Thời buổi óc bè phái phe đảng ngự trị này, người ta sẵn sàng tạo hoẹt lịch để bênh vực, bảo vệ lập trường hay ý thức hệ của mình. Theo George Weigel, não trạng này đang ào ạt xâm nhập cả vào trong Giáo Hội Công Giáo.
Đó là trường hợp nhà văn Công Giáo Anh, Paul Vallely, và bài nhận định ngày 17 tháng Mười Hai, năm 2016 của ông đăng trên tờ Guardian. Nhà văn này cho rằng Đức Phanxicô “đang đều đặn trám đầy Hồng Y Đoàn bằng các mục tử ôn hòa hơn là các nhà ý thức hệ tín lý" như các triều giáo hoàng trước. Weigel cho rằng nhận định này dĩ nhiên không những thuộc loại chơi chữ đúng tiêu chuẩn báo chí mà còn là lịch sử tạo hoẹt nữa.
Ông bảo chỉ cần mở cuốn Annuario Pontificio (giáo hoàng niên giám) là đủ thấy. Trong đó, trong các trang dành cho Hồng Y Đoàn, ta thấy các vị sau đây theo thứ tự thâm niên Hồng Y: Roger Etchegaray, Godfried Danneels, Thomas Stafford Williams, Paul Poupard, Achille Silvestrini, Angelo Sodano, Roger Mahony, Jaime Ortega, William Keeler, Darío Castrillón Hoyos, Dionigi Tettamanzi, Christoph Schönborn, Giovanni Battista Re, Walter Kasper, Theodore McCarrick, Óscar Rodríguez Maradiaga, Cláudio Hummes, Cormac Murphy-O’Connor, Karl Lehmann, Renato Martino, Tarcisio Bertone, Peter Turkson, Franc Rodé, Leonardo Sandri, Giovanni Lajolo, Seán Brady, Oswald Gracias, Odilo Scherer, Francesco Monterisi, Kurt Koch, Gianfranco Ravasi, Reinhard Marx, Francesco Coccopalmerio, João Braz de Aviz, Domenico Calcagno, Rainer Maria Woelki, Béchara Boutros Raï, and Luis Antonio Tagle.
Bây giờ, nếu ai còn dám nghĩ rằng bất cứ vị nào trên đây là một “nhà ý thứ hệ tín lý”, thì chắc người này không thể là một chuyên viên về Vatican (vaticanista). Thế mà mỗi vị trong số các vị trên đều đã được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II hoặc Đức Bênêđíctô XVI, hai vị được nhà văn này coi là “bảo thủ”.
Hơn nữa, các vị Hồng Y Danneels, Kasper, Lehmann, và Murphy-O’Connor là những vị cổ vũ chính cho Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong mật nghị hội bầu giáo hoàng năm 2013. Và sau khi Hồng Y đoàn đã bầu Đức Hồng Y Bergoglio làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tân giáo hoàng đã lập tức bổ nhiệm các Hồng Y Rodríguez Maradiaga, Gracias, và Marx vào Hội Đồng Hồng Y làm cố vấn cho ngài trong việc cải tổ Giáo Triều. Các vị Hồng Y Braz de Aviz, Calcagno, Coccopalmerio, Hummes, Koch, và Schönborn đóng nhiều vai trò quan trọng trong triều giáo hoàng này cho tới nay và Đức Hồng Y Tagle vẫn tiếp tục nằm trên các danh sách của các vị có thể làm giáo hoàng trong tương lai.
Và xin nhắc lại một lần nữa, một cách vô tư và mạnh mẽ, rằng các vị trên đều được thăng Hồng Y thời Đức Gioan Phaolô II hoặc Bênêđíctô XVI.
Chia lịch sử thành hai thời kỳ tương phản nhau rõ rệt thỉnh thoảng lắm mới có ý nghĩa. Hiệp Chúng Quốc trước và sau cuộc Nội Chiến là một: trước biến động lớn lao ấy, người ta bảo: “Hiệp Chúng Quốc là những…”, sau đó, lối nói này trở thành “Hiệp Chúng Quốc là một…”. Nhật Bản, trước và sau Thế Chiến II là một thí dụ khác trong đó việc phân chia này không đơn giản chỉ là sự phân thời kỳ mà thôi. Nhưng các điển hình như thế khá hiếm. Ba Lan ngày nay đang sống qua một thời kỳ tranh chấp chính trị nội bộ xem ra rất giống như cuộc tranh luận trước đây về căn tính của mình trong các thập niên 1920 và 1930. Nước Pháp phần nào vẫn đang có thứ nội chiến đã khởi sự từ năm 1789. Lịch sử hiện có tính hữu cơ và phát triển hơn, và ít có tính hàng dọc (linear), hơn là sự phân chia lịch sử con người một cách giả tạo thành các giai đoạn nhị phân, chống đối nhau gợi ý.
Điều trên đặc biệt đúng đối với Giáo Hội. Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với lối suy nghĩ coi Công Đồng Vatican II như một thứ Grand Canyon (Hẻm Núi Vĩ Đại) phân cách lịch sử Giáo Hội thành hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau. Ấy thế nhưng, sau Thánh Kinh, các nguồn được trưng dẫn nhiều nhất trong các ghi chú ở cuối các văn kiện của Vatican II chính là huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Piô XII; các thông điệp có tính canh tân của vị Giáo Hoàng này, giữa thập niên 1940, đã đẩy mạnh các năng động tính vốn lên khuôn cho Công Đồng này trong các năm 1962 và 1965. Thực thế, Vatican II không thể nào quan niệm được nếu không có các vị Giáo Hoàng Lêô XIII (1878-1903), Piô X (1903-1914), Bênêđíctô XV (1914-1922) và Piô XI (1922-1939) và Piô XII (1939-1958).
Hơn nữa, ý kiến cho rằng các triều Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI khô cằn (sterile) về phương diện trí thức đơn thuần chỉ đáng nực cười. Vì đó là thời kỳ của Thần Học Thân Xác, của các thông điệp vĩ đại như Redemptor Hominis, Dives in Misericordia, Veritatis Splendor, Redemptoris Missio, và Centesimus Annus, và các bài diễn văn thâm thúy của Đức Bênêđictô XVI tại Regensburg, New York, London, và Berlin. Giữa các năm 1978 và 2013, một bộ giáo huấn phong phú của các vị giáo hoàng, vừa mạnh dạn về phương diện trí thức vừa sâu sắc về phương diện truyền giảng Tin Mừng, đã được ban cho Giáo Hội.
Không nhận định nào đúng hơn cho lịch sử Giáo Hội bằng lối giải thích liên tục mà Đức Bênêđíctô XVI đã nhiều lần cổ vũ. Cái thứ giải thích đứt đoạn chỉ đem lại chia rẽ không cần thiết cho Giáo Hội mà thôi. Bôi lọ các vị tiền nhiệm của ngài bằng hạn từ ý thức hệ cứng ngắc không những không hề làm vinh dự Đức Phanxicô, nó còn là lịch sử tạo hoẹt nữa.
Đó là trường hợp nhà văn Công Giáo Anh, Paul Vallely, và bài nhận định ngày 17 tháng Mười Hai, năm 2016 của ông đăng trên tờ Guardian. Nhà văn này cho rằng Đức Phanxicô “đang đều đặn trám đầy Hồng Y Đoàn bằng các mục tử ôn hòa hơn là các nhà ý thức hệ tín lý" như các triều giáo hoàng trước. Weigel cho rằng nhận định này dĩ nhiên không những thuộc loại chơi chữ đúng tiêu chuẩn báo chí mà còn là lịch sử tạo hoẹt nữa.
Ông bảo chỉ cần mở cuốn Annuario Pontificio (giáo hoàng niên giám) là đủ thấy. Trong đó, trong các trang dành cho Hồng Y Đoàn, ta thấy các vị sau đây theo thứ tự thâm niên Hồng Y: Roger Etchegaray, Godfried Danneels, Thomas Stafford Williams, Paul Poupard, Achille Silvestrini, Angelo Sodano, Roger Mahony, Jaime Ortega, William Keeler, Darío Castrillón Hoyos, Dionigi Tettamanzi, Christoph Schönborn, Giovanni Battista Re, Walter Kasper, Theodore McCarrick, Óscar Rodríguez Maradiaga, Cláudio Hummes, Cormac Murphy-O’Connor, Karl Lehmann, Renato Martino, Tarcisio Bertone, Peter Turkson, Franc Rodé, Leonardo Sandri, Giovanni Lajolo, Seán Brady, Oswald Gracias, Odilo Scherer, Francesco Monterisi, Kurt Koch, Gianfranco Ravasi, Reinhard Marx, Francesco Coccopalmerio, João Braz de Aviz, Domenico Calcagno, Rainer Maria Woelki, Béchara Boutros Raï, and Luis Antonio Tagle.
Bây giờ, nếu ai còn dám nghĩ rằng bất cứ vị nào trên đây là một “nhà ý thứ hệ tín lý”, thì chắc người này không thể là một chuyên viên về Vatican (vaticanista). Thế mà mỗi vị trong số các vị trên đều đã được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II hoặc Đức Bênêđíctô XVI, hai vị được nhà văn này coi là “bảo thủ”.
Hơn nữa, các vị Hồng Y Danneels, Kasper, Lehmann, và Murphy-O’Connor là những vị cổ vũ chính cho Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong mật nghị hội bầu giáo hoàng năm 2013. Và sau khi Hồng Y đoàn đã bầu Đức Hồng Y Bergoglio làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tân giáo hoàng đã lập tức bổ nhiệm các Hồng Y Rodríguez Maradiaga, Gracias, và Marx vào Hội Đồng Hồng Y làm cố vấn cho ngài trong việc cải tổ Giáo Triều. Các vị Hồng Y Braz de Aviz, Calcagno, Coccopalmerio, Hummes, Koch, và Schönborn đóng nhiều vai trò quan trọng trong triều giáo hoàng này cho tới nay và Đức Hồng Y Tagle vẫn tiếp tục nằm trên các danh sách của các vị có thể làm giáo hoàng trong tương lai.
Và xin nhắc lại một lần nữa, một cách vô tư và mạnh mẽ, rằng các vị trên đều được thăng Hồng Y thời Đức Gioan Phaolô II hoặc Bênêđíctô XVI.
Chia lịch sử thành hai thời kỳ tương phản nhau rõ rệt thỉnh thoảng lắm mới có ý nghĩa. Hiệp Chúng Quốc trước và sau cuộc Nội Chiến là một: trước biến động lớn lao ấy, người ta bảo: “Hiệp Chúng Quốc là những…”, sau đó, lối nói này trở thành “Hiệp Chúng Quốc là một…”. Nhật Bản, trước và sau Thế Chiến II là một thí dụ khác trong đó việc phân chia này không đơn giản chỉ là sự phân thời kỳ mà thôi. Nhưng các điển hình như thế khá hiếm. Ba Lan ngày nay đang sống qua một thời kỳ tranh chấp chính trị nội bộ xem ra rất giống như cuộc tranh luận trước đây về căn tính của mình trong các thập niên 1920 và 1930. Nước Pháp phần nào vẫn đang có thứ nội chiến đã khởi sự từ năm 1789. Lịch sử hiện có tính hữu cơ và phát triển hơn, và ít có tính hàng dọc (linear), hơn là sự phân chia lịch sử con người một cách giả tạo thành các giai đoạn nhị phân, chống đối nhau gợi ý.
Điều trên đặc biệt đúng đối với Giáo Hội. Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với lối suy nghĩ coi Công Đồng Vatican II như một thứ Grand Canyon (Hẻm Núi Vĩ Đại) phân cách lịch sử Giáo Hội thành hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau. Ấy thế nhưng, sau Thánh Kinh, các nguồn được trưng dẫn nhiều nhất trong các ghi chú ở cuối các văn kiện của Vatican II chính là huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Piô XII; các thông điệp có tính canh tân của vị Giáo Hoàng này, giữa thập niên 1940, đã đẩy mạnh các năng động tính vốn lên khuôn cho Công Đồng này trong các năm 1962 và 1965. Thực thế, Vatican II không thể nào quan niệm được nếu không có các vị Giáo Hoàng Lêô XIII (1878-1903), Piô X (1903-1914), Bênêđíctô XV (1914-1922) và Piô XI (1922-1939) và Piô XII (1939-1958).
Hơn nữa, ý kiến cho rằng các triều Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI khô cằn (sterile) về phương diện trí thức đơn thuần chỉ đáng nực cười. Vì đó là thời kỳ của Thần Học Thân Xác, của các thông điệp vĩ đại như Redemptor Hominis, Dives in Misericordia, Veritatis Splendor, Redemptoris Missio, và Centesimus Annus, và các bài diễn văn thâm thúy của Đức Bênêđictô XVI tại Regensburg, New York, London, và Berlin. Giữa các năm 1978 và 2013, một bộ giáo huấn phong phú của các vị giáo hoàng, vừa mạnh dạn về phương diện trí thức vừa sâu sắc về phương diện truyền giảng Tin Mừng, đã được ban cho Giáo Hội.
Không nhận định nào đúng hơn cho lịch sử Giáo Hội bằng lối giải thích liên tục mà Đức Bênêđíctô XVI đã nhiều lần cổ vũ. Cái thứ giải thích đứt đoạn chỉ đem lại chia rẽ không cần thiết cho Giáo Hội mà thôi. Bôi lọ các vị tiền nhiệm của ngài bằng hạn từ ý thức hệ cứng ngắc không những không hề làm vinh dự Đức Phanxicô, nó còn là lịch sử tạo hoẹt nữa.