Giám mục Paolo Bizzeti, một tu sĩ dòng Tên vùng Firenze 72 tuổi, kể từ năm 2015, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn làm Đại diện Tông tòa Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngài sẽ đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ trong Hội Nghị "Địa Trung Hải, biên giới hòa bình" do Hội Đồng Giám Mục Ý sẽ tổ chức tại thành phố Bari từ ngày 19 đến 23 tháng 2 năm 2020, cùng với các giám mục của mười chín quốc gia liên hệ với biển lớn. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến kết thúc Hội Nghị. Bizzeti nhấn mạnh: "Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nắm bắt được những vấn đề chung của toàn khu vực và mời chúng tôi là các mục tử cùng suy tư, trong hy vọng rằng Địa Trung Hải sẽ trở thành ngọn hải đăng của tình huynh đệ và không là một nghĩa trang".
Thổ Nhĩ Kỳ là một cầu nối giữa Đông và Tây. Tuy nhiên, phương Tây có một cái nhìn lệch lạc đối với đất nước từ các lý do quân sự hoặc kinh tế.
Vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ và lịch sử của nó làm cho nó trở thành một trung tâm đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nền văn minh, văn hóa và tôn giáo đã đến và biến mất. Constantine hiểu rằng Đế chế La Mã, vào thế kỷ thứ tư, không thể có trung tâm ở Rome và đặt nó ở Constantinople. Thổ Nhĩ Kỳ là một bức tranh khảm, thường khó hiểu về sự đa dạng của nó, ngay cả đối với những người sống ở đó: điều này nghịch lý nhưng đúng. Do đó, một quan điểm chủ nghĩa quốc gia và một nỗ lực tìm kiếm một sự pha trộn dựa trên tôn giáo là không đủ để giải quyết các câu hỏi mở. Cách tiếp cận được quyết định bởi lợi ích chiến lược quân sự và thèm muốn về kinh tế cũng bị thất bại.
Có điều gì sai lầm?
Các thế lực bên ngoài - Hoa Kỳ và Châu u - trong bảy mươi năm qua đã cố gắng điều khiển chính sách đất nước với tư cách là thành viên của NATO đã thất bại. Và những gì xảy ra gần đây cho thấy rõ ràng. Cần phải có một cách tiếp cận vô tư hơn, ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên đã có ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và người nắm quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo đa nguyên. Tôi tin rằng tổng thống hiện tại bị thuyết phục về điều này: ông đã khẳng định điều đó nhiều lần. Nhưng các quan chức của bộ máy quan liêu và tôn giáo đã tụt lại phía sau và thúc đẩy một bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên sự đồng nhất hóa. Theo cách này, không có tương lai cho những người trẻ tuổi muốn phá vỡ các bức tường lịch sử nhờ Internet. Đó là một hành trình khó khăn. Đây là lý do tại sao có một sự chia rẽ trong xã hội, bằng chứng là các cuộc bầu cử trong những năm gần đây. Bây giờ mọi người phải tìm kiếm một cái gì đó mới và không lui vào những đối kháng.
Thổ Nhĩ Kỳ có 97% dân số theo đạo Hồi. Các Kitô hữu là một đàn chiên nhỏ. Có lo ngại cho gì các nhóm thiểu số?
Thiểu số có nhiều loại. Ngay cả người Kurd (hơn mười lăm triệu) hoặc Alevis (30% dân số) là thiểu số vì không có sự công nhận hợp pháp thực sự. Đối với các cộng đồng Kitô giáo, tình hình mặc dù tốt hơn so với trước đây, nhưng vẫn không thỏa đáng: không có tự do để mở một trường học, một trung tâm văn hóa, một trung tâm thể thao, một nhà nguyện. Người Hồi giáo được hưởng các quyền này ở Ý, tại sao các Kitô hữu không thể làm điều tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ? Và một câu hỏi nữa thách thức chúng ta: tại sao có hơn một ngàn công ty Ý ở Thổ Nhĩ Kỳ không yêu cầu tự do hoàn toàn về ngôn luận hoặc thờ phượng cho nhân viên của họ? Tôi tin rằng ở Ý và ở châu u, người ta nói nhiều những từ ngữ như tự do, quyền lợi và dân chủ, nhưng sau đó chỉ là thương mại: đó là một tầm nhìn hẹp không có tương lai. Tôi nói thêm rằng, theo tôi, Thổ Nhĩ Kỳ không bị Hồi giáo hóa: thay vào đó tôi thấy nhiều dấu hiệu đi theo hướng chủ nghĩa bất khả tri và thờ ơ, đặc biệt là trong giới trẻ. Tất nhiên, Bộ về các vấn đề tôn giáo (Diyanet) đã tăng cường ảnh hưởng của nó vượt quá các biện pháp và 10.000 nhà thờ Hồi giáo đã được xây dựng trong mười năm. Các giáo sĩ Hồi giáo được chính phủ trả lương và kiểm soát cẩn thận, cũng như các giáo sư của các trường học và các khoa thần học (cũng như ở nước ngoài, trong gần một trăm mười quốc gia trên thế giới). Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ có cách tiếp cận chính trị - xã hội "thế tục". Nguyên tắc này được viết trong Hiến pháp, nhưng nó đã không thành hiện thực ngay cả tại thời điểm Atatürk.
Đất nước đã chào đón hơn ba triệu người tị nạn. Nhưng Châu u đã "trả tiền" cho Thổ Nhĩ Kỳ để giữ họ và ngăn chặn họ.
Những cuộc di cư phụ thuộc vào các tình huống không thể chịu đựng được. Họ thà bị nguy cơ tử vong hơn là liên tục hỗ trợ sự tàn bạo: điều này áp dụng cho người Afghanistan, người Iran, người Pakistan, người Syria, người Iraq. Nhiều người tị nạn cũng là Kitô hữu, những người không để mình bị tống tiền bởi những kẻ bạo lực đang làm nhiệm vụ nhân danh Tin Mừng. Họ thường đến từ các quốc gia mà phương Tây, Nga và Trung Quốc có quan hệ quân sự và thương mại quan trọng.
Vì vậy, hoặc buôn bán vũ khí bị cắt đứt và chủ nghĩa thực dân kinh tế bị dừng lại hoặc di cư chắc chắn sẽ phát triển. Châu u phải thoát khỏi tình trạng hôn mê và đối mặt vấn đề cách khác hơn cách xây tường hoặc "ủy nhiệm": nó có những phương tiện để tận dụng các quốc gia này. Nhưng tất cả điều này có giá. Điều quan trọng nhất đối với lục địa già: tiền hay tự do và phát triển, nền tảng duy nhất để đảm bảo an toàn cho mọi người?
Tại vùng đất của các Hội đồng Đại kết, cộng đồng Công Giáo ngày nay là một Giáo hội của người nước ngoài. Theo nghĩa là người tị nạn chiếm ưu thế hơn người bản xứ.
Cuộc sống của những người tị nạn Kitô giáo thực sự khó khăn. Họ không có nơi nào để gặp gỡ, cầu nguyện, học giáo lý. Họ không thể di chuyển tự do vì cảnh sát thường không cho phép họ. Họ là những con hổ bị nhốt, với rất ít tương lai phía trước. Một thảm kịch thậm chí không thể tưởng tượng được đối với các Kitô hữu Châu u. Thay vào đó, họ sẽ là một nguồn tài nguyên cho Giáo hội địa phương và cả Châu u. Bởi vì họ là những người đã mất tất cả nhưng vẫn trung thành với Chúa Kitô và mang theo họ những truyền thống cổ xưa và có ý nghĩa.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Avvenire