“Tôi muốn chỉ cho mọi người làm thế nào đề nhìn thấy Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, để nhìn thấy Ngài ở những nơi kín nhiệm nhất, kiên cố nhất, và tối hậu nhất trong thế giới.”
Tác phẩm của linh mục Dòng Tên người Pháp, Cha Teilhard de Chardin hàm chứa nhiều biến chuyển có tính cách sáng tạo nhất trong nền thần học và tâm linh hiện đại. Cha là một nhà tiên tri đã dày công điều hợp ngôn ngữ của tôn giáo với ngôn ngữ của khoa học. Cha là một nhà huyền bí, khao khát với những thị kiến nhận biết Thiên Chúa ẩn hình ngay trong lòng vũ trụ. Cha cũng là người có một đức tin sâu sắc, điển hình cho tinh thần dấn thân vào đời với tất cả những vấn đề thâm sâu nhất.
Tuy thế, chủ thuyết của cha ít được công nhận khi cha còn sinh thời. Suốt cuộc đời chức nghiệp của cha, cả Tóa Thánh Rôma và các bề trên dòng không cho phép cha xuất bản bất cứ một tác phẩm thần học hoặc triết học nào, không cho phép cha diển thuyết nơi công cọng, hoặc nhận bất cứ một chức vụ giảng dạy quan trọng nào. Cách đối xử như thế làm cho cha thất vọng và đau khổ. Dù vậy, cha đã tuân phục trong đức vâng lời. Cha dã minh xác rằng lỏng trung thành của cha đối với ơn gọi là cách phục vụ Chúa Kitô tốt đẹp nhất. “Càng nhiều năm tháng trôi qua, tôi càng bắt đầu nghĩ rằng phận sự của tôi có lẻ cũng đơn giản như là.. .của ‘thánh Gioan Baotixita, nghĩa là, của người loan báo những gì sắp đến. Hoặc có lẻ Chúa gọi tôi đơn giản chỉ để giúp khai sinh một linh hồn mới mà Chúa đã tạo ra sẵn rồi.”
Cha Teilhard sinh ngày 1 tháng 5 năm 1881 trong một gia đình quí tộc đông con. Cha đã trải qua thời niên thiếu say mê với những viên đá cuội cùng những phún thạch trên những đồi hỏa diệm sơn chung quanh vùng đất của gia đình ở Auvergne nước Pháp. Đến năm 18 tuổi cha nhập Dòng Tên cùng với những cảm hứng về địa chất của thời niên thiếu. Sau đó cha theo học thần học phụ thêm việc nghiên cứu về địa chất học và đời sống trong thời tiền địa chất.
Cha Teilhard đã tiếp tục việc nghiên cứu để trở thành một khoa học gia thượng thặng. Cha đã phát hành trên 100 bài viết rất uyên bác và tham gia vào những cuộc khai quật cổ vật khắp ba lục địa. Cha là một trong trong nhóm khai quật “ngưòi tiền sử Bắc Kinh,” là tổ tiên loài người cổ nhất lúc bấy giờ. Cùng thời gian đó, cha cũng đưa ra thuyết tổng hợp sâu sắc về thần học có thể liên hợp lý thuyết tiến hóa với thị kiến Thiên Chúa Giáo trong vũ trụ của mình.
Theo cha Teilhard thì lịch sử của trái đất phản ảnh và phô bày dần dần những tiềm năng của vật chất và khí lực. Vật chất vô hồn cũng có sự sống, dưới hình thức đơn giản rồi tiến đến những cơ cấu phức tạp hơn mãi. Tất cả đều đưa đến cao độ là sự ý thức con người. Nhưng đó phải chăng là trạm cuối cùng của định luật tiến hóa? Cha Teilhard tin tưởng rằng sự diển tiến này phải tiếp tục, dù rằng hiện giờ nó đang vượt qua ngưỡng cửa của ý thức. Sự diển tiến này đã đi về đâu? Cha Teilhard gọi trạm cuối cùng này là Tột Điểm (Omega Point) - đó là chân trời mà thần khí và vật chất cùng hội tụ tại một điểm. Là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Cha Teilhard khám phá ra Tột Điểm này nơi Chúa Giêsu Kitô, là nguyên thủy và là tận cùng của lịch sử. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể, chúng ta có được một bảo đảm cho số mệnh tận cùng của chúng ta. Nơi đây thần khí của Thiên Chúa và nguyên lý của vật chất cùng nối kết với nhau một cách khẳng định.
Tâm linh của cha Teilhard được biểu lộ qua sự am hiểu sâu xa về sự Nhập Thể. Với tinh thần huyền bí, cha cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi tạo vật. Một phần thị kiến nầy được numg đúc giữa những cảnh chết chóc trong khi cha phục vụ một cách dũng cảm trong đội quân tải thương trong Đệ Nhất Thế Chiến. Một phần khác, về sau cha Teilhard đã tả lại một kinh nghiệm khi Cha ngồi trong nhà nguyện gần chiến trường Verdun lúc đang suy gẫm về Mình Thánh Chúa. Khi đó, cha cảm nghiệm được dường như thần lực của tình yêu nhập thể của Thiên Chúa đang tràn ra đầy gian phòng, và cuối cùng lan tràn ra cả bải chiến trường và bao phủ toàn thể thế giới. Đối với cha Teilhard thì giống như cha Dòng Tên Gerard Manley Hopkins cho rằng thế gìới chúng ta “tràn đầy sự cao cả của Thiên Chúa.” Tương tự như thế, cha Teilhard đã viết trong “ Bài Ca Vật Chất”:
“Phúc thay vật chất vô hồn, đất đai cằn cổi, đá sỏi cứng cỏi, chỉ chịu nhượng bộ bạo lực, mà biết bó buộc con người phải làm lụng cực nhọc mới có ăn …
Phúc thay vật chất chóng tàn. Nếu không có ngươi, nếu không có sự công phá của ngươi, nếu không có sự diệt trừ của ngươi đối với con người thì con người vẫn mãi mãi ngu dốt về chính mình và về Thiên Chúa.”
Từ năm 1923 đến năm 1946 cha Teilhard nghiên cứu và làm việc công trường ở Trung quốc. Sự bổ nhiệm nầy là một loại đày ải, là kết quả của ý định của các bề trên vì không muốn cha dự phần vào ánh sáng thần học ở Âu châu thời bây giờ. Nhưng chính tại nơi đây cha đã phát huy được tài năng siêu việt. Cha rất xúc động khi nhận thấy là nhờ công việc làm trong thế giới mà con người đang đóng góp vào sự liên tiếp khuếch trương và hiến tế tạo vật của Thiên Chúa. Đặc biệt, sự sáng suốt nầy được nuôi dưởng bởi lòng sùng kính của cha đối với Chúa Thánh Thể. Nhiều lần đang khi di chuyển trên đường, cha đã thiếu mọi thứ để dâng Thánh Lễ. Thế cho nên cha đã được hứng khởi để viết bài “ Thánh Lễ giữa Trần Gian”.
“Lạy Chúa.. .lại một lần nữa.. .Con không có bánh lễ, không có rượu lễ mà cũng không có bàn thờ nhưng con muốn tự nâng mình để vượt lên trên những biểu hiệu nầy, để tiến đến sự oai nghi thuần túy của lễ vật thật sự dâng trên bàn thánh. Con, một linh mục của Chúa, sẽ làm trái đất thành bàn thờ của con và trên bàn thánh này, con xin dâng lên Chúa tất cả những lao nhọc cùng những khổ đau của toàn thể nhân loại.”
Mặc dầu các bài viết của cha Teilhard được chuyền tay nhau giữa một số bạn bè chọn lọc hay đến những người bạn linh mục trong Dòng Tên. Các bài viết đó vẫn cứ không được phép xuất bản. Tuy cha Teilhard không bao giờ bị công khai kết án, nhưng chức nghiệp của cha bị hỏng đi và lu mờ do sự không chấp thuận của Tòa Thánh Rôma. Tất cả tác phẩm của cha đã có thể bị mai một nếu cha đã không dự phòng bằng cách chỉ định một bà bạn giáo dân điều hành văn phẩm của cha. Nhờ sáng kiến nầy mà cha Teilhard trở nên danh tiếng và có ảnh hưởng sau khi cha đã qua đời.
Cuộc lưu đày “cuối cùng” của cha Teilhard là tại Hoa Kỳ. Nơi đây cha đã sống những năm cuối đời của cha tai Nữu Ước. Lần kia, cha đã viết, “Tôi ước ao được chết vào ngày Lễ Phục Sinh.” Thế rồi sự việc đã xảy ra. Teilhard đã qua đời vì bệnh tim vào ngày 10 tháng 4 năm 1955 - nhằm ngày Chủ Nhật Lễ Phục Sinh. Cuối cùng, những thị kiến của Teilhard dược phổ biến cho toàn thế giới khi cha vừa qua đời:
“Ngày đó sẽ đến khi mà - sau khi con người chế ngự được bầu trời, gió bảo, thủy triều,và trọng lực, - con người sẽ chế ngự những khí lực của tình yêu cho Thiên Chúa. Và, vào ngày đó, lần thứ nhì trong lịch sử nhân loại, con người sẽ khám phá ra được lửa yêu thương”
(Trích sách “All Saints” do Robert Ellsberg, The Crossroad Publishing Company, New York, trang 162-3.)
Tác phẩm của linh mục Dòng Tên người Pháp, Cha Teilhard de Chardin hàm chứa nhiều biến chuyển có tính cách sáng tạo nhất trong nền thần học và tâm linh hiện đại. Cha là một nhà tiên tri đã dày công điều hợp ngôn ngữ của tôn giáo với ngôn ngữ của khoa học. Cha là một nhà huyền bí, khao khát với những thị kiến nhận biết Thiên Chúa ẩn hình ngay trong lòng vũ trụ. Cha cũng là người có một đức tin sâu sắc, điển hình cho tinh thần dấn thân vào đời với tất cả những vấn đề thâm sâu nhất.
Tuy thế, chủ thuyết của cha ít được công nhận khi cha còn sinh thời. Suốt cuộc đời chức nghiệp của cha, cả Tóa Thánh Rôma và các bề trên dòng không cho phép cha xuất bản bất cứ một tác phẩm thần học hoặc triết học nào, không cho phép cha diển thuyết nơi công cọng, hoặc nhận bất cứ một chức vụ giảng dạy quan trọng nào. Cách đối xử như thế làm cho cha thất vọng và đau khổ. Dù vậy, cha đã tuân phục trong đức vâng lời. Cha dã minh xác rằng lỏng trung thành của cha đối với ơn gọi là cách phục vụ Chúa Kitô tốt đẹp nhất. “Càng nhiều năm tháng trôi qua, tôi càng bắt đầu nghĩ rằng phận sự của tôi có lẻ cũng đơn giản như là.. .của ‘thánh Gioan Baotixita, nghĩa là, của người loan báo những gì sắp đến. Hoặc có lẻ Chúa gọi tôi đơn giản chỉ để giúp khai sinh một linh hồn mới mà Chúa đã tạo ra sẵn rồi.”
Cha Teilhard sinh ngày 1 tháng 5 năm 1881 trong một gia đình quí tộc đông con. Cha đã trải qua thời niên thiếu say mê với những viên đá cuội cùng những phún thạch trên những đồi hỏa diệm sơn chung quanh vùng đất của gia đình ở Auvergne nước Pháp. Đến năm 18 tuổi cha nhập Dòng Tên cùng với những cảm hứng về địa chất của thời niên thiếu. Sau đó cha theo học thần học phụ thêm việc nghiên cứu về địa chất học và đời sống trong thời tiền địa chất.
Cha Teilhard đã tiếp tục việc nghiên cứu để trở thành một khoa học gia thượng thặng. Cha đã phát hành trên 100 bài viết rất uyên bác và tham gia vào những cuộc khai quật cổ vật khắp ba lục địa. Cha là một trong trong nhóm khai quật “ngưòi tiền sử Bắc Kinh,” là tổ tiên loài người cổ nhất lúc bấy giờ. Cùng thời gian đó, cha cũng đưa ra thuyết tổng hợp sâu sắc về thần học có thể liên hợp lý thuyết tiến hóa với thị kiến Thiên Chúa Giáo trong vũ trụ của mình.
Theo cha Teilhard thì lịch sử của trái đất phản ảnh và phô bày dần dần những tiềm năng của vật chất và khí lực. Vật chất vô hồn cũng có sự sống, dưới hình thức đơn giản rồi tiến đến những cơ cấu phức tạp hơn mãi. Tất cả đều đưa đến cao độ là sự ý thức con người. Nhưng đó phải chăng là trạm cuối cùng của định luật tiến hóa? Cha Teilhard tin tưởng rằng sự diển tiến này phải tiếp tục, dù rằng hiện giờ nó đang vượt qua ngưỡng cửa của ý thức. Sự diển tiến này đã đi về đâu? Cha Teilhard gọi trạm cuối cùng này là Tột Điểm (Omega Point) - đó là chân trời mà thần khí và vật chất cùng hội tụ tại một điểm. Là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Cha Teilhard khám phá ra Tột Điểm này nơi Chúa Giêsu Kitô, là nguyên thủy và là tận cùng của lịch sử. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể, chúng ta có được một bảo đảm cho số mệnh tận cùng của chúng ta. Nơi đây thần khí của Thiên Chúa và nguyên lý của vật chất cùng nối kết với nhau một cách khẳng định.
Tâm linh của cha Teilhard được biểu lộ qua sự am hiểu sâu xa về sự Nhập Thể. Với tinh thần huyền bí, cha cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi tạo vật. Một phần thị kiến nầy được numg đúc giữa những cảnh chết chóc trong khi cha phục vụ một cách dũng cảm trong đội quân tải thương trong Đệ Nhất Thế Chiến. Một phần khác, về sau cha Teilhard đã tả lại một kinh nghiệm khi Cha ngồi trong nhà nguyện gần chiến trường Verdun lúc đang suy gẫm về Mình Thánh Chúa. Khi đó, cha cảm nghiệm được dường như thần lực của tình yêu nhập thể của Thiên Chúa đang tràn ra đầy gian phòng, và cuối cùng lan tràn ra cả bải chiến trường và bao phủ toàn thể thế giới. Đối với cha Teilhard thì giống như cha Dòng Tên Gerard Manley Hopkins cho rằng thế gìới chúng ta “tràn đầy sự cao cả của Thiên Chúa.” Tương tự như thế, cha Teilhard đã viết trong “ Bài Ca Vật Chất”:
“Phúc thay vật chất vô hồn, đất đai cằn cổi, đá sỏi cứng cỏi, chỉ chịu nhượng bộ bạo lực, mà biết bó buộc con người phải làm lụng cực nhọc mới có ăn …
Phúc thay vật chất chóng tàn. Nếu không có ngươi, nếu không có sự công phá của ngươi, nếu không có sự diệt trừ của ngươi đối với con người thì con người vẫn mãi mãi ngu dốt về chính mình và về Thiên Chúa.”
Từ năm 1923 đến năm 1946 cha Teilhard nghiên cứu và làm việc công trường ở Trung quốc. Sự bổ nhiệm nầy là một loại đày ải, là kết quả của ý định của các bề trên vì không muốn cha dự phần vào ánh sáng thần học ở Âu châu thời bây giờ. Nhưng chính tại nơi đây cha đã phát huy được tài năng siêu việt. Cha rất xúc động khi nhận thấy là nhờ công việc làm trong thế giới mà con người đang đóng góp vào sự liên tiếp khuếch trương và hiến tế tạo vật của Thiên Chúa. Đặc biệt, sự sáng suốt nầy được nuôi dưởng bởi lòng sùng kính của cha đối với Chúa Thánh Thể. Nhiều lần đang khi di chuyển trên đường, cha đã thiếu mọi thứ để dâng Thánh Lễ. Thế cho nên cha đã được hứng khởi để viết bài “ Thánh Lễ giữa Trần Gian”.
“Lạy Chúa.. .lại một lần nữa.. .Con không có bánh lễ, không có rượu lễ mà cũng không có bàn thờ nhưng con muốn tự nâng mình để vượt lên trên những biểu hiệu nầy, để tiến đến sự oai nghi thuần túy của lễ vật thật sự dâng trên bàn thánh. Con, một linh mục của Chúa, sẽ làm trái đất thành bàn thờ của con và trên bàn thánh này, con xin dâng lên Chúa tất cả những lao nhọc cùng những khổ đau của toàn thể nhân loại.”
Mặc dầu các bài viết của cha Teilhard được chuyền tay nhau giữa một số bạn bè chọn lọc hay đến những người bạn linh mục trong Dòng Tên. Các bài viết đó vẫn cứ không được phép xuất bản. Tuy cha Teilhard không bao giờ bị công khai kết án, nhưng chức nghiệp của cha bị hỏng đi và lu mờ do sự không chấp thuận của Tòa Thánh Rôma. Tất cả tác phẩm của cha đã có thể bị mai một nếu cha đã không dự phòng bằng cách chỉ định một bà bạn giáo dân điều hành văn phẩm của cha. Nhờ sáng kiến nầy mà cha Teilhard trở nên danh tiếng và có ảnh hưởng sau khi cha đã qua đời.
Cuộc lưu đày “cuối cùng” của cha Teilhard là tại Hoa Kỳ. Nơi đây cha đã sống những năm cuối đời của cha tai Nữu Ước. Lần kia, cha đã viết, “Tôi ước ao được chết vào ngày Lễ Phục Sinh.” Thế rồi sự việc đã xảy ra. Teilhard đã qua đời vì bệnh tim vào ngày 10 tháng 4 năm 1955 - nhằm ngày Chủ Nhật Lễ Phục Sinh. Cuối cùng, những thị kiến của Teilhard dược phổ biến cho toàn thế giới khi cha vừa qua đời:
“Ngày đó sẽ đến khi mà - sau khi con người chế ngự được bầu trời, gió bảo, thủy triều,và trọng lực, - con người sẽ chế ngự những khí lực của tình yêu cho Thiên Chúa. Và, vào ngày đó, lần thứ nhì trong lịch sử nhân loại, con người sẽ khám phá ra được lửa yêu thương”
(Trích sách “All Saints” do Robert Ellsberg, The Crossroad Publishing Company, New York, trang 162-3.)