3. Qua Trào Thực Dân
a. An Thổ
Vũ trụ Việt Nam làm bằng trời che và đất chở. Trời nét dọc, đất nét ngang, dọc ngang giao nhau làm thành thập tự nhai +. Ðặt thập tự nhai nghiêng ra thành chữ Nghệ. Ðặt lên trên chữ nghệ bộ đầu thì thành chữ Văn. Nhưng Văn ở đây không được hiểu là văn chương, song là Văn Tổ mà kinh điển hay giải nghĩa là nói gọn, nói biện bạch ra thì trời với đất giao nhau để làm nên tổ tiên muôn vạn "Duy Thiên địa vạn vật phụ mẫu" Kinh thư Thái tuệ câu 3. Hiểu như vậy thì Văn mới đáng thờ. Khi người Việt Nam thờ tiên tổ thì cũng chính là thờ Văn Tổ tức là thờ Trời thờ Ðất. Và trời đất cũng không phải xa xăm nhưng là trời che đất chở thiết cận đến mình, tàng ẩn ở thân tâm mình.
Vì thế hai chữ trời che đất chở mang một ý nghĩa thâm thiết cụ thể trong vũ trụ quan của người Việt Nam. Vì trong đó con người được quan niệm như thập tự nhai nghĩa là giao điểm của đất trời. Ðây không là một định nghĩa văn chương suông nhưng là biểu lộ một nội dung đã thực hiện bằng thể chế công điền với lễ gia tiên. Hai thể chế đi đôi y như đất với trời gặp nhau như chữ Văn ở trong Văn Tổ vậy.
Cho nên không một người nào không có phần điền để làm đất chở cũng như được thờ tiên tổ để làm trời che. Do đó cả hai yếu tố đều mang một ý nghĩa linh thiêng. Ðạo thờ Trời do vua chủ tế thì phần uy linh đã bộc lộ rõ ràng. Ðến như đạo thờ Thần Ðất (Thành hoàng) do dân làng đảm nhiệm mặc dầu không oai phong lộng lẫy bằng, nhưng không thiếu phần linh thiêng. Phần linh thiêng đó được biểu thị ngay trong chữ Xã là đạo tế Thổ Thần kép bởi bộ Thị chỉ linh thiêng và bộ Thổ thành ra chữ Xã.
Ông Paul Mus cũng như nhiều học giả Tây Âu phân bua rằng đó không là cái trò chơi tán suông, nhưng chính là một thực thể, một quan niệm về Ðất đầy ắp tình người, hồn người, rất nhiều người và mặc dầu đã chết nhưng vì "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn: phụng sự người chết như là còn sống người đã qua đi như còn tồn tại" nên cũng còn quan trọng như người sống. Vì thế phần linh thiêng của đất nổi vượt hơn phần vật chất. Người thôn dân rất ái ngại bán đất hương hỏa là do đó. Vì với họ Ðất có một nội dung khác hẳn. Với Tây Âu đất là đất. Với người Viễn Ðông, Ðất không những là đất nhưng còn là cái gì chất chứa đầy linh thiêng, vì đất là của người sống mà cũng là của người chết. Người sống nắm giữ đất cách trá hình, còn linh hồn tiên tổ nắm giữ cách vô hình. Cái quan niệm đó người duy lý có thể cho là thần bí. Tuy nhiên chính nó đã là một yếu tố đem lại sự quân bình kinh tế cho xã hội Việt Nam hơn hẳn các xã hội Tây Âu về trước. Vì theo quan niệm đó thì phải có chính sách quân phân tài sản sao cho ai cũng được làm người nghĩa là có một miếng "đất chở" thực sự để đối đáp với "trời che" cũng thực sự được biểu lộ bằng đạo cúng tổ tiên. Và vì thế mỗi người Việt Nam khi tề tựu lại đặng tế Thổ Thần thì thực sự họ là một nhà tư tế, có nội dung cụ thể, nghĩa là họ có làm chủ một miếng đất thực sự nên cần được tế, vì đất nào cũng có quỉ có thần. Lại khi nói người dân phải cầm binh khí ra đánh đuổi quân xâm lăng tàn phá "xã tắc", thì họ hiểu thấm thía từ mảnh vườn của họ dâng lên: nước là của họ cũng như là nhà của họ vậy.
Ðó là chính sách đã được thi hành cùng với lễ gia tiên ngay từ ngày khai quốc. Tuy sự áp dụng tùy thời mà đạt độ công bằng nhiều ít có khác nhau, nhưng còn nguyên lý và áp dụng thì có ngay từ đầu. Cho đến khi người Pháp đặt nền đô hộ thì dần dần phá vỡ cái "vũ trụ" nhân sinh đó.
Chúng ta hãy lấy năm 1940 làm cứ, vì là năm có mấy thiên khảo cứu công trình của ông Gourou mà ông Paul Mus dùng trong quyển "Vietnamese Sociologie d'une guerre". Theo đó ta có thể nhận ra ảnh hưởng của người Pháp đã đem sự bất bình sản vào nước ta ra sao. Hãy căn cứ trên tỉ số ruộng công điền của ba miền làm cứ:
Ở Trung vì là miền thuộc nhà Vua ảnh hưởng người Pháp tương đối ít, nên còn giữ được tỉ số ruộng công điền cao nhất là 26% trong tổng số ruộng canh tác. Ông Gourou nhận xét có nơi mỗi suất đinh được tới ba mẫu.
Ðất Bắc tuy theo hiệp ước 1884 gọi là Bảo Hộ, nhưng trong thực tế người Pháp đã biến dần thành thuộc địa, nên còn được có 20%.
Ðến như Nam là thuộc địa thực sự, xã thôn lại được thành lập chỉnh tề như ngoài Bắc, nên số ruộng công trụt xuống còn 2,5% (Mus 240).
Ðến như ruộng tư điền phân chia càng chênh lệch: trong Nam cứ 15 người mới có một điền chủ, ngoài Bắc thì cứ 6 hoặc 7 người có một điền chủ, hiểu là có ruộng riêng, còn ruộng công thì ai cũng có phần (nói chung). Ruộng đất vì thế bị chia ra những mảnh quá nhỏ từ 1 sào ta trở lên đến ba mẫu (lối 1 ha). Xét về phương diện canh tác hiện tại thì đó là một trở lực cho việc cơ khí hóa, đòi phải có những diện tích từng chục Ha trở lên. Nhưng về đàng xã hội thì việc phân chia chi li kia đã nói lên tính chất bình đẳng kinh tế thực thi đến cao độ, cho nên xét về công thể thì nghèo độ cực khổ, nhưng nghèo theo công thể nghĩa là không ai đến độ như thợ thuyền Tây Âu phải bán mình vì không còn gì khác ngoài mình để bán. Le travailleur européen réduit "à se vendre volontairement parce qu'il ne lui reste rien d'autrui". (Mus 106). Người Việt Nam nghèo nhất ít ra cũng còn vài sào công điền.
Trong Nam số người đã giầu thì giầu từng trăm ngàn mẫu, còn đại đa số thì toàn là tá điền, giống với nông nô Pháp (nói về giầu nghèo, chứ về tự do thì nông nô Tây Âu khổ hơn tá điền vô kể, thí dụ không có quyền bỏ chủ này sang chủ kia): đất tư đã không có mà ruộng công cũng không, ta chỉ xem vào vài con số sau:
Ðang khi đại điền chủ (50 Ha trở lên) chỉ có 9,6% số người lại chiếm 65% số ruộng.
Còn 48% trung điền chủ (5-50 Ha) với 32% số ruộng.
Còn số tiểu điền chủ (từ 5 Ha trở xuống) có lối 38% tổng số dân lại chỉ chiếm được 3,3% diện tích.
Sự chênh lệch quá đáng này rõ rệt do ảnh hưởng của nước Pháp. Ta hãy nhìn sang nước Pháp vào lối năm 1930, 94% dân số Pháp giữ 8% lợi tức quốc gia đang khi 5% giữ 20% còn lại 1% giữ tới 72% (Theo Grandeur et Décadence des Civilisations. Edit. Payot. p.220)
Sự chênh lệch đó càng trở nên trầm trọng vì chính sách thuế khóa căn cứ trên đồng bạc Ðông Dương lên xuống theo giá thị trường quốc tế, tức không kể chi đến lúa gạo, nên nhiều lần đã vượt quá mức chịu đựng của thôn dân rất xa. Ở làng tôi vào một năm nào đó (từ 1940-1943) số ruộng mỗi Ðinh là 4 sào (lối 1/7 Ha) gặt hái xong xuôi được 24 thùng, mỗi thùng bán 0$12. Bán hết đi mới được có 2$88. Thế mà sưu thuế là 4$66 còn thiếu 1$68 hay là 14 thùng nữa mới đủ nộp thuế...
Ðó là năm tệ nhất, thường thì tất nhiên không đến nỗi đó, nhưng trung bình thì sưu thuế đã chiếm suýt soát nửa số hoa lợi. Chính sách thuế khóa đó đã dìm nông dân xuống cái hố bần cùng vượt xa các triều đại trước.
Vì sự giầu nghèo càng ngày càng trở nên sâu rộng như thế nên ảnh hưởng sang việc học hành. Trong khi Nho học còn thịnh: việc đi học rất ít tốn kém, hầu không làng nào không có vài ba ông đồ tại chỗ, thì số người đi học tương đối đông mà vì cùng theo một lối bình dân chung cho Viễn Ðông: 25 nhà có một trường gọi là Thục, 500 nhà thành một đẳng có trường gọi là Tường, rồi đến 2,500 (có sách nói là 12,500) có Tự, ở kinh đô có Học. (Xem Phùng Hữu Lan - Ái. 260).
Ðó là vài con số chắc không được bảo đảm lắm khi xét xuyên qua nhiều nơi, nhiều thời đại. Nhưng nói chung nhiều học giả công nhận nền học vấn Viễn Ðông xưa vượt xa xã hội Tây Âu ngay cả về số lượng.
Ðó là đại để vài nét về sự bình đẳng kinh tế của ta trổi vượt xa xã hội Tây Âu. Và ông Mus (254) đã có thể viết: "Ðại điền chủ là do người Pháp đưa vào Việt Nam" (La grande propriété séquelle de l'occupation francaise). Ðây có thể là một đề tài cho cao học tìm so sánh quan niệm công thể (notion comunautaire de propriété) của Viễn Ðông với quan niệm tuyệt đối về tài sản của Tây Âu đến hết thế kỷ 19, (droit absolu de propriété). Ðây là một thể chế then chốt nhất trong việc giải phóng con người mà xưa nay ít ai để ý hay có lưu tâm thì so sánh lại xô bồ. Cần so sánh cách khoa học mới nhận ra tính chất bình đẳng kinh tế của ta trổi vượt.
Trong bài tổng quát này chỉ nhằm đưa ra vài con số tiêu biểu để gợi ý về một chính sách "đất chở" của Việt Nam xưa đã bị phá vỡ làm cho mất ý nghĩa hai chữ "an thổ" mà người Việt Nam có thể hiểu một cách từ cụ thể lên đến nghĩa siêu hình tâm linh đều thật cả nhưng khi ảnh hưởng Tây Âu lan tới đâu thì câu "an thổ" mất ý nghĩa tới đó. Có phần thổ địa đâu nữa để mà an vui lạc nghiệp, cũng như "an bần lạc đạo"? Ðã không an thổ thì đôn hồ nhân thế nào?
a. An Thổ
Vũ trụ Việt Nam làm bằng trời che và đất chở. Trời nét dọc, đất nét ngang, dọc ngang giao nhau làm thành thập tự nhai +. Ðặt thập tự nhai nghiêng ra thành chữ Nghệ. Ðặt lên trên chữ nghệ bộ đầu thì thành chữ Văn. Nhưng Văn ở đây không được hiểu là văn chương, song là Văn Tổ mà kinh điển hay giải nghĩa là nói gọn, nói biện bạch ra thì trời với đất giao nhau để làm nên tổ tiên muôn vạn "Duy Thiên địa vạn vật phụ mẫu" Kinh thư Thái tuệ câu 3. Hiểu như vậy thì Văn mới đáng thờ. Khi người Việt Nam thờ tiên tổ thì cũng chính là thờ Văn Tổ tức là thờ Trời thờ Ðất. Và trời đất cũng không phải xa xăm nhưng là trời che đất chở thiết cận đến mình, tàng ẩn ở thân tâm mình.
Vì thế hai chữ trời che đất chở mang một ý nghĩa thâm thiết cụ thể trong vũ trụ quan của người Việt Nam. Vì trong đó con người được quan niệm như thập tự nhai nghĩa là giao điểm của đất trời. Ðây không là một định nghĩa văn chương suông nhưng là biểu lộ một nội dung đã thực hiện bằng thể chế công điền với lễ gia tiên. Hai thể chế đi đôi y như đất với trời gặp nhau như chữ Văn ở trong Văn Tổ vậy.
Cho nên không một người nào không có phần điền để làm đất chở cũng như được thờ tiên tổ để làm trời che. Do đó cả hai yếu tố đều mang một ý nghĩa linh thiêng. Ðạo thờ Trời do vua chủ tế thì phần uy linh đã bộc lộ rõ ràng. Ðến như đạo thờ Thần Ðất (Thành hoàng) do dân làng đảm nhiệm mặc dầu không oai phong lộng lẫy bằng, nhưng không thiếu phần linh thiêng. Phần linh thiêng đó được biểu thị ngay trong chữ Xã là đạo tế Thổ Thần kép bởi bộ Thị chỉ linh thiêng và bộ Thổ thành ra chữ Xã.
Ông Paul Mus cũng như nhiều học giả Tây Âu phân bua rằng đó không là cái trò chơi tán suông, nhưng chính là một thực thể, một quan niệm về Ðất đầy ắp tình người, hồn người, rất nhiều người và mặc dầu đã chết nhưng vì "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn: phụng sự người chết như là còn sống người đã qua đi như còn tồn tại" nên cũng còn quan trọng như người sống. Vì thế phần linh thiêng của đất nổi vượt hơn phần vật chất. Người thôn dân rất ái ngại bán đất hương hỏa là do đó. Vì với họ Ðất có một nội dung khác hẳn. Với Tây Âu đất là đất. Với người Viễn Ðông, Ðất không những là đất nhưng còn là cái gì chất chứa đầy linh thiêng, vì đất là của người sống mà cũng là của người chết. Người sống nắm giữ đất cách trá hình, còn linh hồn tiên tổ nắm giữ cách vô hình. Cái quan niệm đó người duy lý có thể cho là thần bí. Tuy nhiên chính nó đã là một yếu tố đem lại sự quân bình kinh tế cho xã hội Việt Nam hơn hẳn các xã hội Tây Âu về trước. Vì theo quan niệm đó thì phải có chính sách quân phân tài sản sao cho ai cũng được làm người nghĩa là có một miếng "đất chở" thực sự để đối đáp với "trời che" cũng thực sự được biểu lộ bằng đạo cúng tổ tiên. Và vì thế mỗi người Việt Nam khi tề tựu lại đặng tế Thổ Thần thì thực sự họ là một nhà tư tế, có nội dung cụ thể, nghĩa là họ có làm chủ một miếng đất thực sự nên cần được tế, vì đất nào cũng có quỉ có thần. Lại khi nói người dân phải cầm binh khí ra đánh đuổi quân xâm lăng tàn phá "xã tắc", thì họ hiểu thấm thía từ mảnh vườn của họ dâng lên: nước là của họ cũng như là nhà của họ vậy.
Ðó là chính sách đã được thi hành cùng với lễ gia tiên ngay từ ngày khai quốc. Tuy sự áp dụng tùy thời mà đạt độ công bằng nhiều ít có khác nhau, nhưng còn nguyên lý và áp dụng thì có ngay từ đầu. Cho đến khi người Pháp đặt nền đô hộ thì dần dần phá vỡ cái "vũ trụ" nhân sinh đó.
Chúng ta hãy lấy năm 1940 làm cứ, vì là năm có mấy thiên khảo cứu công trình của ông Gourou mà ông Paul Mus dùng trong quyển "Vietnamese Sociologie d'une guerre". Theo đó ta có thể nhận ra ảnh hưởng của người Pháp đã đem sự bất bình sản vào nước ta ra sao. Hãy căn cứ trên tỉ số ruộng công điền của ba miền làm cứ:
Ở Trung vì là miền thuộc nhà Vua ảnh hưởng người Pháp tương đối ít, nên còn giữ được tỉ số ruộng công điền cao nhất là 26% trong tổng số ruộng canh tác. Ông Gourou nhận xét có nơi mỗi suất đinh được tới ba mẫu.
Ðất Bắc tuy theo hiệp ước 1884 gọi là Bảo Hộ, nhưng trong thực tế người Pháp đã biến dần thành thuộc địa, nên còn được có 20%.
Ðến như Nam là thuộc địa thực sự, xã thôn lại được thành lập chỉnh tề như ngoài Bắc, nên số ruộng công trụt xuống còn 2,5% (Mus 240).
Ðến như ruộng tư điền phân chia càng chênh lệch: trong Nam cứ 15 người mới có một điền chủ, ngoài Bắc thì cứ 6 hoặc 7 người có một điền chủ, hiểu là có ruộng riêng, còn ruộng công thì ai cũng có phần (nói chung). Ruộng đất vì thế bị chia ra những mảnh quá nhỏ từ 1 sào ta trở lên đến ba mẫu (lối 1 ha). Xét về phương diện canh tác hiện tại thì đó là một trở lực cho việc cơ khí hóa, đòi phải có những diện tích từng chục Ha trở lên. Nhưng về đàng xã hội thì việc phân chia chi li kia đã nói lên tính chất bình đẳng kinh tế thực thi đến cao độ, cho nên xét về công thể thì nghèo độ cực khổ, nhưng nghèo theo công thể nghĩa là không ai đến độ như thợ thuyền Tây Âu phải bán mình vì không còn gì khác ngoài mình để bán. Le travailleur européen réduit "à se vendre volontairement parce qu'il ne lui reste rien d'autrui". (Mus 106). Người Việt Nam nghèo nhất ít ra cũng còn vài sào công điền.
Trong Nam số người đã giầu thì giầu từng trăm ngàn mẫu, còn đại đa số thì toàn là tá điền, giống với nông nô Pháp (nói về giầu nghèo, chứ về tự do thì nông nô Tây Âu khổ hơn tá điền vô kể, thí dụ không có quyền bỏ chủ này sang chủ kia): đất tư đã không có mà ruộng công cũng không, ta chỉ xem vào vài con số sau:
Ðang khi đại điền chủ (50 Ha trở lên) chỉ có 9,6% số người lại chiếm 65% số ruộng.
Còn 48% trung điền chủ (5-50 Ha) với 32% số ruộng.
Còn số tiểu điền chủ (từ 5 Ha trở xuống) có lối 38% tổng số dân lại chỉ chiếm được 3,3% diện tích.
Sự chênh lệch quá đáng này rõ rệt do ảnh hưởng của nước Pháp. Ta hãy nhìn sang nước Pháp vào lối năm 1930, 94% dân số Pháp giữ 8% lợi tức quốc gia đang khi 5% giữ 20% còn lại 1% giữ tới 72% (Theo Grandeur et Décadence des Civilisations. Edit. Payot. p.220)
Sự chênh lệch đó càng trở nên trầm trọng vì chính sách thuế khóa căn cứ trên đồng bạc Ðông Dương lên xuống theo giá thị trường quốc tế, tức không kể chi đến lúa gạo, nên nhiều lần đã vượt quá mức chịu đựng của thôn dân rất xa. Ở làng tôi vào một năm nào đó (từ 1940-1943) số ruộng mỗi Ðinh là 4 sào (lối 1/7 Ha) gặt hái xong xuôi được 24 thùng, mỗi thùng bán 0$12. Bán hết đi mới được có 2$88. Thế mà sưu thuế là 4$66 còn thiếu 1$68 hay là 14 thùng nữa mới đủ nộp thuế...
Ðó là năm tệ nhất, thường thì tất nhiên không đến nỗi đó, nhưng trung bình thì sưu thuế đã chiếm suýt soát nửa số hoa lợi. Chính sách thuế khóa đó đã dìm nông dân xuống cái hố bần cùng vượt xa các triều đại trước.
Vì sự giầu nghèo càng ngày càng trở nên sâu rộng như thế nên ảnh hưởng sang việc học hành. Trong khi Nho học còn thịnh: việc đi học rất ít tốn kém, hầu không làng nào không có vài ba ông đồ tại chỗ, thì số người đi học tương đối đông mà vì cùng theo một lối bình dân chung cho Viễn Ðông: 25 nhà có một trường gọi là Thục, 500 nhà thành một đẳng có trường gọi là Tường, rồi đến 2,500 (có sách nói là 12,500) có Tự, ở kinh đô có Học. (Xem Phùng Hữu Lan - Ái. 260).
Ðó là vài con số chắc không được bảo đảm lắm khi xét xuyên qua nhiều nơi, nhiều thời đại. Nhưng nói chung nhiều học giả công nhận nền học vấn Viễn Ðông xưa vượt xa xã hội Tây Âu ngay cả về số lượng.
Ðó là đại để vài nét về sự bình đẳng kinh tế của ta trổi vượt xa xã hội Tây Âu. Và ông Mus (254) đã có thể viết: "Ðại điền chủ là do người Pháp đưa vào Việt Nam" (La grande propriété séquelle de l'occupation francaise). Ðây có thể là một đề tài cho cao học tìm so sánh quan niệm công thể (notion comunautaire de propriété) của Viễn Ðông với quan niệm tuyệt đối về tài sản của Tây Âu đến hết thế kỷ 19, (droit absolu de propriété). Ðây là một thể chế then chốt nhất trong việc giải phóng con người mà xưa nay ít ai để ý hay có lưu tâm thì so sánh lại xô bồ. Cần so sánh cách khoa học mới nhận ra tính chất bình đẳng kinh tế của ta trổi vượt.
Trong bài tổng quát này chỉ nhằm đưa ra vài con số tiêu biểu để gợi ý về một chính sách "đất chở" của Việt Nam xưa đã bị phá vỡ làm cho mất ý nghĩa hai chữ "an thổ" mà người Việt Nam có thể hiểu một cách từ cụ thể lên đến nghĩa siêu hình tâm linh đều thật cả nhưng khi ảnh hưởng Tây Âu lan tới đâu thì câu "an thổ" mất ý nghĩa tới đó. Có phần thổ địa đâu nữa để mà an vui lạc nghiệp, cũng như "an bần lạc đạo"? Ðã không an thổ thì đôn hồ nhân thế nào?