Amos 8:1, 4-7; T.vịnh 145; I Timôthê 6:11-16; Luca 16: 19-31

Hôm nay trong dụ ngôn về ông Ladarô và người nhà giàu có nhiều câu hỏi nẩy sinh mà dụ ngôn chưa giải đáp được, Có một số chi tiết khác thường làm chúng ta phải nhức đầu. Thí dụ như: Sự giàu có của ông nhà giàu bởi đâu mà đến? Ông ta được hưởng gia tài phải không?; Ông đã làm việc chăm chỉ khó nhọc hay phải đi học thêm ban đêm để có một nghề giỏi phải không? Hay ông đã đem tiền đầu tư một cách khôn ngoan nên nhận được món lời lớn nên nay tận hưởng được thánh quả đầu tư mỹ mãn phải không? Dụ ngôn chỉ nói "ông đã nhận được những gì tốt đẹp nhất đến suốt đời của anh ta rồi". Dụ ngôn không nói Thiên Chúa là nguồn gốc của sự giàu có của ông ta, và Thiên Chúa chúc phúc cho ông ta. Một số người cho rằng những của cải mà họ đã nhận được là "phần phúc" của Thiên Chúa đã ban cho họ, vì họ là người tốt. Nếu lấy sự suy nghĩ này mà áp đặt trên người nghèo; có phải là họ đã không nhận được "phần phúc" là do vì họ đã làm điều gì xúc phạm đến Thiên Chúa nên họ bị loại ra hay sao?

Dụ ngôn không nói là người giàu có đã làm những điều xấu xa, hay ông ta là người biết rõ mọi việc bên trong cho nên ông đã xử dụng đồng tiền của mình có lợi hơn là những tiểu thương buôn bán bên ngoài thường bị lỗ lả. Hay ông ta có cửa hàng áo quần thuê người làm việc với giá công rẻ mạt nên ông ta mới trở nên giàu có. Hay hoặc nữa ông ta là một người có những căn nhà nhỏ để cho thuê trong khu ổ chuột của thành phố với giá rẻ. Ông đã làm gì để biện minh cho sự ông đã cực nhọc ở lần phán xét ngày sau hết? Ông đã không nói được gì cả. Vì đã không ít lần ông đã ra khỏi nhà để đi làm việc hay giải trí và về nhà của mình mà không thèm để ý đến người nghèo ngồi trước cửa nhà (như một con chó) trước cửa nhà ông. Và đó chính là lý do vì sao ông ta phải chịu khổ hình lúc cuối đời của ông. Nơi ông ta ở phía bên kia vực thẳm lớn ngăn cách ông ta với ông Abraham và ông Ladarô.

Lại còn nhiều câu hỏi phải đặt ra làm chúng ta nhức đầu: Vì sao ông Ladarô lại nghèo khó đến thế? Có phải ông là người nằm trong số 95% người nghèo khó thời Chúa Giêsu hay không? Ông ta có bị tai nạn khi đang làm ngoài đồng hay không? Có phải ông ta sinh ra bị mù bẩm sinh hay bị tàn phế hay không? Có phải anh ta bị bệnh tâm thần hay điên trước mọi người không? Dụ ngôn cũng không nói ông Ladarô là người thánh thiện đã được phước ngồi trong lòng ông Abraham. Câu chuyện không trả lời những câu hỏi đó và cũng không nói các đức tính của ông Ladarô và nhờ thế ông ta đã được phúc.

Một phụ nữ có lần đưa cho tôi tờ giấy năm đô-la ngay cửa nhà thờ sau thánh lễ. Bà ta nói "Thưa Cha, xin Cha cho người nghèo nào xứng đáng được". Bà ta làm tôi trờ thành một thẩm phán để ra phán quyết ai là người xứng đàng được số tiền đó, và ai là người không đáng được. Nếu tôi là người đói và lạnh ở ngoài đường, tôi nghĩ tôi sẽ ăn trộm thức ăn. Vậy thi theo bà đó tôi có phải là người xứng đáng nhận được số tiền của bà ta chăng? Dụ ngôn không nói ông Ladarô trước đây là người tốt hay xấu. Ông ta là người nghèo hay có tiền; nhưng có đáng được tiền hay không?; ông ta có phải là người vừa ra khỏi tù hay không? Ông Ladarô chỉ là một người nghèo ngồi ở trước của nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai đẻ ý đến. Ông ta không có áo choàng như Harry Potter trong phim khoát trên mình để trở nên vô hình và người qua lại không ai trông thấy. Ông Ladarô chỉ là người ngồi trước cửa nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai để ý đến vì họ có nhiều việc phải làm. Ông Ladarô là hoàn cảnh của những người mà chúng ta thường thấy mà không để ý đến. Cũng như những người sống trong các mái lều dười các gầm cầu qua các cao tốc. Cũng như các gia đình nơi biên giới đất nước Hoa Kỳ chạy tránh nạn bạo lực nơi quê hương họ từ Nam Mỹ lên Bắc Mỹ để được che chở.

Câu chuyện cho biết ông Ladarô và ông nhà giàu sau khi chết. Nhiều điều đã thay đổi tột bực cho họ. Bây giờ ông Ladarô được êm ấm an toàn trong lòng ông Abraham là tổ phụ đáng quý của người Do thái. Ông nhà giàu bị đau khổ. Những không có gì thay đổi cho ông ta ngay cả bây giờ. Từ nơi ông ta bị đau khổ ông ta còn muốn người tôi tớ giúp ông ta "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưởi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!"

Con người chúng ta đã không thay đổi. Trong các dụ ngôn Chúa Giêsu nói: dụ ngôn người phụ nữ nhồi bột; dụ ngôn người làm nông gieo hạt giống; dụ ngôn người chủ vườn thuê người làm công gặt hái, và đây chỉ là một dụ ngôn mà có tên một người. Không như trong thế giới chúng ta những người giàu và nghèo đều có tên trong câu chuyện. Trong câu chuyện này người giàu không có tên, chỉ có người nghèo tên là Ladarô nghĩa là "người được Thiên Chúa giúp đở ".

Thiên Chúa không thay đổi. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ trong câu chuyện là Thiên Chúa để ý đến người không được ai để ý; Thiên Chúa trân trọng những người không quan trọng như là người quan trọng; Thiên Chúa sẽ an ủi những người thế gian ghét bỏ trong cảnh đau thương; chúng ta được biết Thiên Chúa biết tên những người nghèo khó và thương yêu họ. Khi ông Ladarô chết, thiên thần đem ông ta lên ngồi trong lòng ông Abraham, đó thật là một lễ nghi cho cuối đời một người mà thế gian không để ý đến. Trong khi đó ông nhà giàu cũng chết, nhưng không có lễ nghi "Người nhà giàu chết và được chôn cất..." thế thôi.

Dụ ngôn nghe như một đồng hồ báo thức làm chúng ta thức tỉnh. Đó là báo cho chúng ta biết tấm lòng của Thiên Chúa ở đâu. Giàu có và an toàn không phải là dấu chỉ Thiên Chúa yêu thương, và điều gì chúng ta gọi là "đời sống tốt" hay "phúc" không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc. Nói cách khác, có nhiều tiền của không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc của Thiên Chúa. Như có người đã nói "tôi là người rất nghèo, những gì tôi cần có chí là tiền".

Đồng hồ báo thức đang đổ chuông và Chúa Giêsu nói với chúng ta "Hãy tỉnh thức, bạn còn có thì giờ. Hãy để ý và hành động theo điều bạn trông thấy".

Người nghèo ngồi ngay nơi bực cấp trước cửa nhà bạn. Và đó là nơi bạn nên để ý, để xem và đáp lại sự giúp đở cần thiết của người cần chúng ta để ý và lúc chúng ta để ý. Những dụng cụ tối tân thời nay như TV, máy vi tính, báo chí đã cho chúng ta thấy những nghèo ở gần chúng ta. Các dụng cụ đó cũng giúp chúng ta nghe bài phúc âm hôm nay vì bài phúc âm này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô để ý. Trong khi các biên giới các đất nước cần được chú trọng, thì các nhu cầu của những người thiếu thốn ở nơi ngưởng cửa nhà chúng ta cũng phải được chú trọng. Quốc hội cần phải tìm phương thế thay đổi luật về di trú một cách toàn diện để giải quyết những vấn đề của những người cần được vào Hoa Kỳ để tìm việc làm vì họ quá thiều thốn. Chúa Giêsu và Cha Mẹ Ngài chắc đã biết hoàn cảnh người di cư khi họ phải di cư xuống Ai Cập để tránh bạo lực ở quê hương.

Các Giám Mục ở Hoa Kỳ kêu gọi chúng ta nên tôn trọng giá trị con người và giữ gia đình êm ấm. Các ngài chỉ trích có hành vi bạo lực nơi làm việc và việc bắt người để trục xuất, tách xa vợ chồng, con cái và trẻ em. Những hành động đó không chứng tỏ sự tôn trọng sự sống là chủ điểm dạy dổ của giáo hội chúng ta. Chúng ta có thể không biết tên những người đến với chúng ta vì thiều thốn ngặt nghèo. Nhưng, như ông Ladarô, họ cũng được gọi là "người được Thiên Chúa yêu thương". Chúng ta đã trông thấy họ phải không? Họ ngồi nơi ngưởng cửa nhà chúng ta phải không? Bài phúc âm hôm nay dạy chúng ta hãy tìm gặp ông Ladarô là người không ai để ý, nhưng được Thiên Chúa yêu thương.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY -C-
Amos 6: 1, 4-7; Psalm 146; I Timothy 6: 11-16; Luke 16: 19-31

There are a lot of questions in today’s parable of Lazarus and the rich man which the parable does not answer. There are some unusual details too, that might make us scratch our heads. For example, where did the rich man’s wealth come from? Had he inherited it? Did he work hard for it, go to night school for years to get a good career? Did he invest wisely, now to enjoy the fruits of his investments? The parable just says that, "he received what was good" in his life. It does not say that God was the source of his wealth; that God "blessed" him. Some people call the material things they have worked hard for "blessings," as if God rewarded them for being good. If that line of reasoning were applied to the poor, does that mean that are not "blessed" because they have nothing to show for it? Are they on the outs from God because of something they did to offend God?

The parable does not say that the rich man was evil, or that he was an inside trader who got his money while ordinary stockholders lost theirs. Or, that he owned sweatshops and paid his employees less than a living wage, while he got rich. Or, that he was a slum landlord. What did he do to justify his final condition of torment? Nothing. He simply ignored the desperate man at his doorstep. How many times did he come and go from his house for business, or pleasure; come home from his indulgences – and all the while ignore the miserable creature (and those dogs) at his doorstep? And that was what caused his final torment, that put him on the other side of the great chasm separating him from Abraham and Lazarus.

More questions to scratch our head over: how did Lazarus get so poor? Was he born into the over 95% of the desperately poor people in Jesus’ time. Was he injured while working in the fields? Was he born blind, or with some physical limitation? Was he mentally ill, called crazy by those who saw him? Nor does the story say that Lazarus was a particularly good, "saintly," person who earned his place by Abraham’s side. We cannot read that into the story, that his virtue earned him his reward.

A woman once gave me five dollars at the church door after Mass. She said, "Here father, give this money to the deserving poor." She set me up as a judge to decide who deserved the money; to separate the "deserving poor" from the "undeserving poor." If I were desperately hungry and cold in the streets I think I would steal to eat. Would she then consider me one of the "undeserving poor?" The parable does not say that Lazarus was good or evil; whether he was poor and "noble"; whether he had a prison record. Lazarus is just the poor man at the door, passed by and unnoticed –one of the invisible poor. He did not have one of those cloaks that Harry Potter wrapped around himself to make him invisible. He was just invisible to that rich man, who had more pressing matters to tend to in his life. Lazarus was part of the daily scenery we get used to seeing and soon don’t notice anymore – like the people living in those tents under highway overpasses. Like the families at our border, fleeing desperate violence in their home towns, coming north to find protection.

The story shows Lazarus and the rich man in the next life. A lot has changed for them – to the extreme. Lazarus is now in the comfort and security of the "bosom of Abraham" – high praise for a Jewish person. The rich man is in torment. But something has not changed for the rich man, even now. From his place of torment he wants a servant to wait on him. "Father Abraham, have pity on me. Send Lazarus to dip the tip of his finger in water and cool my tongue, for I am suffering torment in these flames."

Someone else has not changed – God. In all the parables Jesus tells about women who knead bread, farmers who plant seeds, landowners who hire workers for the harvest, this is the only parable where a person is named. Unlike our world where we know the names of the rich and famous and the poor are invisible and anonymous, in this story the rich man is anonymous – no name – the poor man is named. "Lazarus" means, "the one God helps."

No, God has not changed. Jesus reminds us in the story that God notices the unnoticed; holds the unimportant as important; will comfort those the world ignores in their misery. God, we are told, knows the name of the poor and cherishes them. Angels carried Lazarus away to the bosom of Abraham, quite a ceremonial ending for someone who counted as nothing in the world. While the rich man dies without ceremony, "The rich man also died and was buried…." That’s all.

The parable is like an alarm clock that wakes us up. It is intentionally stark and tells us where God’s heart is. Riches and comfort are not proof of God’s favor and, what we call "the good life" and "blessings" aren’t signs of God’s approval. In other words, having a lot does not prove that we are in God’s good graces. As someone once said, "I am a very poor man, all I have is money."

The alarm clock is ringing and Jesus is telling us, "Wake up, you still have time, take notice and act on what you see."

The poor are right at our doorstep. And that’s a good place to look, to see and respond to those in need, who require our time and attention. Modern forms of communications, TV, newspapers, the Internet, have brought the poor of the world up close. They’ve also helped us hear this gospel as it has taken flesh in the actions and words of Pope Francis. (Cf. "Justice Bulletin Board" below) While national borders must be respected, so must the needs of those in desperate conditions that are at our doorstep. Congress is yet to come up with a comprehensive reform for immigration and so there is still no legal and adequate solution to people who seek to enter the United States to work, or out of desperation. Jesus and his parents certainly know these migrants’ experience firsthand, because the holy family were also immigrants, fleeing violence in their native land to Egypt.

Our bishops have called us to respect human dignity and family integrity. They criticize raids on workplaces that snatch people away and then deport them, separating spouses, vulnerable children and infants. Such actions hardly show a respect for life, a core teaching of our church. We may not know the names of those coming to us out of desperation, but like Lazarus, they too can be called, "the ones God loves." We have seen them, haven’t we? They are at our doorstep. The gospel tells us keep an eye out for Lazarus, the person overlooked, but cherished by God.