Washington: Các buổi lễ tưởng niệm ba năm biến cố 11/9 đã diển ra khắp nơi tại các thánh đường trên toàn đất nước Hoa kỳ.
Đức Hồng Y Edward M. Egan đã chủ sự Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường St Patrick ở New York, cầu nguyện tới các nhân viên cứu hỏa bị chôn vùi trong lúc cấp cứu các nạn nhân tại Tòa Nhà Tháp Đôi.
Cùng ngày, Đức Giám Mục phụ tá Kevin J. Farrell đã nói với cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington rằng, Tin Mừng mời gọi con người thiết lập "một nền văn hóa mới cho hòa bình".
"Thử thách đứng trước chúng ta là mang lại hòa bình trở lại cho thế giới"
Đức Giám Mục cũng nói đến nạn khủng bố còn tồn tại bởi vì "những tình trạng ghê gớm về bất công " và nạn khủng bố sẽ chấm dứt khi có một sự phân phát phúc lợi đồng đều trên thế giới.
Nhưng Đức Cha Farrell nói thêm rằng cho dẫu sự bất công có lớn đến thế nào đi chăng nữa, nó không thể biện minh cho bạo động vì "bạo lực càng sinh ra thêm bạo lức".
Đức Giám Mục Farrell kêu gói đến từng cá nhân tìm kiếm hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, trong mối quan hệ và vẫn giữ lòng khoan dung, kính trọng đến những quan điểm khác biệt với chính mình.
Tại Thánh Đường St Maximilian Kolbe ở Pembroke Pinew, Flạ, một thánh lễ đã được cử hành để tuyên dương tất cả các viên chức cảnh sát, viên chức cứu hỏa, nhân viên y tế cứu cấp. Liền ngay sau thánh lễ là đặt bức tượng tưởng niệm Cha cố Dòng Phan Sinh Mychal Judge, vị tuyên úy của phòng cứu hỏa đã bị tử nạn vào ngày 11/9/2001 trong lúc Cha có mặt ở hiện trường để ban bí tích Xức Dầu.
Tại Albuquerque, N.M., Đức Tổng Giám Mục Michael J. Sheehan đã chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Thánh Tâm để tưởng niệm và tuyên dương tất cả những nạn nhân thiệt mạng cách đây dúng 3 năm vào ngày 11/9. Sau Thánh Lễ có buổi hòa nhạc ghi ơn do dàn nhạc giao hưởng Mexicô.
Hội Hiệp Sĩ Comlumbus đã kêu gọi mọi người thuộc mọi thành phần tất cả tôn giáo hãy liên kết để làm ngày 11/9 là ngày khắp nơi trên Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình. Hội Hiệp Sĩ đã bảo trợ nguyên một trang quảng cáo trên tờ Thời Báo (Time Magazine) và tờ Washington Post với tấm hình đôi bàn tay chắp lại cầu nguyện. Kèm theo bức ảnh đó là một tín hiệu kêu gọi ngày 11/9 là "một ngày tất cả chúng ta có thể cầu nguyện cho hòa bình".
Hiệp Sĩ Tối Cao, ông Carl A. Aderson nói rằng khủng bố tấn công vào năm 2001 "tạo ra nhiều cảm xúc, xếp loại từ tức giận cho tới nỗi đau đớn sâu xa. Nhưng khi chúng ta nhớ lại nhũng mất mát trong ngày khủng khiếp đó và tuyên dương những người đã chết, chúng ta cũng nên nhớ rằng hòa bình và sự hiểu biết phải là những mục tiêu cuối cùng của chúng ta chứ không phải báo thù và sự trừng phạt."
"Chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó một cách tốt đẹp nhất bằng cách cất tiếng nói lên Thiên Chúa, nhắc lại với Ngài rằng chúng ta chia sẻ khát vọng sâu xa và trường cửu cho hòa bình tại thế, và khẩn cầu Thiên Chúa hướng dẫn và trợ lực".
Tại Roma số ra ngày Thứ Bảy 11/9 tờ báo của Tòa Thánh "Quan Sát Viên Roma" (Losservatore Romano) đã cho đăng một hàng tít lớn nơi trang nhất "Sự đen tối trong lịch sử nhân loại".
Tiếp theo sau một hàng tít nhỏ, tờ báo "Quan Sát Viên Roma" viết "Nhưng thù địch con người không thể thắng thế" trong số ra ngày hôm nay 11/9/2004 tại Vatican.
"Niềm hy vọng chính là sức mạnh thật sự mà có thể dẫn đưa thế giới tới một nền tường lai hòa bình nơi mà nạn khủng bố chỉ là một ký ức đau buồn".
"Bây giờ hơn lúc nào hết, thật là một sự cần thiết cho những nhà tranh đấu hòa bình chân thật, cho những người nam và người nữ là những người có một lòng can đảm xây dựng những cây cầu và đào những đường mương giữa con người. Thật là một sự can đảm mới có thể gia tăng niềm hy vọng".
"Trong ngày 11/9/2001. một bóng tối đe dọa đã trải ra trên con người, đang làm đen tối nhân loại".
Ngoài những tấn công khủng bố tại New York và Washington, tờ báo của Tòa Thánh đã liệt kê lên những cuộc khủng bố đã xảy ra: vụ nổ bom vào tháng 10/2002 tại Bali Nam Dương, khiến cho 202 người thiệt mạng; đặt bom tại nhiều chặng ở trạm xe lửa tại Madrid, Tây Ban Nha gây tử thương 191 người và gần đây nhất là sự tàn sát dã man gần 400 người phần đông là trẻ em vào ngày 3/9 tại trường học ở Beslam Nga Sô.
Tại Tháp Tưởng Niệm gần đền thánh Công Giáo ở Striling, N,J,. một ngày là một ngày tưởng nhớ 2985 người tử nạn trong biến cố 11/9/2001 khi khủng bố tất công New York, Pennsylvania và Washington.
Tại Tháp Tưởng Niệm, tiếng chuông đổ cách nhau 46 phút cho mỗi một tiếng bắt đầu từ 8.46 am lúc mà khủng bố tấn công lần đầu tiên cho tới 8.46 pm..
Tháp Tưởng Niệm năm trên khuôn viên của Đền Thánh Giuse, được dựng lên bằng những thanh sắt thuộc lầu 33 cho tới lầu 36 của Tòa Nhà Trung Tâm Thương Mại ở mạn hướng Bắc. Những cái chuông của Dòng Tôi Tớ Thừa Sai nay đã đóng cửa tại Đại Chủng Viên Chúa Ba Ngôi tại Monroe, Va.
Hai bức tường nằm cạnh tháp chuông được khắc tên những nạn nhân tử nạn tại ba nơi: Tòa Nhà Tháp Đôi, Ngũ Giác Đài, và nơi chiếc máy bay thứ ba bị rớt tại Sanhksville, Pa. Bên cạnh những tên người quá cố, là những kỷ vật còn để lại do những người thân hay bạn bè mang tới để tưởng nhớ họ.
Cha Dòng Chúa Ba ngôi Peter J, Kerbs, Giám Đốc Đền Thánh Giuse thuộc Giáo Phận Paterson cho biết :" Có một số người chỉ ngồi đó cả tiếng đồng hồ, đắm chìm trong những suy tư của họ".
Cha cho biết: "Đây không phải là một đài kỷ niệm, nhưng là một đài tưởng nhớ" vì Cha nói rằng một đài tưởng nhớ là "ở đó có thể có một sự gì xảy ra. Ở đây, người ta đến cầu nguyện, suy tư, nhớ lại và hy vọng chữa lành. Không cần biết là bạn nhận thức được Thiên Chúa bao nhiêu, thế nhưng nó là một nơi để Thiên Chúa hành động trong cuộc đời bạn".
Một buổi đêm thắp nến nguyện cầu cũng được tổ chức tại Tháp Tưởng Niệm này.
Đức Hồng Y Edward M. Egan đã chủ sự Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường St Patrick ở New York, cầu nguyện tới các nhân viên cứu hỏa bị chôn vùi trong lúc cấp cứu các nạn nhân tại Tòa Nhà Tháp Đôi.
Cùng ngày, Đức Giám Mục phụ tá Kevin J. Farrell đã nói với cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington rằng, Tin Mừng mời gọi con người thiết lập "một nền văn hóa mới cho hòa bình".
"Thử thách đứng trước chúng ta là mang lại hòa bình trở lại cho thế giới"
Đức Giám Mục cũng nói đến nạn khủng bố còn tồn tại bởi vì "những tình trạng ghê gớm về bất công " và nạn khủng bố sẽ chấm dứt khi có một sự phân phát phúc lợi đồng đều trên thế giới.
Nhưng Đức Cha Farrell nói thêm rằng cho dẫu sự bất công có lớn đến thế nào đi chăng nữa, nó không thể biện minh cho bạo động vì "bạo lực càng sinh ra thêm bạo lức".
Đức Giám Mục Farrell kêu gói đến từng cá nhân tìm kiếm hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, trong mối quan hệ và vẫn giữ lòng khoan dung, kính trọng đến những quan điểm khác biệt với chính mình.
Tại Thánh Đường St Maximilian Kolbe ở Pembroke Pinew, Flạ, một thánh lễ đã được cử hành để tuyên dương tất cả các viên chức cảnh sát, viên chức cứu hỏa, nhân viên y tế cứu cấp. Liền ngay sau thánh lễ là đặt bức tượng tưởng niệm Cha cố Dòng Phan Sinh Mychal Judge, vị tuyên úy của phòng cứu hỏa đã bị tử nạn vào ngày 11/9/2001 trong lúc Cha có mặt ở hiện trường để ban bí tích Xức Dầu.
Tại Albuquerque, N.M., Đức Tổng Giám Mục Michael J. Sheehan đã chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Thánh Tâm để tưởng niệm và tuyên dương tất cả những nạn nhân thiệt mạng cách đây dúng 3 năm vào ngày 11/9. Sau Thánh Lễ có buổi hòa nhạc ghi ơn do dàn nhạc giao hưởng Mexicô.
Hội Hiệp Sĩ Comlumbus đã kêu gọi mọi người thuộc mọi thành phần tất cả tôn giáo hãy liên kết để làm ngày 11/9 là ngày khắp nơi trên Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình. Hội Hiệp Sĩ đã bảo trợ nguyên một trang quảng cáo trên tờ Thời Báo (Time Magazine) và tờ Washington Post với tấm hình đôi bàn tay chắp lại cầu nguyện. Kèm theo bức ảnh đó là một tín hiệu kêu gọi ngày 11/9 là "một ngày tất cả chúng ta có thể cầu nguyện cho hòa bình".
Hiệp Sĩ Tối Cao, ông Carl A. Aderson nói rằng khủng bố tấn công vào năm 2001 "tạo ra nhiều cảm xúc, xếp loại từ tức giận cho tới nỗi đau đớn sâu xa. Nhưng khi chúng ta nhớ lại nhũng mất mát trong ngày khủng khiếp đó và tuyên dương những người đã chết, chúng ta cũng nên nhớ rằng hòa bình và sự hiểu biết phải là những mục tiêu cuối cùng của chúng ta chứ không phải báo thù và sự trừng phạt."
"Chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó một cách tốt đẹp nhất bằng cách cất tiếng nói lên Thiên Chúa, nhắc lại với Ngài rằng chúng ta chia sẻ khát vọng sâu xa và trường cửu cho hòa bình tại thế, và khẩn cầu Thiên Chúa hướng dẫn và trợ lực".
Tại Roma số ra ngày Thứ Bảy 11/9 tờ báo của Tòa Thánh "Quan Sát Viên Roma" (Losservatore Romano) đã cho đăng một hàng tít lớn nơi trang nhất "Sự đen tối trong lịch sử nhân loại".
Tiếp theo sau một hàng tít nhỏ, tờ báo "Quan Sát Viên Roma" viết "Nhưng thù địch con người không thể thắng thế" trong số ra ngày hôm nay 11/9/2004 tại Vatican.
"Niềm hy vọng chính là sức mạnh thật sự mà có thể dẫn đưa thế giới tới một nền tường lai hòa bình nơi mà nạn khủng bố chỉ là một ký ức đau buồn".
"Bây giờ hơn lúc nào hết, thật là một sự cần thiết cho những nhà tranh đấu hòa bình chân thật, cho những người nam và người nữ là những người có một lòng can đảm xây dựng những cây cầu và đào những đường mương giữa con người. Thật là một sự can đảm mới có thể gia tăng niềm hy vọng".
"Trong ngày 11/9/2001. một bóng tối đe dọa đã trải ra trên con người, đang làm đen tối nhân loại".
Ngoài những tấn công khủng bố tại New York và Washington, tờ báo của Tòa Thánh đã liệt kê lên những cuộc khủng bố đã xảy ra: vụ nổ bom vào tháng 10/2002 tại Bali Nam Dương, khiến cho 202 người thiệt mạng; đặt bom tại nhiều chặng ở trạm xe lửa tại Madrid, Tây Ban Nha gây tử thương 191 người và gần đây nhất là sự tàn sát dã man gần 400 người phần đông là trẻ em vào ngày 3/9 tại trường học ở Beslam Nga Sô.
Tại Tháp Tưởng Niệm gần đền thánh Công Giáo ở Striling, N,J,. một ngày là một ngày tưởng nhớ 2985 người tử nạn trong biến cố 11/9/2001 khi khủng bố tất công New York, Pennsylvania và Washington.
Tại Tháp Tưởng Niệm, tiếng chuông đổ cách nhau 46 phút cho mỗi một tiếng bắt đầu từ 8.46 am lúc mà khủng bố tấn công lần đầu tiên cho tới 8.46 pm..
Tháp Tưởng Niệm năm trên khuôn viên của Đền Thánh Giuse, được dựng lên bằng những thanh sắt thuộc lầu 33 cho tới lầu 36 của Tòa Nhà Trung Tâm Thương Mại ở mạn hướng Bắc. Những cái chuông của Dòng Tôi Tớ Thừa Sai nay đã đóng cửa tại Đại Chủng Viên Chúa Ba Ngôi tại Monroe, Va.
Hai bức tường nằm cạnh tháp chuông được khắc tên những nạn nhân tử nạn tại ba nơi: Tòa Nhà Tháp Đôi, Ngũ Giác Đài, và nơi chiếc máy bay thứ ba bị rớt tại Sanhksville, Pa. Bên cạnh những tên người quá cố, là những kỷ vật còn để lại do những người thân hay bạn bè mang tới để tưởng nhớ họ.
Cha Dòng Chúa Ba ngôi Peter J, Kerbs, Giám Đốc Đền Thánh Giuse thuộc Giáo Phận Paterson cho biết :" Có một số người chỉ ngồi đó cả tiếng đồng hồ, đắm chìm trong những suy tư của họ".
Cha cho biết: "Đây không phải là một đài kỷ niệm, nhưng là một đài tưởng nhớ" vì Cha nói rằng một đài tưởng nhớ là "ở đó có thể có một sự gì xảy ra. Ở đây, người ta đến cầu nguyện, suy tư, nhớ lại và hy vọng chữa lành. Không cần biết là bạn nhận thức được Thiên Chúa bao nhiêu, thế nhưng nó là một nơi để Thiên Chúa hành động trong cuộc đời bạn".
Một buổi đêm thắp nến nguyện cầu cũng được tổ chức tại Tháp Tưởng Niệm này.