Vụ nổ bom khủng bố hôm thứ Bảy trên đảo Bali của Indonesia không những gây thiệt hại nhân mạng, mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Trước hết là đối với nền kinh tế Ðông Nam Á. Nhận định của giơi phân tích và giới tài chính quốc tế cho rằng giới đầu tư sẽ sợ hãi không dám bỏ vốn vào khu vực này, khiến Ðông Nam Á có thể còn bị thiệt hại nặng hơn cả Indonesia, nhất là đối với những nước láng giềng của Indonesia.
Hiện nay các nhà đầu tư đã rút vốn khỏi Indonesia, nhưng tiếp theo sẽ là Singapore, Malaysia và Philippines.
Giá chứng khoán tại Indonesia bị sút giảm nặng trong khi du khách vội vã rút chạy khỏi xứ này, tuy rằng chính phủ Indonesia cam kết tăng cường an ninh và gia tăng chống khủng bố.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Jakarata khuyến cáo công dân Mỹ rời khỏi Indonesia.
Mặt khác, nền kinh tế Ðông Nam Á và Châu Á nói chung vốn đang gặp khó khăn trong việc hồi phục, nay sẽ càng khó khăn hơn. Kỹ nghệ du lịch sẽ bị suy sụp nặng nhất, kế đó là các ngành đầu tư khác, trong khi giá dầu khí sẽ tăng cao và tiền tệ các nước đều bị mất giá.
Hội nghị về năng lượng dự định tổ chức tại Bali vào hai ngày 24 và 25 tháng này đã bị dời sang Singapore, là một trong những dấu hiệu trầm trọng của nền du lịch ở tỉnh du lịch chính yếu của Indonesia.
Về thiệt hại của vụ khủng bố ở Bali, đến nay nhiều quốc gia cho biết công dân của họ đã bị thiệt mạng trong vụ đánh bom này. Nhiều nhất trong số các nạn nhân ngoại quốc là người Anh. Ngoại trưởng Jack Straw tuyên bố ông chắc chắn rằng có ít nhất 33 người Anh đã bị sát hại.
Úc chính thức xác nhận có 14 người chết và hơn 200 bị thương. Thủ tướng Úc nói rằng con số thiệt hại chắc chắn sẽ còn cao hơn khi kiểm điểm xong.
Trong số những người chết và mất tích được chính thức xác nhận có 3 người Ðan Mạch, 1 người Ecuador, 1 người Ðức, 9 người Indonesia, 1 người Hà Lan, 2 người Nam Hàn, 2 người Nam Phi, 1 người Thụy Sĩ, 1 Thụy Ðiển, 1 người Ðài Loan, 3 người Singapore, và 2 người Mỹ.
Trong số bị thương có nhiều người Pháp, Hy Lạp, Hồng Kông, Italia, Nhật, New Zealand, Nam Phi.
Trước hết là đối với nền kinh tế Ðông Nam Á. Nhận định của giơi phân tích và giới tài chính quốc tế cho rằng giới đầu tư sẽ sợ hãi không dám bỏ vốn vào khu vực này, khiến Ðông Nam Á có thể còn bị thiệt hại nặng hơn cả Indonesia, nhất là đối với những nước láng giềng của Indonesia.
Hiện nay các nhà đầu tư đã rút vốn khỏi Indonesia, nhưng tiếp theo sẽ là Singapore, Malaysia và Philippines.
Giá chứng khoán tại Indonesia bị sút giảm nặng trong khi du khách vội vã rút chạy khỏi xứ này, tuy rằng chính phủ Indonesia cam kết tăng cường an ninh và gia tăng chống khủng bố.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Jakarata khuyến cáo công dân Mỹ rời khỏi Indonesia.
Mặt khác, nền kinh tế Ðông Nam Á và Châu Á nói chung vốn đang gặp khó khăn trong việc hồi phục, nay sẽ càng khó khăn hơn. Kỹ nghệ du lịch sẽ bị suy sụp nặng nhất, kế đó là các ngành đầu tư khác, trong khi giá dầu khí sẽ tăng cao và tiền tệ các nước đều bị mất giá.
Hội nghị về năng lượng dự định tổ chức tại Bali vào hai ngày 24 và 25 tháng này đã bị dời sang Singapore, là một trong những dấu hiệu trầm trọng của nền du lịch ở tỉnh du lịch chính yếu của Indonesia.
Về thiệt hại của vụ khủng bố ở Bali, đến nay nhiều quốc gia cho biết công dân của họ đã bị thiệt mạng trong vụ đánh bom này. Nhiều nhất trong số các nạn nhân ngoại quốc là người Anh. Ngoại trưởng Jack Straw tuyên bố ông chắc chắn rằng có ít nhất 33 người Anh đã bị sát hại.
Úc chính thức xác nhận có 14 người chết và hơn 200 bị thương. Thủ tướng Úc nói rằng con số thiệt hại chắc chắn sẽ còn cao hơn khi kiểm điểm xong.
Trong số những người chết và mất tích được chính thức xác nhận có 3 người Ðan Mạch, 1 người Ecuador, 1 người Ðức, 9 người Indonesia, 1 người Hà Lan, 2 người Nam Hàn, 2 người Nam Phi, 1 người Thụy Sĩ, 1 Thụy Ðiển, 1 người Ðài Loan, 3 người Singapore, và 2 người Mỹ.
Trong số bị thương có nhiều người Pháp, Hy Lạp, Hồng Kông, Italia, Nhật, New Zealand, Nam Phi.