Giải đáp phụng vụ: Tu sĩ tự rước Máu Thánh tại bàn thờ được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã có một cuộc họp ngày hôm nay với một tu hội nữ tu truyền giáo thuộc quyền giáo phận. Một nữ tu hỏi tôi tại sao họ không được phép rước Máu Thánh tại bàn thờ chính trong các dịp đặc biệt, như lễ ngân khánh của tu hội chẳng hạn. Tôi nói với họ rằng một chiếc bàn khác cho cùng một mục đích có thể được đặt ở một mức thấp hơn bàn thờ, để họ có thể đến rước Máu Thánh. Nhưng họ nói rằng trong quá khứ việc này đã được thực hành ở đây, và rằng các tín hữu không quan tâm việc các nữ tu đến bàn thờ để rước Máu Thánh. Xin hãy cho tôi biết khi nào các nữ tu (và nam tu sĩ) hoặc tín hữu có thể được phép rước Máu Thánh tại bàn thờ. - Một Giám mục Philippines.
Đáp: Trong số nhiều tài liệu nói đến vấn đề này, có huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 94, trong đó nêu rõ:
"Các tín hữu không cho phép “tự tay cầm lấy bánh đã được truyền phép hay chén thánh, lại cũng không được để họ chuyền tay nhau”. Vả lại, về vấn đề này, phải chấm dứt sự lạm dụng sau đây: trong Thánh Lễ hôn phối, đã xảy ra trường hợp đôi tân hôn cho nhau rước lễ" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, sẽ là không đúng khi các nữ tu cầm chén thánh để rước lễ ở bàn thờ; họ cũng không được cầm chén thánh từ một bàn khác để rước lễ.
Một thừa tác viên cần luôn có mặt để cầm chén thánh, hoặc cái chén (cup).
Thừa tác viên phải là một linh mục, thầy phó tế hoặc thầy giúp lễ có tác vụ. Nếu không ai trong số này có sẵn, thì một nữ tu, mẹ Bể trên chẳng hạn, có thể được chỉ định như là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, và có thể hỗ trợ Giám mục trong việc cầm chén cho các nữ tu rước lễ.
Lý do cho việc này là rằng sự Rước lễ luôn luôn là một món quà nhận được từ Chúa Kitô, qua thừa tác của Hội Thánh, và điều này được nêu rõ bằng cách luôn rước lễ qua một thừa tác viên.
Chỉ có linh mục chủ tế hoặc linh mục đồng tế mới có thể tự mình Rước Lễ.
Ngay cả thầy sáu và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ thường phải rước lễ từ một linh mục, trước khi đi cho giáo dân rước lễ.
Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng đã tuân giữ quy định này trong những năm gần đây, khi ngài tham dự một số Thánh lễ mà không cử hành các Thánh lễ ấy. Ngài rước Mình Máu Chúa Kitô qua thừa tác của thầy phó tế và chủ tế.
Rõ ràng rằng tâm thức của Hội Thánh không lường trước bất kỳ dịp nào, khi bất cứ ai ngoại trừ linh mục chủ tế hoặc các linh mục đồng tế có thể rước lễ tại chính bàn thờ.
Sau câu trả lời trên đây của chúng tôi về câu hỏi của một Giám mục Philippines về việc cầm chén rước lễ tại bàn thờ, một bạn đọc ở New Jersey, Hoa Kỳ, đã gợi ý: “Dường như cha (tức là tôi McNamara) tôi đã đọc sai câu hỏi. Theo bạn đọc này, điều được hỏi là vào các dịp nào các tu sĩ có thể rước lễ ở bàn thờ, chứ không phải cầm chén thánh. Việc rước lễ ở bàn thờ đã được tiên liệu đặc biệt trong một số nghi thức, chẳng hạn trong thánh lễ khấn Dòng trọng thể”.
Đáp: Tôi không tin rằng tôi đã hiểu sai câu hỏi, vì Giám mục đặc biệt nói rằng ngài đã đề nghị sử dụng một bàn thay thế, để các tu sĩ có thể tham gia rước Máu Thánh ở đó. Và gợi ý này sẽ là vô ích nếu họ rước lễ qua bàn tay của một thừa tác viên.
Tuy nhiên, tôi hoan nghênh gợi ý này, vì nó đã tạo cơ hội đề cập đến khả năng của một tu sĩ rước lễ tại bàn thờ vào một số thời điểm rất quan trọng trong cuộc đời của tu sĩ ấy, đặc biệt là các người muốn diễn tả sự tận hiến dứt khoát cho Thiên Chúa.
Một thành viên của một hiệp hội các sinh viên tốt nghiệp đại học Công Giáo ở một quốc gia châu Phi, có lẽ là Nigeria, đã viết rằng họ thường chia sẻ với nhau các bài trả lời thắc mắc của tôi. Một trong số người đó đã viết một số "câu hóc búa" cho tôi.
Không muốn trở thành một nguồn bất hòa, tôi sẽ cố gắng trả lời các nghi ngờ của bạn này.
- Liệu sự rước lễ trên tay là không giống như việc tự cầm Bánh thánh để rước lễ chăng?
Không chính xác, bởi vì một thừa tác viên vẫn trao Bánh thánh cho người sắp rước lễ và người này cầm lấy bánh. Điều khác biệt là phương thức tiếp nhận (trên lưỡi hoặc trên tay), chứ không phải là sự việc tiếp nhận.
- Sự khác biệt giữa "chén” (cup) và “chén thánh” (chalice) là gì?
Trên thực tế cả hai thuật ngữ là tương đương, vì Máu Thánh luôn được cung cấp trong một chén thánh. Thuật ngữ "chén" được sử dụng trong bản dịch Thánh lễ tiếng Anh hiện tại để chỉ “chén thánh”, mặc dù có thể rằng bản dịch mới hiện đang được chuẩn bị sẽ trở lại với từ ngữ truyền thống hơn.
Bạn đọc này cũng gợi ý rằng tôi nên bàn đến các vấn đề khác như các thừa tác viên ngoại thường, và sự giải thánh (desecration) của Thánh Thể.
Tôi chỉ có thể nhận xét rằng tôi thường cố gắng gắn bó với câu hỏi trước mắt. Giới hạn của không gian không cho phép tôi trải rộng nhiểu vấn đề cùng lúc.
Chúng tôi đã bàn đến vấn đề và tiêu chuẩn liên quan đến các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ trong nhiều dịp trước đây.
Ngoài ra, câu hỏi độc đáo đề cập đến một lỗi kiến thức liên quan đến một quy định phụng vụ. Không có dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng tối thiểu đối với Thánh Thể về phía các người liên quan, nên không có vấn đề giải thánh ở đó. (Zenit.org 19-10 và 2-11-2004)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã có một cuộc họp ngày hôm nay với một tu hội nữ tu truyền giáo thuộc quyền giáo phận. Một nữ tu hỏi tôi tại sao họ không được phép rước Máu Thánh tại bàn thờ chính trong các dịp đặc biệt, như lễ ngân khánh của tu hội chẳng hạn. Tôi nói với họ rằng một chiếc bàn khác cho cùng một mục đích có thể được đặt ở một mức thấp hơn bàn thờ, để họ có thể đến rước Máu Thánh. Nhưng họ nói rằng trong quá khứ việc này đã được thực hành ở đây, và rằng các tín hữu không quan tâm việc các nữ tu đến bàn thờ để rước Máu Thánh. Xin hãy cho tôi biết khi nào các nữ tu (và nam tu sĩ) hoặc tín hữu có thể được phép rước Máu Thánh tại bàn thờ. - Một Giám mục Philippines.
Đáp: Trong số nhiều tài liệu nói đến vấn đề này, có huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 94, trong đó nêu rõ:
"Các tín hữu không cho phép “tự tay cầm lấy bánh đã được truyền phép hay chén thánh, lại cũng không được để họ chuyền tay nhau”. Vả lại, về vấn đề này, phải chấm dứt sự lạm dụng sau đây: trong Thánh Lễ hôn phối, đã xảy ra trường hợp đôi tân hôn cho nhau rước lễ" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, sẽ là không đúng khi các nữ tu cầm chén thánh để rước lễ ở bàn thờ; họ cũng không được cầm chén thánh từ một bàn khác để rước lễ.
Một thừa tác viên cần luôn có mặt để cầm chén thánh, hoặc cái chén (cup).
Thừa tác viên phải là một linh mục, thầy phó tế hoặc thầy giúp lễ có tác vụ. Nếu không ai trong số này có sẵn, thì một nữ tu, mẹ Bể trên chẳng hạn, có thể được chỉ định như là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, và có thể hỗ trợ Giám mục trong việc cầm chén cho các nữ tu rước lễ.
Lý do cho việc này là rằng sự Rước lễ luôn luôn là một món quà nhận được từ Chúa Kitô, qua thừa tác của Hội Thánh, và điều này được nêu rõ bằng cách luôn rước lễ qua một thừa tác viên.
Chỉ có linh mục chủ tế hoặc linh mục đồng tế mới có thể tự mình Rước Lễ.
Ngay cả thầy sáu và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ thường phải rước lễ từ một linh mục, trước khi đi cho giáo dân rước lễ.
Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng đã tuân giữ quy định này trong những năm gần đây, khi ngài tham dự một số Thánh lễ mà không cử hành các Thánh lễ ấy. Ngài rước Mình Máu Chúa Kitô qua thừa tác của thầy phó tế và chủ tế.
Rõ ràng rằng tâm thức của Hội Thánh không lường trước bất kỳ dịp nào, khi bất cứ ai ngoại trừ linh mục chủ tế hoặc các linh mục đồng tế có thể rước lễ tại chính bàn thờ.
Sau câu trả lời trên đây của chúng tôi về câu hỏi của một Giám mục Philippines về việc cầm chén rước lễ tại bàn thờ, một bạn đọc ở New Jersey, Hoa Kỳ, đã gợi ý: “Dường như cha (tức là tôi McNamara) tôi đã đọc sai câu hỏi. Theo bạn đọc này, điều được hỏi là vào các dịp nào các tu sĩ có thể rước lễ ở bàn thờ, chứ không phải cầm chén thánh. Việc rước lễ ở bàn thờ đã được tiên liệu đặc biệt trong một số nghi thức, chẳng hạn trong thánh lễ khấn Dòng trọng thể”.
Đáp: Tôi không tin rằng tôi đã hiểu sai câu hỏi, vì Giám mục đặc biệt nói rằng ngài đã đề nghị sử dụng một bàn thay thế, để các tu sĩ có thể tham gia rước Máu Thánh ở đó. Và gợi ý này sẽ là vô ích nếu họ rước lễ qua bàn tay của một thừa tác viên.
Tuy nhiên, tôi hoan nghênh gợi ý này, vì nó đã tạo cơ hội đề cập đến khả năng của một tu sĩ rước lễ tại bàn thờ vào một số thời điểm rất quan trọng trong cuộc đời của tu sĩ ấy, đặc biệt là các người muốn diễn tả sự tận hiến dứt khoát cho Thiên Chúa.
Một thành viên của một hiệp hội các sinh viên tốt nghiệp đại học Công Giáo ở một quốc gia châu Phi, có lẽ là Nigeria, đã viết rằng họ thường chia sẻ với nhau các bài trả lời thắc mắc của tôi. Một trong số người đó đã viết một số "câu hóc búa" cho tôi.
Không muốn trở thành một nguồn bất hòa, tôi sẽ cố gắng trả lời các nghi ngờ của bạn này.
- Liệu sự rước lễ trên tay là không giống như việc tự cầm Bánh thánh để rước lễ chăng?
Không chính xác, bởi vì một thừa tác viên vẫn trao Bánh thánh cho người sắp rước lễ và người này cầm lấy bánh. Điều khác biệt là phương thức tiếp nhận (trên lưỡi hoặc trên tay), chứ không phải là sự việc tiếp nhận.
- Sự khác biệt giữa "chén” (cup) và “chén thánh” (chalice) là gì?
Trên thực tế cả hai thuật ngữ là tương đương, vì Máu Thánh luôn được cung cấp trong một chén thánh. Thuật ngữ "chén" được sử dụng trong bản dịch Thánh lễ tiếng Anh hiện tại để chỉ “chén thánh”, mặc dù có thể rằng bản dịch mới hiện đang được chuẩn bị sẽ trở lại với từ ngữ truyền thống hơn.
Bạn đọc này cũng gợi ý rằng tôi nên bàn đến các vấn đề khác như các thừa tác viên ngoại thường, và sự giải thánh (desecration) của Thánh Thể.
Tôi chỉ có thể nhận xét rằng tôi thường cố gắng gắn bó với câu hỏi trước mắt. Giới hạn của không gian không cho phép tôi trải rộng nhiểu vấn đề cùng lúc.
Chúng tôi đã bàn đến vấn đề và tiêu chuẩn liên quan đến các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ trong nhiều dịp trước đây.
Ngoài ra, câu hỏi độc đáo đề cập đến một lỗi kiến thức liên quan đến một quy định phụng vụ. Không có dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng tối thiểu đối với Thánh Thể về phía các người liên quan, nên không có vấn đề giải thánh ở đó. (Zenit.org 19-10 và 2-11-2004)
Nguyễn Trọng Đa