Chơi Trò Chơi Nào
Ngày kia, ông Mac-sa, một nhà văn người Nga, đi ngang qua một sân chơi, ông dừng lại quan sát một đám trẻ em trạc tuổi lên 6 lên 7 đang chơi đùa với nhau.
Thấy chúng chơi trò gì là lạ, ông cất tiếng hỏi:
- Này các cháu, các cháu đang chơi trò gì thế?
Ðám trẻ nhón nháo trả lời:
- Chúng cháu chơi trò đánh nhau.
Nghe thế ông Mac-sa hơi cau mày, rồi gọi các em đến, ông ôn tồn giải thích:
- Tại sao các cháu chỉ chơi trò đánh nhau mãi. Các cháu biết chứ, đánh nhau hay chiến tranh có gì là đẹp đâu. Các cháu hãy chơi trò hòa bình xem nào.
Ông vừa dứt lời, một em bé reo lên:
- Phải rồi, tụi mình thử chơi trò hòa bình một lần xem sao.
Thế là cả bọn kéo nhau ra sân, chụm đầu vào nhau bàn tán. Thấy chúng chấp thuận ý kiến của mình, nhà văn hài lòng mỉm cười tiếp tục đi. Nhưng chưa được mấy bước ông nghe có tiếng chân chạy theo. Và chưa kịp quay lại, ông đã nghe giọng một em bé hỏi:
- Ông ơi, trò chơi hòa bình làm sao? Chúng cháu không biết.
* * *
Làm sao trẻ em biết chơi trò chơi hòa bình, khi người lớn cứ chơi trò chiến tranh?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi trong nhà, cha mẹ, anh chị lớn bất hòa, cãi cọ... khi ngoài xóm ngõ người lớn chửi bới, đánh nhau...?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi chúng vẫn thường thấy trên tivi, tranh ảnh, những cảnh chiến tranh khốc liệt, chém giết dã man?
Chừng nào thế giới của người lớn biết sống quảng đại yêu thương, biết giải quyết những tranh chấp không thể tránh được bằng đường lối ôn hòa, thông cảm và tha thứ, chừng ấy thế giới trẻ thơ mới triển nở được trong bầu khí hồn nhiên tươi sáng, hứa hẹn một tương lai huy hoàng cho gia đình và xã hội.
Chúng ta đừng quên lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Ai làm dịp tội cho một trong các trẻ em đã tin Ta, thì thà rằng buộc cối đá vào cổ kẻ ấy và quăng xuống đáy biển còn hơn" (Mt 18,6).
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhớ lại trách nhiệm của mình, biết giúp đỡ nhau bằng lời nói sự thật và bằng việc làm tốt. Amen.
Ngày kia, ông Mac-sa, một nhà văn người Nga, đi ngang qua một sân chơi, ông dừng lại quan sát một đám trẻ em trạc tuổi lên 6 lên 7 đang chơi đùa với nhau.
Thấy chúng chơi trò gì là lạ, ông cất tiếng hỏi:
- Này các cháu, các cháu đang chơi trò gì thế?
Ðám trẻ nhón nháo trả lời:
- Chúng cháu chơi trò đánh nhau.
Nghe thế ông Mac-sa hơi cau mày, rồi gọi các em đến, ông ôn tồn giải thích:
- Tại sao các cháu chỉ chơi trò đánh nhau mãi. Các cháu biết chứ, đánh nhau hay chiến tranh có gì là đẹp đâu. Các cháu hãy chơi trò hòa bình xem nào.
Ông vừa dứt lời, một em bé reo lên:
- Phải rồi, tụi mình thử chơi trò hòa bình một lần xem sao.
Thế là cả bọn kéo nhau ra sân, chụm đầu vào nhau bàn tán. Thấy chúng chấp thuận ý kiến của mình, nhà văn hài lòng mỉm cười tiếp tục đi. Nhưng chưa được mấy bước ông nghe có tiếng chân chạy theo. Và chưa kịp quay lại, ông đã nghe giọng một em bé hỏi:
- Ông ơi, trò chơi hòa bình làm sao? Chúng cháu không biết.
* * *
Làm sao trẻ em biết chơi trò chơi hòa bình, khi người lớn cứ chơi trò chiến tranh?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi trong nhà, cha mẹ, anh chị lớn bất hòa, cãi cọ... khi ngoài xóm ngõ người lớn chửi bới, đánh nhau...?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi chúng vẫn thường thấy trên tivi, tranh ảnh, những cảnh chiến tranh khốc liệt, chém giết dã man?
Chừng nào thế giới của người lớn biết sống quảng đại yêu thương, biết giải quyết những tranh chấp không thể tránh được bằng đường lối ôn hòa, thông cảm và tha thứ, chừng ấy thế giới trẻ thơ mới triển nở được trong bầu khí hồn nhiên tươi sáng, hứa hẹn một tương lai huy hoàng cho gia đình và xã hội.
Chúng ta đừng quên lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Ai làm dịp tội cho một trong các trẻ em đã tin Ta, thì thà rằng buộc cối đá vào cổ kẻ ấy và quăng xuống đáy biển còn hơn" (Mt 18,6).
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhớ lại trách nhiệm của mình, biết giúp đỡ nhau bằng lời nói sự thật và bằng việc làm tốt. Amen.