Ðôi Dòng về Tiểu Sử và Sự Nghiệp của Linh Mục Triết Gia Đôminicô Lương Kim Ðịnh 1914-1997
Tiểu Sử và Hành Trạng - Linh Mục Lương Kim Ðịnh sinh năm 1914 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Học Triết và Thần Học tại Ðại Chủng Viện Nam Ðịnh năm 1934, thụ phong Linh Mục năm 1943. Khởi đầu Linh Mục Kim Ðịnh dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu. Năm 1945 Linh Mục Kim Ðịnh viết tác phẩm đầu tay nhan đề Duy Vật Duy Thực, với nội dung phê bình sắc bén chủ nghĩa cộng sản và chủ thuyết Karl Marx, làm rung động hàng ngũ chính trị bộ cộng sản. Linh Mục Kim Ðịnh bị theo dõi gắt gao, nên bó buộc phải rời bỏ đất nước và đi du học tại Pháp. Linh Mục Kim Ðịnh tốt nghiệp Triết Học tại Institut Catholique de Paris, và tốt nghiệp Nho Học tại Institut des Hautes Etudes Chinoises, Paris.
Trở về Việt Nam năm 1958, Linh Mục Kim Ðịnh dạy Triết tại Ðại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Năm 1960 bắt đầu dạy Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Saigon. Nhờ công phu mở đường trở về Triết Ðông của Linh Mục Giáo Sư Bửu Dưỡng và Linh Mục Giáo Sư Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, chương trình Triết Học Ðông Phương được khai giảng tại Ðại Học Văn Khoa Saigon năm 1958. Sẵn đường trở về Ðông Phương, Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh tiện đường, đơn thương độc mã, xông lên một bước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam.
Trong suốt 16 năm trời, tại giảng đường Ðại Học Văn Khoa Saigon, Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, Linh Mục Kim Ðịnh đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Ðại Học Văn Khoa Saigon, Linh Mục Kim Ðịnh mở rộng mặt trận tới các đại học khác: đại học Ðà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này Linh Mục Kim Ðịnh đã sáng lập ra chủ thuyết AN VI và VIỆT NHO.
- Văn Nghiệp - Sau mấy chục năm trường nghiên cứu, giảng huấn và suy tư, Linh Mục Kim Ðịnh đã hoàn thành trọn bộ Việt Nho và Việt Triết gồm 20 cuốn:
Việt Nho:
1. Nguyên Nho hay Cửa Khổng, Saigon: 1960.
2. Nhân Bản, Saigon: 1961.
3. Chữ Thời, Saigon: 1961.
4. Vũ Trụ Nhân Linh, Saigon: 1962.
5. Dịch Kinh Linh Thể, Saigon: 1962.
6. Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam.
7. Loa Thành Ðồ Thuyết.
8. Cơ Cấu Việt Nho, Saigon: 1965.
9. Vấn Ðề Quốc Học.
10. Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên.
Việt Triết:
1. Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam.
2. Tinh Hoa Ngũ Diển.
3. Việt Lý Tố Nguyên, Saigon: 1963.
4. Triết Lý Cái Ðình.
5. Triết Lý Hòa Giải.
6. Lạc Thư Minh Triết.
7. Nhân Chủ, Saigon: 1964.
8. Kinh Hùng Khải Triết.
9. Triết Lý Giáo Dục, Saigon: 1964.
10. Sứ Ðiệp Trống Ðồng.
11. Những Dị Biệt Giữa Hai Nền Triết Lý Ðông Tây, Saigon: tái bản, 1974.
Tại Hoa Kỳ, Linh Mục Kim Ðịnh còn viết thêm ba cuốn:
1. Hùng Việt Sử Ca.
2. Pho Tượng Ðẹp Nhất Của Việt Tộc.
3. Hoa Kỳ Và Thế Chiến Lược Toàn Cần (The United States and the Global Strategy).
- Ðịa Vị của Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh Trên Trường Việt Nho Việt Triết - Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn Linh Mục là Triết Gia Việt Nam.
Ảnh hường Việt Triết và Việt Nho của Linh Mục Kim Ðịnh đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của Linh Mục Kim Ðịnh đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VI. Các nhóm An Vi được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington, D.C., Philadelphia, Seattle và tại Canada, Úc Châu, Anh, Pháp, Ðức, v.v... AN VI đã như luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư.
Các Nhóm này coi Triết Gia Kim Ðịnh như bậc Ðại Sư, mà họ tôn làm tổ: TỔ SƯ AN VI. Ảnh hưởng của Triết Gia Kim Ðịnh không những thế, mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Ðông.
Năm 1987, Hội Nghị Quốc Tế về Khổng Học với Thế Giới Ngày Nay (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Ðài Bắc, Ðài Loan, quy tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết Gia Kim Ðịnh cùng với Linh Mục Vũ Ðình Trác được mời tham dự hội nghị với tư cách "đại biểu Nho Lâm Việt Nam tại Hoa Kỳ" Nơi đây Giáo Sư Kim Ðịnh đã thuyết trình đề tài Ðạo Trường chung cho Ðông Nam Á Châu (A Tao-Field for East Asia). Bài Tham luận do Giáo Sư Trần Văn Ðoàn trình bày. Ðề tài này đã gây tiếng vang lớn trong giới Nho Lâm Á Châu. (cũng trong đại hội, Linh Mục Vũ Ðình Trác trình bày vấn đề Triết Lý Nhân Bản Nguyễn Du - Vietnamese Humanism According to Nguyen Du - cũng là Nhân bản thuyết của Việt Nam. Ðây là đầu đề của Luận Án Tiến Sĩ biện trình tại Ðại Học Sophia, Nhật Bản. Tham luận đề tài này do Linh Mục Giáo Sư Vũ Kim Chính trình bày).
Ngày hôm sau, Giáo Sư Trần Văn Ðoàn, Ủy Viên Tổ Chức Hội Nghị đã triệu tập một cuộc họp báo, để phổ biến sâu rộng hơn vấn đề sáng tạo này, như một đóng góp của học giả Việt Nam vào văn hóa Á Châu.
Sau đó, Linh Mục Kim Ðịnh còn tham dự Hội Nghị Triết Học (The World Congress of Philosophy) tại Brighton, Anh Quốc năm 1988. Hội Nghị Triết Học Á Châu tại Bắc Phi (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies) tại Toronto, Canada năm 1990. Linh Mục Kim Ðịnh vẫn nói với các đồ đệ: Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đại học Georgetown, Washington D.C. viết về Linh Mục Kim Ðịnh trong báo Ngày Nay số 121:
"Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, nhân chủ, tự do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của Linh Mục Kim Ðịnh. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm "về nguồn". Việc làm của ông trong tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là tiếp nối công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở miền Nam tự do. Từ 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với khoảng 7,000 trang một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông.
Ngày nay tham vọng cuối cùng của Linh Mục Kim Ðịnh là sẽ dựng xong một bộ kinh (hiểu theo nghĩa "bible") cho dân tộc ta. Ðể thực hiện tham vọng này, ông đã cho in lại hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ "Ngũ kinh khải triết", đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Ðẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Ðiệp Trống Ðồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T. Kelton xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao - Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: có nên đọc Platon hay Aristote không? Ðã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La république, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn là mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Ðịnh cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà "an vi", để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình".
Tiểu Sử và Hành Trạng - Linh Mục Lương Kim Ðịnh sinh năm 1914 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Học Triết và Thần Học tại Ðại Chủng Viện Nam Ðịnh năm 1934, thụ phong Linh Mục năm 1943. Khởi đầu Linh Mục Kim Ðịnh dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu. Năm 1945 Linh Mục Kim Ðịnh viết tác phẩm đầu tay nhan đề Duy Vật Duy Thực, với nội dung phê bình sắc bén chủ nghĩa cộng sản và chủ thuyết Karl Marx, làm rung động hàng ngũ chính trị bộ cộng sản. Linh Mục Kim Ðịnh bị theo dõi gắt gao, nên bó buộc phải rời bỏ đất nước và đi du học tại Pháp. Linh Mục Kim Ðịnh tốt nghiệp Triết Học tại Institut Catholique de Paris, và tốt nghiệp Nho Học tại Institut des Hautes Etudes Chinoises, Paris.
Trở về Việt Nam năm 1958, Linh Mục Kim Ðịnh dạy Triết tại Ðại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Năm 1960 bắt đầu dạy Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Saigon. Nhờ công phu mở đường trở về Triết Ðông của Linh Mục Giáo Sư Bửu Dưỡng và Linh Mục Giáo Sư Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, chương trình Triết Học Ðông Phương được khai giảng tại Ðại Học Văn Khoa Saigon năm 1958. Sẵn đường trở về Ðông Phương, Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh tiện đường, đơn thương độc mã, xông lên một bước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam.
Trong suốt 16 năm trời, tại giảng đường Ðại Học Văn Khoa Saigon, Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, Linh Mục Kim Ðịnh đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Ðại Học Văn Khoa Saigon, Linh Mục Kim Ðịnh mở rộng mặt trận tới các đại học khác: đại học Ðà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này Linh Mục Kim Ðịnh đã sáng lập ra chủ thuyết AN VI và VIỆT NHO.
- Văn Nghiệp - Sau mấy chục năm trường nghiên cứu, giảng huấn và suy tư, Linh Mục Kim Ðịnh đã hoàn thành trọn bộ Việt Nho và Việt Triết gồm 20 cuốn:
Việt Nho:
1. Nguyên Nho hay Cửa Khổng, Saigon: 1960.
2. Nhân Bản, Saigon: 1961.
3. Chữ Thời, Saigon: 1961.
4. Vũ Trụ Nhân Linh, Saigon: 1962.
5. Dịch Kinh Linh Thể, Saigon: 1962.
6. Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam.
7. Loa Thành Ðồ Thuyết.
8. Cơ Cấu Việt Nho, Saigon: 1965.
9. Vấn Ðề Quốc Học.
10. Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên.
Việt Triết:
1. Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam.
2. Tinh Hoa Ngũ Diển.
3. Việt Lý Tố Nguyên, Saigon: 1963.
4. Triết Lý Cái Ðình.
5. Triết Lý Hòa Giải.
6. Lạc Thư Minh Triết.
7. Nhân Chủ, Saigon: 1964.
8. Kinh Hùng Khải Triết.
9. Triết Lý Giáo Dục, Saigon: 1964.
10. Sứ Ðiệp Trống Ðồng.
11. Những Dị Biệt Giữa Hai Nền Triết Lý Ðông Tây, Saigon: tái bản, 1974.
Tại Hoa Kỳ, Linh Mục Kim Ðịnh còn viết thêm ba cuốn:
1. Hùng Việt Sử Ca.
2. Pho Tượng Ðẹp Nhất Của Việt Tộc.
3. Hoa Kỳ Và Thế Chiến Lược Toàn Cần (The United States and the Global Strategy).
- Ðịa Vị của Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh Trên Trường Việt Nho Việt Triết - Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn Linh Mục là Triết Gia Việt Nam.
Ảnh hường Việt Triết và Việt Nho của Linh Mục Kim Ðịnh đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của Linh Mục Kim Ðịnh đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VI. Các nhóm An Vi được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington, D.C., Philadelphia, Seattle và tại Canada, Úc Châu, Anh, Pháp, Ðức, v.v... AN VI đã như luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư.
Các Nhóm này coi Triết Gia Kim Ðịnh như bậc Ðại Sư, mà họ tôn làm tổ: TỔ SƯ AN VI. Ảnh hưởng của Triết Gia Kim Ðịnh không những thế, mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Ðông.
Năm 1987, Hội Nghị Quốc Tế về Khổng Học với Thế Giới Ngày Nay (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Ðài Bắc, Ðài Loan, quy tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết Gia Kim Ðịnh cùng với Linh Mục Vũ Ðình Trác được mời tham dự hội nghị với tư cách "đại biểu Nho Lâm Việt Nam tại Hoa Kỳ" Nơi đây Giáo Sư Kim Ðịnh đã thuyết trình đề tài Ðạo Trường chung cho Ðông Nam Á Châu (A Tao-Field for East Asia). Bài Tham luận do Giáo Sư Trần Văn Ðoàn trình bày. Ðề tài này đã gây tiếng vang lớn trong giới Nho Lâm Á Châu. (cũng trong đại hội, Linh Mục Vũ Ðình Trác trình bày vấn đề Triết Lý Nhân Bản Nguyễn Du - Vietnamese Humanism According to Nguyen Du - cũng là Nhân bản thuyết của Việt Nam. Ðây là đầu đề của Luận Án Tiến Sĩ biện trình tại Ðại Học Sophia, Nhật Bản. Tham luận đề tài này do Linh Mục Giáo Sư Vũ Kim Chính trình bày).
Ngày hôm sau, Giáo Sư Trần Văn Ðoàn, Ủy Viên Tổ Chức Hội Nghị đã triệu tập một cuộc họp báo, để phổ biến sâu rộng hơn vấn đề sáng tạo này, như một đóng góp của học giả Việt Nam vào văn hóa Á Châu.
Sau đó, Linh Mục Kim Ðịnh còn tham dự Hội Nghị Triết Học (The World Congress of Philosophy) tại Brighton, Anh Quốc năm 1988. Hội Nghị Triết Học Á Châu tại Bắc Phi (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies) tại Toronto, Canada năm 1990. Linh Mục Kim Ðịnh vẫn nói với các đồ đệ: Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đại học Georgetown, Washington D.C. viết về Linh Mục Kim Ðịnh trong báo Ngày Nay số 121:
"Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, nhân chủ, tự do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của Linh Mục Kim Ðịnh. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm "về nguồn". Việc làm của ông trong tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là tiếp nối công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở miền Nam tự do. Từ 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với khoảng 7,000 trang một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông.
Ngày nay tham vọng cuối cùng của Linh Mục Kim Ðịnh là sẽ dựng xong một bộ kinh (hiểu theo nghĩa "bible") cho dân tộc ta. Ðể thực hiện tham vọng này, ông đã cho in lại hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ "Ngũ kinh khải triết", đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Ðẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Ðiệp Trống Ðồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T. Kelton xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao - Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: có nên đọc Platon hay Aristote không? Ðã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La république, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn là mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Ðịnh cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà "an vi", để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình".