Vatican (AsiaNews) - Số người Công Giáo trên toàn thế giới đang tăng lên gần 1,4 tỷ, số giám mục tăng tới 5353, số linh mục giữ mức ổn định khoảng 400 nghìn, số phó tế vĩnh viễn cũng tăng với số 46.312.
Ngược lại, số nữ tu lại giảm, chỉ còn khoảng 52 nghìn người, số nam tu sĩ còn khoảng 659 nghìn người, và số chủng sinh 116,160.
Đó là những dữ liệu quan trọng đọc thấy từ ấn phẩm Annuarium Statisticum Ecclesiae 2016, được xuất bản cùng với Niên giám Giáo hoàng năm 2018.
Nói một cách chính xác hơn thì số người Công Giáo trên thế giới đã tăng từ 1285 triệu trong năm 2015 lên 1299 triệu vào năm 2016, tính theo phần trăm thì là 1,1%. Tỷ số này thấp hơn mức tăng trung bình hàng năm được ghi nhận trong giai đoạn 2010-2015 là 1,5%; và tăng trưởng ít hơn so với dân số thế giới, do đó tỷ số tương đối của người Công Giáo so với dân số thế giới thì đã giảm đi: từ 17,73 người Công Giáo cho 100 dân vào năm 2015 xuống còn 17,67 trong năm 2016.
Trong bối cảnh này, Châu Mỹ vẫn là lục địa trong đó số người Công Giáo là lớn nhất - chiếm 48,6% - và châu Phi phát triển nhanh nhất - số người Công Giáo đã vượt từ 185 triệu năm 2010 lên hơn 228 triệu vào năm 2016, đạt tới tỷ số tương đối là 23,2%.
Ở châu Á, là lục địa chiếm hơn 60% dân số toàn cầu, thì đã có sự tăng trưởng vừa phải. 76% người Công Giáo ở Đông Nam Á tập trung ở Philippines (khoảng 85 triệu người Công Giáo vào năm 2016) và ở Ấn Độ (22 triệu).
Trong những năm 2010-2016, số lượng giám mục đã tăng 4,88 phần trăm, từ 5104 năm 2010 lên 5353 vào năm 2016.
Trong giai đoạn 2010-2016, số lượng linh mục nói chung tăng 0,7%, từ 412,236 lên 414.969 vị. Tuy nhiên, khi các linh mục dòng và triều được phân tích một cách riêng biệt, người ta nhận thấy rằng các linh mục triều đã tăng 1.55 phần trăm, và các linh mục dòng đã suy giảm đáng kể vào khoảng 1,4 phần trăm.
Tuy nhiên sự tăng giảm nói trên hầu như rất khác nhau tuỳ theo lục địa. Các linh mục dòng, ngoại trừ một ngoại lệ như đang tăng ở châu Phi, còn các khu vực như Đông Nam Á và Trung Mỹ thì đang suy giảm.
Các phó tế vĩnh viễn thường là nhóm phát triển nhanh nhất. Mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2015 là 2,88% và vẫn tiếp tục trong năm 2016, mặc dù với tốc độ chậm hơn (2,34%); đạ tới con số 46.312 vào năm 2016 so với số 39.564 được ghi nhận trong năm 2010.
Cách biệt tăng trưởng cuả chức phó tế giữa các lãnh thổ thì rất rõ rệt: trong những năm từ 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng đáng kể nhất xảy ra ở châu Á và Nam Mỹ và ở khu vực trung tâm lục địa, trong khi chậm nhất được ghi nhận ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Số phó tế phụ tá cho các linh mục để lo việc mục vụ, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Trên thế giới, việc phân phối các phó tế cho mỗi trăm linh mục, trên thực tế, chỉ là 11,2 trong năm 2016 và rất khác biệt tuỳ theo vùng, ở Châu Á thì ở mức tối thiểu là 0,48 trong khi ở Mỹ thì đạt tới mức tối đa là 24,8. Ở châu Âu tỷ số là khoảng 8 phần trăm trong khi ở châu Phi thì chỉ có 1 phó tế cho 100 linh mục hiện nay.
Trong năm 2016, số lượng nam tu sĩ đã khấn là 52.625 với 8731 ở châu Phi, 14.818 ở Mỹ, 12.320 ở châu Á, 15.390 ở châu Âu và 1366 ở châu Đại Dương. Có sự sụt giảm xảy ra trong giai đoạn 2010-2015, và trong năm 2016 giảm 3% trên toàn thế giới.
Số lượng nữ tu đã khấn trong năm 2010 là 722 nghìn và đang giảm. Năm 2016 số đếm được là 659 nghìn (giảm -8,7%). Nguyên nhân đáng kể cuả sự co lại này là do sự gia tăng đáng kể số người chết vì cao tuổi.
Riêng về các nữ tu, có một sự khác biệt sâu sắc trên các châu lục khác nhau: Châu Phi, trong giai đoạn 2010-2016, ghi nhận một mức tăng lớn nhất (+ 9,2%), tiếp theo là Đông Nam Á (+4,2 %). Bắc Mỹ, mặt khác, có một kỷ lục tiêu cực, với một sự thu hẹp gần 21 %. Châu Âu theo sau (với hơn -16 %) và Nam Mỹ (-11,8 %), ở Trung Mỹ và Trung Đông cũng có suy giảm nhưng nhỏ hơn. Cuối cùng, tình hình ở các đảo Trung-Antilles cuả Mỹ Châu là đáng kể, với mức giảm khoảng 2%.
Sự suy giảm trong ơn gọi linh mục cũng tiếp tục. Số chủng sinh giảm từ 116,843 năm 2015 xuống 116.160 năm 2016 (683 đơn vị ít hơn, hay 0,6%); tỷ lệ ơn gọi (chủng sinh cho 100.000 người Công Giáo) giảm từ 9,09 xuống 8,94.
Ở châu Á thì tình hình khá hơn, tăng 779 chủng sinh trong thời kỳ này. Philippines và Hàn Quốc nhận thấy một sự suy giảm lớn, Philippines giảm 1,1 phần trăm và Hàn Quốc giảm -30,2 phần trăm, trong khi Việt Nam không ngừng gia tăng và số tăng là 48,3 phần trăm. Còn ở Indonesia, tăng nhẹ khoảng 2 phần trăm.