Việc đồng đôla tiếp tục sụt giá trên các thị trường tiền tệ quốc tế là trọng tâm của cuộc họp quan trọng gồm các bộ trưởng tài chính trong khối các nước giàu nhất thế giới, G7, tại Florida trong đầu tháng Hai này.
Kể từ năm 2001, đồng đôla đã giảm tới 33% so với đồng euro, và 15% so với yên Nhật. Thế nên cũng dễ hiểu là các nhà kinh doanh tiền tệ đã giám sát kỹ lưỡng những gì diễn ra tại cuộc họp Boca Raton, Florida, để xem những động thái tại đây có tác động ra sao.
Thế nhưng ngay ngày thứ Hai sau cuộc họp cuối tuần, đồng đôla lại sụt giá ở mức thấp nhất trong hai tuần liền, giập tắt các hi vọng mà người ta mong đợi từ các nhà lãnh đạo tài chính G7.
Hiện nay, mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ở mức 5% GDP, và đa số các kinh tế gia cho rằng tỉ lệ này ít nhất phải được cắt xuống một nửa. Điều đó sẽ làm ổn định tỉ suất các khoản nợ ngoại tệ của Mỹ so với tổng sản phẩm quốc nội, GDP, vốn gia tăng gần đây.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có vẻ hài lòng cứ để đồng đôla tuột giá. Tuy nhiên, phía châu Âu phàn nàn rằng gánh nặng đối với việc điều chỉnh tiền tệ của họ, đồng euro, là quá mức.
Trong khi euro tăng giá so với đôla, các ngân hàng trung ương Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã mua đôla để dìm giá tiền tệ của chính họ. Bằng cách đó, họ đã cấp tiền cho tới hơn một nửa lượng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ trong năm 2003. Nếu thiếu đi khoản tiền này, đồng đôla còn có thể rớt giá thêm nữa.
Các dấu hiệu
Trong thời gian trước mắt, châu Á có thể đươc coi là người cứu tinh của Hoa Kỳ. Thế nhưng về lâu về dài, các chính phủ châu Á đang làm trì hoãn những điều chỉnh cần thiết bằng việc cho phép thâm hụt của Hoa Kỳ có thể còn gia tăng lớn thêm.
Hành vi của các ngân hàng trung ương Á châu cũng làm nhoè đi những dấu hiệu thị trường cần thiết mà Hoa Kỳ phải chú ý tới. Cụ thể, Hoa Kỳ cần phải cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Tuy nhiên, Mỹ cho rằng họ chưa cần phải làm như vậy, vì khi thâm hụt ngân sách chính phủ gia tăng, và tiền giảm giá, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu có trái phiếu cao hơn để bồi hoàn cho những rủi ro gia tăng của họ.
Và điều này khiến các chính phủ châu Á đang ăn tươi nuốt sống các trái phiếu của Cục dự trữ liên bang Mỹ, mà không để ý tới những dấu hiệu rủi ro.
Trò chơi của châu Á
Về bản chất, các chính phủ châu Á mua trái phiếu của Cục Dự trữ Mỹ nhằm đảm bảo rằng Mỹ có thể tiếp tục tiêu tiền mua hàng châu Á. Tuy nhiên, điều này không phải sẽ tiếp diễn vĩnh viễn.
Cho dù có bản năng thương mại, sớm muộn gì các ngân hàng trung ương Á châu cũng sẽ phải đối diện với thực tế rằng họ không thể giữ quá nhiều đôla rủi ro cao và lợi nhuận thấp.
Nếu họ dừng mua, nó có thể sẽ khiến đôla sụt giá mạnh thêm nữa và trái phiếu lại tăng giá.
Việc trì hoãn những điều chỉnh tự nhiên đối với đôla và trái phiếu có nghĩa là khi việc sửa đổi tất yếu diễn ra, hậu quả sẽ còn đau xót hơn.
Nếu các thị trường tài chính trở nên tồi tệ, tất cả mọi bên đều phải chịu lỗi: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và đặc biệt là chính Mỹ, vì Mỹ đã không có hành động gì nhằm ngăn chặn tình trạng hiện nay.(BBC)
Kể từ năm 2001, đồng đôla đã giảm tới 33% so với đồng euro, và 15% so với yên Nhật. Thế nên cũng dễ hiểu là các nhà kinh doanh tiền tệ đã giám sát kỹ lưỡng những gì diễn ra tại cuộc họp Boca Raton, Florida, để xem những động thái tại đây có tác động ra sao.
Thế nhưng ngay ngày thứ Hai sau cuộc họp cuối tuần, đồng đôla lại sụt giá ở mức thấp nhất trong hai tuần liền, giập tắt các hi vọng mà người ta mong đợi từ các nhà lãnh đạo tài chính G7.
Hiện nay, mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ở mức 5% GDP, và đa số các kinh tế gia cho rằng tỉ lệ này ít nhất phải được cắt xuống một nửa. Điều đó sẽ làm ổn định tỉ suất các khoản nợ ngoại tệ của Mỹ so với tổng sản phẩm quốc nội, GDP, vốn gia tăng gần đây.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có vẻ hài lòng cứ để đồng đôla tuột giá. Tuy nhiên, phía châu Âu phàn nàn rằng gánh nặng đối với việc điều chỉnh tiền tệ của họ, đồng euro, là quá mức.
Trong khi euro tăng giá so với đôla, các ngân hàng trung ương Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã mua đôla để dìm giá tiền tệ của chính họ. Bằng cách đó, họ đã cấp tiền cho tới hơn một nửa lượng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ trong năm 2003. Nếu thiếu đi khoản tiền này, đồng đôla còn có thể rớt giá thêm nữa.
Các dấu hiệu
Trong thời gian trước mắt, châu Á có thể đươc coi là người cứu tinh của Hoa Kỳ. Thế nhưng về lâu về dài, các chính phủ châu Á đang làm trì hoãn những điều chỉnh cần thiết bằng việc cho phép thâm hụt của Hoa Kỳ có thể còn gia tăng lớn thêm.
Hành vi của các ngân hàng trung ương Á châu cũng làm nhoè đi những dấu hiệu thị trường cần thiết mà Hoa Kỳ phải chú ý tới. Cụ thể, Hoa Kỳ cần phải cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Tuy nhiên, Mỹ cho rằng họ chưa cần phải làm như vậy, vì khi thâm hụt ngân sách chính phủ gia tăng, và tiền giảm giá, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu có trái phiếu cao hơn để bồi hoàn cho những rủi ro gia tăng của họ.
Và điều này khiến các chính phủ châu Á đang ăn tươi nuốt sống các trái phiếu của Cục dự trữ liên bang Mỹ, mà không để ý tới những dấu hiệu rủi ro.
Trò chơi của châu Á
Về bản chất, các chính phủ châu Á mua trái phiếu của Cục Dự trữ Mỹ nhằm đảm bảo rằng Mỹ có thể tiếp tục tiêu tiền mua hàng châu Á. Tuy nhiên, điều này không phải sẽ tiếp diễn vĩnh viễn.
Cho dù có bản năng thương mại, sớm muộn gì các ngân hàng trung ương Á châu cũng sẽ phải đối diện với thực tế rằng họ không thể giữ quá nhiều đôla rủi ro cao và lợi nhuận thấp.
Nếu họ dừng mua, nó có thể sẽ khiến đôla sụt giá mạnh thêm nữa và trái phiếu lại tăng giá.
Việc trì hoãn những điều chỉnh tự nhiên đối với đôla và trái phiếu có nghĩa là khi việc sửa đổi tất yếu diễn ra, hậu quả sẽ còn đau xót hơn.
Nếu các thị trường tài chính trở nên tồi tệ, tất cả mọi bên đều phải chịu lỗi: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và đặc biệt là chính Mỹ, vì Mỹ đã không có hành động gì nhằm ngăn chặn tình trạng hiện nay.(BBC)