Charles Collins của tạp chí Crux vừa phỏng vấn một thành viên trẻ mới được bổ nhiệm vào Hàn Lâm Viện Sự Sống của Tòa Thánh, đó là ông Michael Wee. Ông vốn là một viên chức nghiên cứu và giáo dục của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Anscombe đặt trụ sở tại Đại Học Oxford. Nay ông được bổ nhiệm làm Thành Viên Nghiên Cứu Trẻ của Hàn Lâm Viện Sự Sống, một chức vụ lần đầu tiên được chính Đức Phanxicô thiết lập năm 2016, cho lớp tuổi dưới 35, nhân dịp có cuộc cải tổ Viện này.
Theo Ông, việc bổ nhiệm này “cho thấy mức độ tín nhiệm cao đối với khả thể người trẻ có thể đóng góp vào đời sống trí thức của Giáo Hội”. Ông vốn là một nhà khoa bảng sinh tại Singapore và là người duy nhất thuộc một cơ quan nghiên cứu Anh được bổ nhiệm vào nhóm Nghiên Cứu Trẻ của Hàn Lâm Viện. Ngoài việc làm ở Trung Tâm Anscombe, Ông còn là Giảng viên về Đạo Đức Sinh Học tại Chủng Viện Oscott ở Birmingham và là nhà nghiên cứu tại Viện Aquinas ở Oxford.
Nhờ xuất phát từ bối cảnh triết học, Ông cho rằng “Ở một nơi như nước Anh, nơi phần lớn người ta không muốn tự nhận diện là Kitô hữu, các phương tiện triết học, nghĩa là lý lẽ tự nhiên, đặc biệt có giá trị trong việc giúp người ta làm cho giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề luân lý trờ nên có nghĩa. Trước khi bạn bắt đầu nói tới thần học thân xác, có lẽ bạn cần, trước nhất, nói tới cùng đích của thân xác. Để có thể đề cập tới đức tin, trước nhất bạn phải thuyết phục người ta rằng lý lẽ không mâu thuẫn với nó”.
Ông Wee cho hay “Về phương diện trên, tôi thường thấy tư duy của Thánh Thomas Aquinas đặc biệt có giá trị, vì ngài nhìn nhận rằng lý lẽ tự nhiên có thể đem ta tới 'các lời mở đầu của đức tin'. Việc lưu tâm tới tư duy của Thánh Thomas là do Ông tiếp xúc thường xuyên với các tu sĩ Dòng Đaminh, từ thời còn ở Singapore; lên đại học, ông cũng làm quen với các vị tuyên úy Dòng Đa Minh và sau đó làm việc tại Viện Aquinas ở Oxford.
Ông cho hay Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Anscombe phục vụ Giáo Hội Công Giáo Anh và Ái Nhĩ Lan. Việc làm của trung tâm chia thành ba loại 1) Nghiên cứu có tính khoa bảng; 2) liên hệ với các cơ quan công cộng và của chính phủ như qua các hội ý hoặc làm chứng trước nghị viện; 3) Giáo dục công chúng.
Tuy tập chú là Anh và Ái Nhĩ Lan, nơi gần đây có nhiều vụ công kích việc phản đối lương tâm trong vấn đề chăm sóc y tế và nhất là cuộc trưng cầu dân ý về phá thai, nhưng Trung tâm cũng lưu ý tới nhiều nơi khác như cuộc nghiên cứu về trợ tử tại Bỉ kết quả là cuốn Euthanasia and Assisted Suicide: Lessons from Belgium do Cambridge University Press xuất bản năm 2017.
Theo ông, Trung Tâm Anscombe nhận được nhiều câu hỏi từ các nhà chuyên nghiệp về y tế và các thành viên khác của công chúng, nhất là các linh mục Công Giáo có nhiệm vụ cố vấn cho các bệnh nhân và các gia đình. “Ở đây, ông hiểu trí thức và mục vụ gặp nhau ra sao trong đạo đức sinh học. Ông cũng có cảm thức giáo huấn của Giáo Hội có tính giải thoát xiết bao, chính bởi vì đây là lý lẽ hòa điệu với đức tin”.
Ông cho biết cá nhân ông nhận được nhiều câu hỏi liên quan tới việc đưa ra các quyết định về cuối đời, đặc biệt từ thành viên các gia đình các bệnh nhân gần chết. Khi người ta hiểu ra rằng họ không hề có nghĩa vụ phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để duy trì sự sống, nếu, thí dụ, việc điều trị được đề nghị gây gánh nặng quá đáng, và điều này không đồng nghĩa với trợ tử, thì đây có thể là khoảnh khắc lớn lao của ơn thánh.
Theo ông Wee, người ta thường có nỗi sợ chung này là nếu từ chối hay rút lại việc điều trị có nghĩa là bệnh nhân không còn được chăm sóc về y khoa nữa. Thực ra, chính lúc đó, việc chăm sóc giảm đau (palliative care) phải có để sự kiện rút lại việc điều trị không dẫn đến việc bỏ rơi, mà là một hình thức khác của đồng hành.
Được hỏi hiện nay đạo đức sinh học bàn đến nhiều vấn đề như bản sắc phái tính, lúc cuối đời, và nghiên cứu phôi thai, đâu là vấn đề cấp bách đối với ông? Ông Wee cho hay đạo đức sinh học Công Giáo đặc biệt tốt ở chỗ nhận diện các điều tuyệt đối về luân lý. Nhưng không tốt bằng thế khi xử lý các vấn đề không có đường ranh rõ rệt, đòi phải nghiêm ngặt áp dụng một lượng khôn ngoan (prudence) nào đó.
Ông cho rằng “khôn ngoan” trong ngôn ngữ thông thường có khuynh hướng gợi lên ý niệm thận trọng (caution) nhưng nhân đức khôn ngoan hay sự khôn ngoan thực tiễn (phronēsis trong tiếng Hy Lạp của Aristốt) thực sự nói đến việc biện phân và hành động phù hợp với các nét đặc thù của một hoàn cảnh nhất định. Có lúc điều này có nghĩa là thận trọng, lúc khác, nó lại có nghĩa một phương thức có tính chào đón hơn.
Điều quan trọng, theo ông, là đạo đức học Công Giáo, và đời sống luân lý nói chung hơn, không chỉ nói tới việc lên án mọi sự. Hãy đơn cử các tử cung nhân tạo (artificial wombs): chúng hứa hẹn rất nhiều điều tốt trong cách cứu các bé thơ đẻ non và người ta muốn chấp nhận khả thể có điều tốt ấy càng trọn vẹn bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Đồng thời, chúng cũng có thể phát sinh ra một sự phân cách sâu xa giữa việc sinh sản và thân xác nhiều hơn là sự phân cách hiện chúng ta đang chịu đựng. Các tử cung nhân tạo như thế có thể trở thành một giải pháp “xã hội” (nghĩa là nằm ngoài nhu cầu y tế) có lẽ nên được sử dụng ngay từ lúc thụ thai qua đường IVF. Trong trường hợp như thế, trẻ chưa sinh sẽ trở thành loại dân số dễ dàng bị vứt bỏ hay bị dùng làm thí nghiệm.
Bởi thế, chúng ta cần đức khôn ngoan thực tiễn để đương đầu với các vấn đề đạo đức sinh học của thế kỷ này. Điều này liên hệ đến việc cân nhắc các hậu quả xã hội có thể có và cũng biện phân luận lý học nội tại của các kỹ thuật này. Hiện đang có huyền thoại tân thời cho rằng kỹ thuật “trung lập về luân lý”, nó chỉ đơn giản cung cấp một thay thế khác cho các phương thế tự nhiên, nhưng hiếm khi như vậy lắm. Kỹ thuật luôn được tiên hướng (predisposed) về một số giá trị nào đó hơn các giá trị khác do cung cách nó hoạt động hay do các sự vật được nó đo lường. Trong nhiều trường hợp, các ý hướng của một người sử dụng cá thể có thể biến kỹ thuật thành một sức mạnh của điều thiện, nhưng điều này vẫn không đủ đối với một phân tích luân lý đầy đủ.
Theo ông Wee, điều nguy hiểm là đưa ra các tiên đoán, tuy nhiên, vì ích lợi của nó, ông nghĩ sửa đổi gien (gene-editing) sẽ là một trong các vấn đề đạo đức sinh học cấp bách nhất trong các thập niên sắp tới vì sự khó khăn trong việc hình thành các hướng dẫn và qui tắc đạo đức. Kể từ khi xuất hiện ngành sửa đổi gien qua kỹ thuật CRISPR-Cas9 trong thập niên vừa qua, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn. Hiện nay, có rất ít giáo huấn Huấn Quyền về đạo đức học của việc sửa đổi gien, và quả không có điều gì để gợi ý rằng cả việc thăng tiến con người qua việc sửa đổi gien, tự nó, là vô luân.
Tuy thế, trong văn kiện Dignitas Personae, Giáo Hội có chỉ rõ những cạm bẫy có thể có trong việc sửa đổi gien: đó là việc cổ vũ não trạng ưu sinh (eugenic), hay việc “không hài lòng nào đó hay thậm chí việc bác bỏ giá trị của hữu thể nhân bản như một tạo vật và một ngôi vị hữu hạn”. Đây là điều Ông Wee gọi là “luận lý học nội tại” của kỹ thuật. Nhưng lẽ dĩ nhiên, trong thực hành, có thể khó mà biết được khi nào các đề nghị chuyên biệt về sửa đổi gien trở thành mồi cho các cạm bẫy này, do đó, một lần nữa, nhân đức khôn ngoan là điều không thể miễn chước.
Được hỏi đâu là vai trò của Hàn Lâm Viện Sự sống trong cuộc tranh luận về đạo đức sinh học hiện nay, Ông Wee trả lời rằng “Hàn Lâm Viện Sự Sống đặc biệt lưu ý tới các kỹ thuật đang xuất hiện như việc phát triển của trí khôn nhân tạo và ý nghĩa của nó đối với việc chăm sóc sức khỏe. Một lần nữa, nhiều kỹ thuật trong số này là những phạm vi không nhất thiết chấp nhận các tuyên bố tuyệt đối về luân lý nhưng trong đó, nhân đức khôn ngoan là điều quan trọng nhất.
Đồng thời, điều quan trọng là nhìn nhận rằng là người Công Giáo, ta không thể giản lược đức khôn ngoan chỉ vào việc cân nhắc các hậu quả, chúng ta vốn không thực dụng hay chuyên theo thuyết tỷ lệ (proportionalists)! Chúng ta có nền tảng vững chắc, và đó là phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị, có hồn có xác, và được ban cấp khả thể kết hợp với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. Bằng cách này, Giáo Hội, và nói riêng, Hàn Lâm Viện, có viễn tượng độc đáo để đóng góp vào cuộc tranh luận rộng lớn hơn về đạo đức sinh học. Chúng ta không chỉ đơn giản nghiên cứu các hậu quả xã hội của các kỹ thuật này, nhưng còn tìm cách hiểu làm một nhân vị được tạo nên gống hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa gì.
Cũng có đấu hiệu tốt là các nhà khoa bảng và thực hành ngày càng quan tâm đến việc áp dụng đạo đức học vào các vấn đề hiện thời của ngành chăm sóc sức khỏe. Đơn cử trường hợp mới đây, ông cho hay ông vừa nhận được một tài khoản của một cơ quan không Công Giáo để hoàn tất một dự án về vai trò của nhân đức trong ngành sức khỏe tâm thần. Vì đạo đức học về nhân đức vốn nằm ở cốt lõi truyền thống luân lý Công Giáo, ông nghĩ việc này rất thích hợp với công trình của Hàn Lâm Viện.
Riêng việc thăng tiến và sửa đổi gien chẳng hạn, theo ông, nếu ta tiếp cận nó từ viễn ảnh đạo đức học nhân đức, ta có thể thấy có vấn đề điều độ và phân phối hợp tình hợp lý các tài nguyên. Có lẽ các kỹ thuật này không xấu từ trong nội tại, nhưng trong một thế giới hiếm tài nguyên, phải chăng các kỹ thuật này nên nhận được nhiều chú ý và tài trợ hơn, phải chăng cách nào đó điều này không tượng trưng một loại “chăm sóc sức khoẻ” đặt tiền đề trên ý muốn và khả năng mua bán hơn là nhu cầu y tế, một điều sẽ đem lại nhiều bất bình đẳng hơn hay sao?
Dù sao, theo Ông Wee, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhắc lại giáo huấn Công Giáo truyền thống về những vấn đề như phá thai, trợ tử và ngừa thai, mãi luôn có đó. Nếu người Công Giáo chúng ta không hiểu tại sao phẩm giá sự sống con người và hôn nhân lại quan trọng đến nỗi một số hành động luôn phải bị loại trừ về phương diện luân lý, thì làm thế nào chúng ta thậm chí có thể bắt đầu khai triển được một viễn ảnh đích thực có tính Công Giáo về những vấn đề phức tạp hơn nữa như trí khôn nhân tạo? Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống hiện đang ở một vị thế rất tốt để làm chứng cho giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề đã được giải quyết trước thế giới rộng lớn hơn, ngay lúc đang thăm dò các lãnh vực mới của tư duy đạo đức sinh hoạt.
Theo Ông, việc bổ nhiệm này “cho thấy mức độ tín nhiệm cao đối với khả thể người trẻ có thể đóng góp vào đời sống trí thức của Giáo Hội”. Ông vốn là một nhà khoa bảng sinh tại Singapore và là người duy nhất thuộc một cơ quan nghiên cứu Anh được bổ nhiệm vào nhóm Nghiên Cứu Trẻ của Hàn Lâm Viện. Ngoài việc làm ở Trung Tâm Anscombe, Ông còn là Giảng viên về Đạo Đức Sinh Học tại Chủng Viện Oscott ở Birmingham và là nhà nghiên cứu tại Viện Aquinas ở Oxford.
Nhờ xuất phát từ bối cảnh triết học, Ông cho rằng “Ở một nơi như nước Anh, nơi phần lớn người ta không muốn tự nhận diện là Kitô hữu, các phương tiện triết học, nghĩa là lý lẽ tự nhiên, đặc biệt có giá trị trong việc giúp người ta làm cho giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề luân lý trờ nên có nghĩa. Trước khi bạn bắt đầu nói tới thần học thân xác, có lẽ bạn cần, trước nhất, nói tới cùng đích của thân xác. Để có thể đề cập tới đức tin, trước nhất bạn phải thuyết phục người ta rằng lý lẽ không mâu thuẫn với nó”.
Ông Wee cho hay “Về phương diện trên, tôi thường thấy tư duy của Thánh Thomas Aquinas đặc biệt có giá trị, vì ngài nhìn nhận rằng lý lẽ tự nhiên có thể đem ta tới 'các lời mở đầu của đức tin'. Việc lưu tâm tới tư duy của Thánh Thomas là do Ông tiếp xúc thường xuyên với các tu sĩ Dòng Đaminh, từ thời còn ở Singapore; lên đại học, ông cũng làm quen với các vị tuyên úy Dòng Đa Minh và sau đó làm việc tại Viện Aquinas ở Oxford.
Ông cho hay Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Anscombe phục vụ Giáo Hội Công Giáo Anh và Ái Nhĩ Lan. Việc làm của trung tâm chia thành ba loại 1) Nghiên cứu có tính khoa bảng; 2) liên hệ với các cơ quan công cộng và của chính phủ như qua các hội ý hoặc làm chứng trước nghị viện; 3) Giáo dục công chúng.
Tuy tập chú là Anh và Ái Nhĩ Lan, nơi gần đây có nhiều vụ công kích việc phản đối lương tâm trong vấn đề chăm sóc y tế và nhất là cuộc trưng cầu dân ý về phá thai, nhưng Trung tâm cũng lưu ý tới nhiều nơi khác như cuộc nghiên cứu về trợ tử tại Bỉ kết quả là cuốn Euthanasia and Assisted Suicide: Lessons from Belgium do Cambridge University Press xuất bản năm 2017.
Theo ông, Trung Tâm Anscombe nhận được nhiều câu hỏi từ các nhà chuyên nghiệp về y tế và các thành viên khác của công chúng, nhất là các linh mục Công Giáo có nhiệm vụ cố vấn cho các bệnh nhân và các gia đình. “Ở đây, ông hiểu trí thức và mục vụ gặp nhau ra sao trong đạo đức sinh học. Ông cũng có cảm thức giáo huấn của Giáo Hội có tính giải thoát xiết bao, chính bởi vì đây là lý lẽ hòa điệu với đức tin”.
Ông cho biết cá nhân ông nhận được nhiều câu hỏi liên quan tới việc đưa ra các quyết định về cuối đời, đặc biệt từ thành viên các gia đình các bệnh nhân gần chết. Khi người ta hiểu ra rằng họ không hề có nghĩa vụ phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để duy trì sự sống, nếu, thí dụ, việc điều trị được đề nghị gây gánh nặng quá đáng, và điều này không đồng nghĩa với trợ tử, thì đây có thể là khoảnh khắc lớn lao của ơn thánh.
Theo ông Wee, người ta thường có nỗi sợ chung này là nếu từ chối hay rút lại việc điều trị có nghĩa là bệnh nhân không còn được chăm sóc về y khoa nữa. Thực ra, chính lúc đó, việc chăm sóc giảm đau (palliative care) phải có để sự kiện rút lại việc điều trị không dẫn đến việc bỏ rơi, mà là một hình thức khác của đồng hành.
Được hỏi hiện nay đạo đức sinh học bàn đến nhiều vấn đề như bản sắc phái tính, lúc cuối đời, và nghiên cứu phôi thai, đâu là vấn đề cấp bách đối với ông? Ông Wee cho hay đạo đức sinh học Công Giáo đặc biệt tốt ở chỗ nhận diện các điều tuyệt đối về luân lý. Nhưng không tốt bằng thế khi xử lý các vấn đề không có đường ranh rõ rệt, đòi phải nghiêm ngặt áp dụng một lượng khôn ngoan (prudence) nào đó.
Ông cho rằng “khôn ngoan” trong ngôn ngữ thông thường có khuynh hướng gợi lên ý niệm thận trọng (caution) nhưng nhân đức khôn ngoan hay sự khôn ngoan thực tiễn (phronēsis trong tiếng Hy Lạp của Aristốt) thực sự nói đến việc biện phân và hành động phù hợp với các nét đặc thù của một hoàn cảnh nhất định. Có lúc điều này có nghĩa là thận trọng, lúc khác, nó lại có nghĩa một phương thức có tính chào đón hơn.
Điều quan trọng, theo ông, là đạo đức học Công Giáo, và đời sống luân lý nói chung hơn, không chỉ nói tới việc lên án mọi sự. Hãy đơn cử các tử cung nhân tạo (artificial wombs): chúng hứa hẹn rất nhiều điều tốt trong cách cứu các bé thơ đẻ non và người ta muốn chấp nhận khả thể có điều tốt ấy càng trọn vẹn bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Đồng thời, chúng cũng có thể phát sinh ra một sự phân cách sâu xa giữa việc sinh sản và thân xác nhiều hơn là sự phân cách hiện chúng ta đang chịu đựng. Các tử cung nhân tạo như thế có thể trở thành một giải pháp “xã hội” (nghĩa là nằm ngoài nhu cầu y tế) có lẽ nên được sử dụng ngay từ lúc thụ thai qua đường IVF. Trong trường hợp như thế, trẻ chưa sinh sẽ trở thành loại dân số dễ dàng bị vứt bỏ hay bị dùng làm thí nghiệm.
Bởi thế, chúng ta cần đức khôn ngoan thực tiễn để đương đầu với các vấn đề đạo đức sinh học của thế kỷ này. Điều này liên hệ đến việc cân nhắc các hậu quả xã hội có thể có và cũng biện phân luận lý học nội tại của các kỹ thuật này. Hiện đang có huyền thoại tân thời cho rằng kỹ thuật “trung lập về luân lý”, nó chỉ đơn giản cung cấp một thay thế khác cho các phương thế tự nhiên, nhưng hiếm khi như vậy lắm. Kỹ thuật luôn được tiên hướng (predisposed) về một số giá trị nào đó hơn các giá trị khác do cung cách nó hoạt động hay do các sự vật được nó đo lường. Trong nhiều trường hợp, các ý hướng của một người sử dụng cá thể có thể biến kỹ thuật thành một sức mạnh của điều thiện, nhưng điều này vẫn không đủ đối với một phân tích luân lý đầy đủ.
Theo ông Wee, điều nguy hiểm là đưa ra các tiên đoán, tuy nhiên, vì ích lợi của nó, ông nghĩ sửa đổi gien (gene-editing) sẽ là một trong các vấn đề đạo đức sinh học cấp bách nhất trong các thập niên sắp tới vì sự khó khăn trong việc hình thành các hướng dẫn và qui tắc đạo đức. Kể từ khi xuất hiện ngành sửa đổi gien qua kỹ thuật CRISPR-Cas9 trong thập niên vừa qua, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn. Hiện nay, có rất ít giáo huấn Huấn Quyền về đạo đức học của việc sửa đổi gien, và quả không có điều gì để gợi ý rằng cả việc thăng tiến con người qua việc sửa đổi gien, tự nó, là vô luân.
Tuy thế, trong văn kiện Dignitas Personae, Giáo Hội có chỉ rõ những cạm bẫy có thể có trong việc sửa đổi gien: đó là việc cổ vũ não trạng ưu sinh (eugenic), hay việc “không hài lòng nào đó hay thậm chí việc bác bỏ giá trị của hữu thể nhân bản như một tạo vật và một ngôi vị hữu hạn”. Đây là điều Ông Wee gọi là “luận lý học nội tại” của kỹ thuật. Nhưng lẽ dĩ nhiên, trong thực hành, có thể khó mà biết được khi nào các đề nghị chuyên biệt về sửa đổi gien trở thành mồi cho các cạm bẫy này, do đó, một lần nữa, nhân đức khôn ngoan là điều không thể miễn chước.
Được hỏi đâu là vai trò của Hàn Lâm Viện Sự sống trong cuộc tranh luận về đạo đức sinh học hiện nay, Ông Wee trả lời rằng “Hàn Lâm Viện Sự Sống đặc biệt lưu ý tới các kỹ thuật đang xuất hiện như việc phát triển của trí khôn nhân tạo và ý nghĩa của nó đối với việc chăm sóc sức khỏe. Một lần nữa, nhiều kỹ thuật trong số này là những phạm vi không nhất thiết chấp nhận các tuyên bố tuyệt đối về luân lý nhưng trong đó, nhân đức khôn ngoan là điều quan trọng nhất.
Đồng thời, điều quan trọng là nhìn nhận rằng là người Công Giáo, ta không thể giản lược đức khôn ngoan chỉ vào việc cân nhắc các hậu quả, chúng ta vốn không thực dụng hay chuyên theo thuyết tỷ lệ (proportionalists)! Chúng ta có nền tảng vững chắc, và đó là phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị, có hồn có xác, và được ban cấp khả thể kết hợp với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. Bằng cách này, Giáo Hội, và nói riêng, Hàn Lâm Viện, có viễn tượng độc đáo để đóng góp vào cuộc tranh luận rộng lớn hơn về đạo đức sinh học. Chúng ta không chỉ đơn giản nghiên cứu các hậu quả xã hội của các kỹ thuật này, nhưng còn tìm cách hiểu làm một nhân vị được tạo nên gống hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa gì.
Cũng có đấu hiệu tốt là các nhà khoa bảng và thực hành ngày càng quan tâm đến việc áp dụng đạo đức học vào các vấn đề hiện thời của ngành chăm sóc sức khỏe. Đơn cử trường hợp mới đây, ông cho hay ông vừa nhận được một tài khoản của một cơ quan không Công Giáo để hoàn tất một dự án về vai trò của nhân đức trong ngành sức khỏe tâm thần. Vì đạo đức học về nhân đức vốn nằm ở cốt lõi truyền thống luân lý Công Giáo, ông nghĩ việc này rất thích hợp với công trình của Hàn Lâm Viện.
Riêng việc thăng tiến và sửa đổi gien chẳng hạn, theo ông, nếu ta tiếp cận nó từ viễn ảnh đạo đức học nhân đức, ta có thể thấy có vấn đề điều độ và phân phối hợp tình hợp lý các tài nguyên. Có lẽ các kỹ thuật này không xấu từ trong nội tại, nhưng trong một thế giới hiếm tài nguyên, phải chăng các kỹ thuật này nên nhận được nhiều chú ý và tài trợ hơn, phải chăng cách nào đó điều này không tượng trưng một loại “chăm sóc sức khoẻ” đặt tiền đề trên ý muốn và khả năng mua bán hơn là nhu cầu y tế, một điều sẽ đem lại nhiều bất bình đẳng hơn hay sao?
Dù sao, theo Ông Wee, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhắc lại giáo huấn Công Giáo truyền thống về những vấn đề như phá thai, trợ tử và ngừa thai, mãi luôn có đó. Nếu người Công Giáo chúng ta không hiểu tại sao phẩm giá sự sống con người và hôn nhân lại quan trọng đến nỗi một số hành động luôn phải bị loại trừ về phương diện luân lý, thì làm thế nào chúng ta thậm chí có thể bắt đầu khai triển được một viễn ảnh đích thực có tính Công Giáo về những vấn đề phức tạp hơn nữa như trí khôn nhân tạo? Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống hiện đang ở một vị thế rất tốt để làm chứng cho giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề đã được giải quyết trước thế giới rộng lớn hơn, ngay lúc đang thăm dò các lãnh vực mới của tư duy đạo đức sinh hoạt.