1. Có Hồn Nước không
b. Những đợt hồn nước
Ðấy là nhiệm vụ của thế hệ này phải khởi công. Tôi dùng chữ khởi công vì nó bao hàm rất nhiều công tác nặng nhọc, như phác họa một chương trình hoạt động cân đối với tỷ lệ quan trọng và cố công theo đuổi. Không như thế thì hồn càng biền biệt xa bay, và cái hố giữa những hồn vọng ngoại một bên và cô hồn cháo lú một bên càng ngày càng mở rộng.
Thí dụ bên cô hồn bảo hồn nước đậu ở cái áo thụng, ở lễ gia tiên, ở việc không khiêu vũ, thì làm sao những người trí thức tân tiến chịu lý: lễ gia tiên có ngay tự bên Roma, còn áo thụng đã trở thành trò riễu cợt từ khuya rồi, từ đời mồ ma của tuần báo "Ngày nay", "Phong hóa"... mà cho đến nay nhiều báo vẫn còn ngoan ngoãn cóp lại... Cho nên càng cổ võ hồn nước, càng cổ võ dân tộc tính thì hai bờ càng ran xa, mặc dầu thiện chí giúp nước của đôi bên có thừa.
Có thiện chí tại sao lại thất bại? Thưa vì hai bên đã bỏ qua một việc là chẳng còn ai đào sâu nữa, mà tất cả chỉ bám vào những cái bên ngoài thì chối hồn nước hay quyết có hồn đều vô ích. Hồn đâu có nằm trờ trờ bên ngoài như thế. Kinh Dịch nói rất đúng là hồn không ở nơi nào "Thần vô phương" không ở trong cái áo khẩu, cũng chẳng có cái lư hương hay lễ gia tiên... mà nếu đã phải có chốn có nơi như thế thì hết là hồn cùng lắm là cái phách, cái vía, chứ hồn thật có ở trong cái gì đâu, nhưng là bàn bạc khắp nơi, không đậu không ở... phải có cảm tình, phải cung kính mới nhận ra trong những cái tế vi mắt thường không thấy được. Chẳng hạn cũng là tiếp khách cả, người Pháp cũng như người Anh đều dành ra một canh phòng trang hoàng chững chạc. Ðó là một sự kiện suýt soát đâu mà chả thế, nếu ta dừng lại ở đấy thì hai đàng có thấy chi khác nhau đâu cũng bàn, cũng ghế, cũng thuốc lá. Nhưng khi đi sâu vào sẽ nhận ra lý do tại sao cũng là phòng khách mà người Anh kêu là phòng ngồi (sitting room) vì trong thực tế ngồi chiếm chỗ nhiều hơn hay nói đúng hơn những câu nói được trao đổi theo một nhịp độ còn để kẽ hở cho ý thức được sự mình đang Ngồi... Trong khi bên Pháp thì gọi là phòng nói (parloir) thật là đúng, cũng như Quốc Hội gọi là Parlementaire (chỗ để nói), và càng tiến xuống mạn nam nước Pháp, nhất là sang đến nước Ý thì càng thấy đúng là parloir. Một sự việc bé nhỏ đó có thể làm khởi điểm cho một cuộc so đo giúp cho nhận ra biết bao cái khác nhau. Cũng là tránh nhau cả mà bên Pháp tránh bên mặt, bên Mỹ tránh bên trái. Vào nơi tôn nghiêm thì bên Ả Rập trụt giầy, bên Âu châu bỏ mũ. Bên ta tôn kính thì chắp tay trước ngực, bên Tây rất nhiều linh mục quì gối cúi đầu trước tượng Ðức Nữ Trinh mà hai tai bắt sau lưng v.v...
Ðó là những cái khác từ bên ngoài, và thực ra hồn không ở trong những cái tỉ mỉ nhỏ mọn đó. Tuy nhiên đó có thể là những dấu đặc trưng để dẫn tới chỗ nhận ra hồn, và những người chịu để tâm nghiên cứu chẳng hạn nhà tâm lý học người Ðức, ông Wundt, đã viết được 10 quyển về "tâm lý các dân tộc" (Psychologie des peuples, 1900-1920). Nếu theo gương đó mà chúng ta chịu để tâm nghiên cứu cũng sẽ tìm ra hồn dân tộc. Trong tập này tôi chỉ lấy có một thí dụ là lễ gia tiên như sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm là nếu chúng ta không đi sâu vào thì dù có thiện chí mấy cũng không đủ phác họa ra một sách lược có hy vọng thành đạt, không đủ khả năng hú hồn nước trở lại. Chẳng hạn mỗi khi nói đến dân tộc tính hoặc hồn nước thì lại thấy những lời đả kích gái điếm, sách dâm ô, đồi phong bại tục, lối ăn mặc hoặc cư ngụ này nọ... Bấy nhiêu chỉ tổ gây nên trong nhóm có khuynh hướng phóng khoáng một ấn tượng về cái gì khắc nghị, tiêu cực, càu nhàu, đôi khi không thành thực và phần nhiều thiếu thiết thực.
Một người du học đã thành tài nhưng không chịu về giúp nước... chưa phải vì thế mà lên án được là bật rễ. Có thể là vong bản mà cũng có thể không, và nếu thấy nước không cải tổ lại, nhân tài cứ bỏ xó vào những việc bàn giấy vớ vẩn... thì có lẽ lại lập nghiệp bên ngoại quốc là thực tế hơn nhiều.
Ðại để hồn nước rất tế vi phải xét kỹ mới thấy không phải hễ đi với ngoại kiều hay yêu thương một tí là bật rễ, hiểu như thế rất dễ đưa tới cử chỉ bất lịch sự cả với những người khách ngoại quốc. Thí dụ lấy cớ là kiểm tục để xâm phạm vào đời sống riêng của người ta, thì như vậy là đi ngược hồn nước, vì hồn nước của dân tộc ta vốn là trọng khách, kính khách. Nếu không làm gì được hơn ít nhất cũng phải đủ tế nhị để khách được tự do tổ chức đời sống tư riêng cách thoải mái, mà nghĩa vụ của nước văn hiến chính là ở chỗ không cho ai được xâm phạm vào. Một số sách khêu gợi, mấy đôi trai gái yêu thương ngoài công lộ, một khách ngoại quốc dắt một cô nhân tình Việt... bấy nhiêu đã sụt trời sụt đất chi đâu mà phải hò la, cùng lắm có chọc mắt mấy nhà nho thì chỉ là thứ Thanh nho hương nguyện mà thôi. Hay nếu có hệ thì cũng mới nặng một phần so với chín phần nhiều cái bật rễ khác... Cần phải suy nghĩ kỹ mới đánh giá được cách trung thực cái gì là bật rễ, cái gì là mất hồn, và lúc ấy chúng ta mới kinh hoàng nhận ra biết bao cái mất gốc nặng nề ẩn sau những cái vỏ uy nghi trang trọng.
Nhưng moi móc những cái đó ra mà chửi chưa chắc đã ơn ích vì con người có muôn phương thế để che đậy, để trình bày kiểu này hoặc đổi kiểu kia. Cho nên điều tốt hơn hết là phải tìm phương thế sửa đến tận gốc rễ trong hết cái mức độ có thể làm. Trong các phương thế thì một là đánh thức dậy cái hồn nước xa xưa. Cần những người yêu nước chân thành liên lạc với nhau trong mặt trận văn hiến để suy tư tìm kiếm ra trong những cái không đáng kể, nhưng nhiều khi lại là chỗ phát khởi sức mạnh vô biên. Cái sức địch muôn người của Samson không nằm trong cánh tay hộ pháp của ông nhưng trong những sợi tóc bé nhỏ phất phơ trước gió. Hồn dân tộc cũng thế, nó phảng phất tế vi trong những cái tế vi, và nếu không tìm ra để cho Lila cắt mất tóc thì càng ngày càng trở nên yếu hèn.
Ðể cho dễ qui tụ ý tưởng chúng ta nên phân biệt ra 3 đợt hồn nước là:
(1) Tình tự tổ quốc
(2) Nền tảng triết lý của hồn nước
(3) "Tinh nghĩa nhập thần" nhắm tiến tới những chân trời xa lạ.
Cho tới nay nói đến hồn nước thường chúng ta mới mon men ở đợt tình tự thường được nuôi dưỡng bằng lịch sử, một số bài văn hiểu theo mức độ văn học văn nghệ với một số thói quen, một số thể chế này nọ mà ta gọi bao trùm bằng danh từ thuần phong mỹ tục, lễ giáo, quốc túy, quốc hồn.
Ðợt này tuy cần và rất phổ cập, mọi người đều cảm thông được hết, nhưng nếu không có cán bộ để tiến lên đợt hai thì rất dễ sa đọa: sử ký có thể đưa đến bài ngoại, văn học có thể choán chỗ lẽ ra phải để dành cho các áng văn kiệt tác của nhân loại, thuần phong mỹ tục dễ trở nên nơi ẩn náu của hủ tục, của những ước lệ chỉ hợp ở thời xưa... làm cho mặt trận hồn nước trở thành nhân tố níu lại bánh xe lịch sử với bầu khí cổ hủ khác hẳn với tinh thần khai phóng của hồn nước chân thực. Vì thế mỗi lần nhân loại trải qua một giai đoạn giao thời cũng gọi là khúc quanh lịch sử, như hiện tại đời ta nay, thì cần coi nhẹ thói tục, tập quán, để chĩa mũi dùi vào việc đào sâu: đi lên đợt hai là Triết lý, là Ðạo thuật, rồi cuối cùng khi ta đã thấu triệt, đã "tín nghĩa" thì sẽ "nhập thần" nghĩa là thâu hóa tinh hoa từ bốn phương trời đem về tài bồi cho hồn nước để nó linh động những thể chế mới, thói quen mới.
Ðấy là chiều hướng lý tưởng của sự tìm hiểu Hồn Nước, há trở lại cái hồn đã ràng buộc mọi người dân con trong nước cho tới thời Pháp thuộc, thì hồn mới bị bắt và dẫn đi.
Khi Khải Ðịnh trao Bảo Ðại cho người Tây đem về Pháp đào tạo thì nói: đây là đứa con của tôi, mai sau sẽ kế nghiệp tôi mà cầm giềng mối nước tôi. Xin nhờ các ông đào tạo cho nó sao thì chúng tôi được nhờ thế. Ðó là câu nói của kẻ thua trận không thể làm khác được nữa. Cho nên câu nói đại loại kiểu đó cũng sẽ được lặp đi lặp lại cách mặc nhiên bỡi mỗi người Việt Nam khi gửi con sang Tây du học, hoặc có thể nói rộng hơn nữa là bất cứ cha mẹ nào khi gửi con vào các trường Pháp Việt cũng phải nói thế, nghĩa là tất cả người trong nước muốn con đi học. Vì có còn lối tiến thân nào khác đâu, cho nên toàn dân phải mặc nhiên chấp nhận câu nói đó; "tùy các ông muốn làm sao thì chúng tôi được nhờ thế".
Ở phương viên Chavassieux gần Bưu Ðiện Hà Nội người ta có dựng tượng đồng Paul Bert tay dắt một đứa bé Việt Nam. Dắt đi đâu? Nói rằng dẫn đến Tự Do hoặc dắt đi dạy cho biết văn minh của bình đẳng huynh đệ và tự do. Ðúng chăng hay đó chỉ là hồn Việt Nam bị dẫn đi như trong câu chuyện "Lạc Hồn" để sau này sẽ trở lại tác hại đồng bào, đạp lên tổ tiên. Thì tới nay chúng ta đã nhận ra cả rồi. Kẻ thì vinh thân phì da, trí thức chửi nhau như họp chợ! nào trong 20 năm trời trí thức phản bội tổ quốc 5 lần, nào tác phong của trí thức là chính trị xôi thịt, nào là luồn đủ hạng... như chúng ta có thể đọc được đầy rẫy qua các báo. Ðấy là về phía thế giới tự do, còn bên phía Mácxít?
Tôi không sao bỏ được cái ấn tượng dầu chỉ nghe kể truyện lại một cán bộ nọ đã dự vào cuộc đấu tố cha của mình cách tích cực và khi người xấu số đã chết gục dưới những cú đánh tới tấp thì anh đến đạp xác nạn nhân và dõng dạc tuyên bố: tao không còn nhìn nhận mày là cha tao nữa mà chỉ thấy nơi mày một thành phần phú nông cường bá đã bóc lột nhân dân thôi...
"Hồn hỡi hồn con cháu Lạc Long", người ta huấn luyện cho hồn sao mà tài tình đến thế. Ðể rồi chúng ta theo dõi: từ sự đập bài vị tổ tiên, dẫn tới đạp lên xác cha, có dẫn tới thế giới thiên đàng với lòng yêu nhân loại không bị tù hãm trong những giới mốc của gia tộc, tổ quốc chăng? Sở dĩ tôi khó bỏ được ấn tượng bi thương kia vì đó chỉ là hình thức thái thậm của động tác dẫm chân lên tình dân tộc, giày xéo trên tổ quốc, nhưng bên dưới còn biết bao hình thức nhẹ hơn mà nếu không có một chuyến đi sâu vào lòng dân tộc tì khó lòng nhận chân ra được, nên bây giờ chúng ta hãy dùng một tác động bình thường còn được duy trì đến 88% trong các gia đình Việt Nam, đó là lễ gia tiên làm thí dụ tìm về hồn dân tộc.
b. Những đợt hồn nước
Ðấy là nhiệm vụ của thế hệ này phải khởi công. Tôi dùng chữ khởi công vì nó bao hàm rất nhiều công tác nặng nhọc, như phác họa một chương trình hoạt động cân đối với tỷ lệ quan trọng và cố công theo đuổi. Không như thế thì hồn càng biền biệt xa bay, và cái hố giữa những hồn vọng ngoại một bên và cô hồn cháo lú một bên càng ngày càng mở rộng.
Thí dụ bên cô hồn bảo hồn nước đậu ở cái áo thụng, ở lễ gia tiên, ở việc không khiêu vũ, thì làm sao những người trí thức tân tiến chịu lý: lễ gia tiên có ngay tự bên Roma, còn áo thụng đã trở thành trò riễu cợt từ khuya rồi, từ đời mồ ma của tuần báo "Ngày nay", "Phong hóa"... mà cho đến nay nhiều báo vẫn còn ngoan ngoãn cóp lại... Cho nên càng cổ võ hồn nước, càng cổ võ dân tộc tính thì hai bờ càng ran xa, mặc dầu thiện chí giúp nước của đôi bên có thừa.
Có thiện chí tại sao lại thất bại? Thưa vì hai bên đã bỏ qua một việc là chẳng còn ai đào sâu nữa, mà tất cả chỉ bám vào những cái bên ngoài thì chối hồn nước hay quyết có hồn đều vô ích. Hồn đâu có nằm trờ trờ bên ngoài như thế. Kinh Dịch nói rất đúng là hồn không ở nơi nào "Thần vô phương" không ở trong cái áo khẩu, cũng chẳng có cái lư hương hay lễ gia tiên... mà nếu đã phải có chốn có nơi như thế thì hết là hồn cùng lắm là cái phách, cái vía, chứ hồn thật có ở trong cái gì đâu, nhưng là bàn bạc khắp nơi, không đậu không ở... phải có cảm tình, phải cung kính mới nhận ra trong những cái tế vi mắt thường không thấy được. Chẳng hạn cũng là tiếp khách cả, người Pháp cũng như người Anh đều dành ra một canh phòng trang hoàng chững chạc. Ðó là một sự kiện suýt soát đâu mà chả thế, nếu ta dừng lại ở đấy thì hai đàng có thấy chi khác nhau đâu cũng bàn, cũng ghế, cũng thuốc lá. Nhưng khi đi sâu vào sẽ nhận ra lý do tại sao cũng là phòng khách mà người Anh kêu là phòng ngồi (sitting room) vì trong thực tế ngồi chiếm chỗ nhiều hơn hay nói đúng hơn những câu nói được trao đổi theo một nhịp độ còn để kẽ hở cho ý thức được sự mình đang Ngồi... Trong khi bên Pháp thì gọi là phòng nói (parloir) thật là đúng, cũng như Quốc Hội gọi là Parlementaire (chỗ để nói), và càng tiến xuống mạn nam nước Pháp, nhất là sang đến nước Ý thì càng thấy đúng là parloir. Một sự việc bé nhỏ đó có thể làm khởi điểm cho một cuộc so đo giúp cho nhận ra biết bao cái khác nhau. Cũng là tránh nhau cả mà bên Pháp tránh bên mặt, bên Mỹ tránh bên trái. Vào nơi tôn nghiêm thì bên Ả Rập trụt giầy, bên Âu châu bỏ mũ. Bên ta tôn kính thì chắp tay trước ngực, bên Tây rất nhiều linh mục quì gối cúi đầu trước tượng Ðức Nữ Trinh mà hai tai bắt sau lưng v.v...
Ðó là những cái khác từ bên ngoài, và thực ra hồn không ở trong những cái tỉ mỉ nhỏ mọn đó. Tuy nhiên đó có thể là những dấu đặc trưng để dẫn tới chỗ nhận ra hồn, và những người chịu để tâm nghiên cứu chẳng hạn nhà tâm lý học người Ðức, ông Wundt, đã viết được 10 quyển về "tâm lý các dân tộc" (Psychologie des peuples, 1900-1920). Nếu theo gương đó mà chúng ta chịu để tâm nghiên cứu cũng sẽ tìm ra hồn dân tộc. Trong tập này tôi chỉ lấy có một thí dụ là lễ gia tiên như sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm là nếu chúng ta không đi sâu vào thì dù có thiện chí mấy cũng không đủ phác họa ra một sách lược có hy vọng thành đạt, không đủ khả năng hú hồn nước trở lại. Chẳng hạn mỗi khi nói đến dân tộc tính hoặc hồn nước thì lại thấy những lời đả kích gái điếm, sách dâm ô, đồi phong bại tục, lối ăn mặc hoặc cư ngụ này nọ... Bấy nhiêu chỉ tổ gây nên trong nhóm có khuynh hướng phóng khoáng một ấn tượng về cái gì khắc nghị, tiêu cực, càu nhàu, đôi khi không thành thực và phần nhiều thiếu thiết thực.
Một người du học đã thành tài nhưng không chịu về giúp nước... chưa phải vì thế mà lên án được là bật rễ. Có thể là vong bản mà cũng có thể không, và nếu thấy nước không cải tổ lại, nhân tài cứ bỏ xó vào những việc bàn giấy vớ vẩn... thì có lẽ lại lập nghiệp bên ngoại quốc là thực tế hơn nhiều.
Ðại để hồn nước rất tế vi phải xét kỹ mới thấy không phải hễ đi với ngoại kiều hay yêu thương một tí là bật rễ, hiểu như thế rất dễ đưa tới cử chỉ bất lịch sự cả với những người khách ngoại quốc. Thí dụ lấy cớ là kiểm tục để xâm phạm vào đời sống riêng của người ta, thì như vậy là đi ngược hồn nước, vì hồn nước của dân tộc ta vốn là trọng khách, kính khách. Nếu không làm gì được hơn ít nhất cũng phải đủ tế nhị để khách được tự do tổ chức đời sống tư riêng cách thoải mái, mà nghĩa vụ của nước văn hiến chính là ở chỗ không cho ai được xâm phạm vào. Một số sách khêu gợi, mấy đôi trai gái yêu thương ngoài công lộ, một khách ngoại quốc dắt một cô nhân tình Việt... bấy nhiêu đã sụt trời sụt đất chi đâu mà phải hò la, cùng lắm có chọc mắt mấy nhà nho thì chỉ là thứ Thanh nho hương nguyện mà thôi. Hay nếu có hệ thì cũng mới nặng một phần so với chín phần nhiều cái bật rễ khác... Cần phải suy nghĩ kỹ mới đánh giá được cách trung thực cái gì là bật rễ, cái gì là mất hồn, và lúc ấy chúng ta mới kinh hoàng nhận ra biết bao cái mất gốc nặng nề ẩn sau những cái vỏ uy nghi trang trọng.
Nhưng moi móc những cái đó ra mà chửi chưa chắc đã ơn ích vì con người có muôn phương thế để che đậy, để trình bày kiểu này hoặc đổi kiểu kia. Cho nên điều tốt hơn hết là phải tìm phương thế sửa đến tận gốc rễ trong hết cái mức độ có thể làm. Trong các phương thế thì một là đánh thức dậy cái hồn nước xa xưa. Cần những người yêu nước chân thành liên lạc với nhau trong mặt trận văn hiến để suy tư tìm kiếm ra trong những cái không đáng kể, nhưng nhiều khi lại là chỗ phát khởi sức mạnh vô biên. Cái sức địch muôn người của Samson không nằm trong cánh tay hộ pháp của ông nhưng trong những sợi tóc bé nhỏ phất phơ trước gió. Hồn dân tộc cũng thế, nó phảng phất tế vi trong những cái tế vi, và nếu không tìm ra để cho Lila cắt mất tóc thì càng ngày càng trở nên yếu hèn.
Ðể cho dễ qui tụ ý tưởng chúng ta nên phân biệt ra 3 đợt hồn nước là:
(1) Tình tự tổ quốc
(2) Nền tảng triết lý của hồn nước
(3) "Tinh nghĩa nhập thần" nhắm tiến tới những chân trời xa lạ.
Cho tới nay nói đến hồn nước thường chúng ta mới mon men ở đợt tình tự thường được nuôi dưỡng bằng lịch sử, một số bài văn hiểu theo mức độ văn học văn nghệ với một số thói quen, một số thể chế này nọ mà ta gọi bao trùm bằng danh từ thuần phong mỹ tục, lễ giáo, quốc túy, quốc hồn.
Ðợt này tuy cần và rất phổ cập, mọi người đều cảm thông được hết, nhưng nếu không có cán bộ để tiến lên đợt hai thì rất dễ sa đọa: sử ký có thể đưa đến bài ngoại, văn học có thể choán chỗ lẽ ra phải để dành cho các áng văn kiệt tác của nhân loại, thuần phong mỹ tục dễ trở nên nơi ẩn náu của hủ tục, của những ước lệ chỉ hợp ở thời xưa... làm cho mặt trận hồn nước trở thành nhân tố níu lại bánh xe lịch sử với bầu khí cổ hủ khác hẳn với tinh thần khai phóng của hồn nước chân thực. Vì thế mỗi lần nhân loại trải qua một giai đoạn giao thời cũng gọi là khúc quanh lịch sử, như hiện tại đời ta nay, thì cần coi nhẹ thói tục, tập quán, để chĩa mũi dùi vào việc đào sâu: đi lên đợt hai là Triết lý, là Ðạo thuật, rồi cuối cùng khi ta đã thấu triệt, đã "tín nghĩa" thì sẽ "nhập thần" nghĩa là thâu hóa tinh hoa từ bốn phương trời đem về tài bồi cho hồn nước để nó linh động những thể chế mới, thói quen mới.
Ðấy là chiều hướng lý tưởng của sự tìm hiểu Hồn Nước, há trở lại cái hồn đã ràng buộc mọi người dân con trong nước cho tới thời Pháp thuộc, thì hồn mới bị bắt và dẫn đi.
Khi Khải Ðịnh trao Bảo Ðại cho người Tây đem về Pháp đào tạo thì nói: đây là đứa con của tôi, mai sau sẽ kế nghiệp tôi mà cầm giềng mối nước tôi. Xin nhờ các ông đào tạo cho nó sao thì chúng tôi được nhờ thế. Ðó là câu nói của kẻ thua trận không thể làm khác được nữa. Cho nên câu nói đại loại kiểu đó cũng sẽ được lặp đi lặp lại cách mặc nhiên bỡi mỗi người Việt Nam khi gửi con sang Tây du học, hoặc có thể nói rộng hơn nữa là bất cứ cha mẹ nào khi gửi con vào các trường Pháp Việt cũng phải nói thế, nghĩa là tất cả người trong nước muốn con đi học. Vì có còn lối tiến thân nào khác đâu, cho nên toàn dân phải mặc nhiên chấp nhận câu nói đó; "tùy các ông muốn làm sao thì chúng tôi được nhờ thế".
Ở phương viên Chavassieux gần Bưu Ðiện Hà Nội người ta có dựng tượng đồng Paul Bert tay dắt một đứa bé Việt Nam. Dắt đi đâu? Nói rằng dẫn đến Tự Do hoặc dắt đi dạy cho biết văn minh của bình đẳng huynh đệ và tự do. Ðúng chăng hay đó chỉ là hồn Việt Nam bị dẫn đi như trong câu chuyện "Lạc Hồn" để sau này sẽ trở lại tác hại đồng bào, đạp lên tổ tiên. Thì tới nay chúng ta đã nhận ra cả rồi. Kẻ thì vinh thân phì da, trí thức chửi nhau như họp chợ! nào trong 20 năm trời trí thức phản bội tổ quốc 5 lần, nào tác phong của trí thức là chính trị xôi thịt, nào là luồn đủ hạng... như chúng ta có thể đọc được đầy rẫy qua các báo. Ðấy là về phía thế giới tự do, còn bên phía Mácxít?
Tôi không sao bỏ được cái ấn tượng dầu chỉ nghe kể truyện lại một cán bộ nọ đã dự vào cuộc đấu tố cha của mình cách tích cực và khi người xấu số đã chết gục dưới những cú đánh tới tấp thì anh đến đạp xác nạn nhân và dõng dạc tuyên bố: tao không còn nhìn nhận mày là cha tao nữa mà chỉ thấy nơi mày một thành phần phú nông cường bá đã bóc lột nhân dân thôi...
"Hồn hỡi hồn con cháu Lạc Long", người ta huấn luyện cho hồn sao mà tài tình đến thế. Ðể rồi chúng ta theo dõi: từ sự đập bài vị tổ tiên, dẫn tới đạp lên xác cha, có dẫn tới thế giới thiên đàng với lòng yêu nhân loại không bị tù hãm trong những giới mốc của gia tộc, tổ quốc chăng? Sở dĩ tôi khó bỏ được ấn tượng bi thương kia vì đó chỉ là hình thức thái thậm của động tác dẫm chân lên tình dân tộc, giày xéo trên tổ quốc, nhưng bên dưới còn biết bao hình thức nhẹ hơn mà nếu không có một chuyến đi sâu vào lòng dân tộc tì khó lòng nhận chân ra được, nên bây giờ chúng ta hãy dùng một tác động bình thường còn được duy trì đến 88% trong các gia đình Việt Nam, đó là lễ gia tiên làm thí dụ tìm về hồn dân tộc.