh nói: “Tôi vừa nảy ra một khúc nhạc trong đầu đây”. James là chỗ quen biết với bà từ lâu, bà biết James muốn gì nên vội nhường lối cho anh bước vào nhà.
Ngồi xuống cạnh chiếc đàn cũ kỹ, James đánh lên từng nốt nhạc của bài ca. Bà Waterman lắng nghe chăm chú, cất tiếng nói: Đúng là những tiếng leng keng vui tai anh thấy ngoài kia đó mà. Ít phút sau khi anh đờn xong bản nhạc, bà bảo anh: Bài hát này rồi sẽ thành công khắp tỉnh đấy.
Buổi tối hôm đó, anh đem những nốt nhạc leng keng ghép lại với những gì anh quan sát được khi đua xe trượt tuyết lúc ban ngày và nhớ lại cả những chiếc xe trượt băng do ngựa kéo nữa. Vậy là bài hát “Chiếc xe một ngựa trượt băng” ra đời.
James tập bài hát đó cho ca đoàn nhà thờ Medford. Đến ngày lễ Thanksgiving thì toàn bài nhạc có phần hoà âm được đem ra trình diễn. Tại vùng New England lúc ấy, Thanksgiving là ngày lễ quan trọng nhất nên có rất nhiều người tham dự. Họ nhiệt liệt hoan nghênh bài hát đó nên nhiều người yêu cầu James và ca đoàn trình bày một lần nữa vào dịp lễ Giáng sinh. Mặc dầu bài hát đề cập đến cảnh ngựa đua xe trượt băng, lối hẹn hò trai gái và cá cược, chẳng có vẻ gì thích hợp với không khí nhà thờ chút nào, nhưng lần trình diễn này lại là một thành công lớn đến nỗi một số khách tới thánh đường dự lễ đã xin bản nhạc đem về địa phương của mình. Vì bài ca được hát vào ngày 25 tháng chạp là ngày lễ Giáng sinh, nên họ dạy cho anh em bè bạn hát như một bài nhạc mừng giáng sinh thực thụ.
Pierpont có ngờ đâu bản nhạc của mình lại có sức truyền lan đến thế, anh chỉ biết một điều là người ta thích bản nhạc “mùa đông” của anh, nên khi di chuyển tới Savanah tiểu bang Georgia anh mang theo bản nhạc này. Anh tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857, nhưng mãi đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc đó thì anh James mới biết mình đã viết đuợc một tác phẩm đặc biệt. Vào lúc ấy bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi lan tràn xuống phía nam. Trong khoảng 20 năm sau đó, “Jingle Bells” có lẽ là bản nhạc hát dạo mùa giáng sinh được phổ biến nhất trong nước.
Là một trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ, bài ca mừng lễ Thanksgiving này là một tưởng tượng rất phong phú về khung cảnh miền thôn dã có tuyết phủ mùa đông, có xe di chuyển trên tuyết, và những tiếng lục lạc kêu leng keng trên cổ ngựa, hơn một thế kỷ qua đã ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản giáng sinh khác nữa.
Bài ca mùa giáng sinh có vẻ kỳ cục” này của Pierpont đã được thu thanh cả trăm lần. Benny Goodman, Glenn Miller, Les Paul ai cũng đã leo lên đỉnh cao với “Jingle Bells”. Nhưng người thành công nhất là Bing Crosby và các chị em Andrew Sisters. Bản nhạc leng keng vui tai này còn xuất hiện trong nhiều cuốn phim của Hollywood, trong các show trên đài truyền hình, và một phần của bản nhạc có khi lại được đưa vào trong một bài ca giáng sinh khác. Bản nhạc rất thành công của Bobby Helm chẳng hạn có nhan đề “Jingle Bells Rock” phần lớn là cảm hứng từ Jingle Bells, và như vậy lại một lần nữa chứng tỏ thành công của một bài ca thế tục đã đóng góp cho ngày lễ Giáng sinh.
Ngày nay, hình như chỗ nào cũng thấy hát Jingle Bells. Ít có người đã được thấy cái xe trượt băng do ngựa kéo, nhưng cả triệu người đã treo những chiếc chuông leng keng ở cửa vào dịp lễ Giáng sinh. Hình ảnh ông già Noel thường gặp nhất là cảnh ông ngồi trên chiếc xe trượt băng kéo bởi những con nai cổ đeo một vòng lục lạc. Rất nhiều bản nhac mừng giáng sinh hoặc các quảng cáo thương mại trên TV mở đầu bằng những tiếng chuông vui. Nhờ có anh chàng James Pierpont và lời yêu cầu soạn ra một nhạc bản cho ngày Thanksgiving mà ta có được Jingle Bells và mỗi lần nhìn thấy hình ảnh tuyết và chiếc xe trượt băng người ta lại nghĩ ngay đến ngày lễ Giáng sinh.
(dịch theo Ace Collins)
Một phần lời ca bản Jingle Bells:
Dashing through the snow
In a one-horse open sleigh
Through the fields we go
Laughing al the way
Bells on bob-tail ring
Making spirits bright
What fun it is to ride and sing
A sleighing song tonight
Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it is to ride
On a one-horse open sleigh.
Oh Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it isto ride
In a one-horse open sleigh.
Bài ca đã được nhạc sĩ Nguyễn Duy đặt lời Việt rất tài tình để trở thành một bài hát mùa Giáng sinh, tiếng lục lạc leng keng trên cổ ngựa đã biến thành tiếng chuông giáo đường vang vang:
Một trời sáng trong an lành, và một vùng tuyết ôm cây cành, một ngày sáng bao la tình, một nỗi sướg vui hồi sinh.
Mừng ngày Chúa sinh ra đời, người người đó đây vui cười, rộn ràng hỉ hoan chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh cho đời.
Chuông mênh mông, chuông mênh mông, chuông giáo đường ấm cúng. Chuông thanh thanh, chuông thanh thanh, tiếng chuông xe chạy nhanh (ớ). Chuông vang vang, chuông vang vang, chuông báo mừng đêm thánh. Chuông ngân ngân, chuông ngân ngân, ôi tiếng chuông trong tim mình