Đại dịch coronavirus là dịp để các Kitô hữu minh chứng đức ái với những anh chị em nghèo của họ. Vì tình huống cấm cửa nói chung, họ buộc phải thích ứng các phương thức phục vụ thông thường.
Vì lệnh đóng cửa các nhà hàng và các cơ sở cung cấp các bữa ăn khác, các tổ chức Công Giáo Hoa Kỳ đã sáng chế ra nhiều đáp ứng để cung cấp các bữa ăn cho những người thiếu thốn, bất an về thực phẩm.
Tại Portland, Ohio, chẳng hạn, một tổ chức đã chọn phương thức cung ứng các bữa ăn lấy đem đi (to-go meals) thay vì mời người ta tới dùng bữa tại cơ sở của mình. Các thiện nguyện viên và nhân viên cơ hữu tại Blanchet House of Hospitality làm việc với nhau để cung cấp các bữa ăn và càphê đã đóng gói, 3 lần một ngày. Tổ chức này cung ứng 307 bữa ăn lấy đem đi vào buổi sáng.
Song song với các bữa ăn, tổ chức này cung cấp chỗ ở cho 53 người đàn ông, một điều xưa nay họ vốn đã làm. Tuy nhiên, các cư dân hiện nay rất lưu ý tới các điều kiện giữ cho họ và mọi sự được hợp vệ sinh khắp nơi trong nhà. Curtiss Goodwin, một nhân viên sống tại đây, nhận xét: “họ chăm chỉ hơn trong việc rửa tay. Một số ở trong nhà chứ không lang thang ngoài đường nữa”.
Dù nghèo, nhưng theo Curtiss, những người cư ngụ ở đây đều không tiêu cực. “Họ biết ơn vì chúng tôi có khả năng cung cấp một điều gì đó. Họ không có chỗ nào khác để đi. Tuần trước tôi thấy nhiều người hơn đến ngủ quanh nhà chúng tôi”.
Blanchet House cũng cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh địa phương sẵn lòng giúp đỡ những người túng thiếu. Dù các tiệm tạp hóa như Trader Joe không còn tặng thực phẩm như trước đây họ vẫn làm, nhưng các trường Công Giáo phải đóng cửa vì coronavirus đã hiến tặng các thực phẩm họ không thể dọn cho các học sinh nữa.
Tại Vermont, các viên chức y tế yêu cầu một nhà chứa người vô gia cư, tên là ANEW Place of Burlington, phải trao nộp một số người cư trú nơi họ có nguy cơ cao mắc coronavirus. Mặc dù cơ quan y tế cung cấp phòng khách sạn cho các người này, nhưng họ không cung cấp bữa ăn.
Đó là lúc Jordan Easley, một giáo dân và là nhân viên của Giáo xứ Thánh Phanxicô kế cận, ra tay. Ông thành lập một nhóm e-mail với các giáo dân khác trong xứ để cung cấp các bữa ăn cho các người nói trên. Ông cho hay: “đây là cơ hội để yêu người lân cận. Đây là cách siêu dễ dàng và siêu hài lòng để phụng sự Chúa Kitô trong người nghèo”.
Song song với việc trợ giúp vật chất như trên, một số tổ chức còn nghĩ đến việc vận động cổ vũ bênh vực người nghèo trong hoàn cảnh đại dịch. Cộng đồng Lao Công Công Giáo Thánh Peter Claver ở South Bend, Indiana, yêu cầu bằng hữu thúc đẩy việc ban hành các luật lệ để cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư. Trong một e-mail, tổ chức này viết rằng “Mọi người khác được khuyên phải ‘về ở trong nhà", nhưng những thành viên trong cộng đồng của chúng tôi không có nơi nào để về. Càng tiếp tục ở lâu trên đường phố, họ càng dễ có nguy cơ bị lây nhiểm hơn”.
Cộng đồng Lao Công Công Giáo xin các người địa phương giúp đỡ bằng cách đòi cho có việc tài trợ khẩn cấp cho người vô gia cư trong cơn đại dịch và thúc giục họ tiếp xúc với các viên chức quận hạt. Cộng đồng cũng xin họ giúp thúc giục Quốc Hội chuẩn chi các ngân khoản cho người vô gia cư trong gói kích thích kinh tế sắp tới, và khuyến khích các cử tri tiếp xúc với các dân biểu của họ tại Washington.
Cộng đồng cho rằng “đây là dịp đầy ơn phúc để nhớ rằng chúng ta liên kết mật thiết với nhau biết chừng nào. Cầu xin sao cho mùa thách thức này trong cuộc hành trình trần thế của chúng ta kéo chúng ta vào sâu hơn trái tim đầy yêu thương cảm xót của Thiên Chúa”.
Vì lệnh đóng cửa các nhà hàng và các cơ sở cung cấp các bữa ăn khác, các tổ chức Công Giáo Hoa Kỳ đã sáng chế ra nhiều đáp ứng để cung cấp các bữa ăn cho những người thiếu thốn, bất an về thực phẩm.
Tại Portland, Ohio, chẳng hạn, một tổ chức đã chọn phương thức cung ứng các bữa ăn lấy đem đi (to-go meals) thay vì mời người ta tới dùng bữa tại cơ sở của mình. Các thiện nguyện viên và nhân viên cơ hữu tại Blanchet House of Hospitality làm việc với nhau để cung cấp các bữa ăn và càphê đã đóng gói, 3 lần một ngày. Tổ chức này cung ứng 307 bữa ăn lấy đem đi vào buổi sáng.
Song song với các bữa ăn, tổ chức này cung cấp chỗ ở cho 53 người đàn ông, một điều xưa nay họ vốn đã làm. Tuy nhiên, các cư dân hiện nay rất lưu ý tới các điều kiện giữ cho họ và mọi sự được hợp vệ sinh khắp nơi trong nhà. Curtiss Goodwin, một nhân viên sống tại đây, nhận xét: “họ chăm chỉ hơn trong việc rửa tay. Một số ở trong nhà chứ không lang thang ngoài đường nữa”.
Dù nghèo, nhưng theo Curtiss, những người cư ngụ ở đây đều không tiêu cực. “Họ biết ơn vì chúng tôi có khả năng cung cấp một điều gì đó. Họ không có chỗ nào khác để đi. Tuần trước tôi thấy nhiều người hơn đến ngủ quanh nhà chúng tôi”.
Blanchet House cũng cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh địa phương sẵn lòng giúp đỡ những người túng thiếu. Dù các tiệm tạp hóa như Trader Joe không còn tặng thực phẩm như trước đây họ vẫn làm, nhưng các trường Công Giáo phải đóng cửa vì coronavirus đã hiến tặng các thực phẩm họ không thể dọn cho các học sinh nữa.
Tại Vermont, các viên chức y tế yêu cầu một nhà chứa người vô gia cư, tên là ANEW Place of Burlington, phải trao nộp một số người cư trú nơi họ có nguy cơ cao mắc coronavirus. Mặc dù cơ quan y tế cung cấp phòng khách sạn cho các người này, nhưng họ không cung cấp bữa ăn.
Đó là lúc Jordan Easley, một giáo dân và là nhân viên của Giáo xứ Thánh Phanxicô kế cận, ra tay. Ông thành lập một nhóm e-mail với các giáo dân khác trong xứ để cung cấp các bữa ăn cho các người nói trên. Ông cho hay: “đây là cơ hội để yêu người lân cận. Đây là cách siêu dễ dàng và siêu hài lòng để phụng sự Chúa Kitô trong người nghèo”.
Song song với việc trợ giúp vật chất như trên, một số tổ chức còn nghĩ đến việc vận động cổ vũ bênh vực người nghèo trong hoàn cảnh đại dịch. Cộng đồng Lao Công Công Giáo Thánh Peter Claver ở South Bend, Indiana, yêu cầu bằng hữu thúc đẩy việc ban hành các luật lệ để cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư. Trong một e-mail, tổ chức này viết rằng “Mọi người khác được khuyên phải ‘về ở trong nhà", nhưng những thành viên trong cộng đồng của chúng tôi không có nơi nào để về. Càng tiếp tục ở lâu trên đường phố, họ càng dễ có nguy cơ bị lây nhiểm hơn”.
Cộng đồng Lao Công Công Giáo xin các người địa phương giúp đỡ bằng cách đòi cho có việc tài trợ khẩn cấp cho người vô gia cư trong cơn đại dịch và thúc giục họ tiếp xúc với các viên chức quận hạt. Cộng đồng cũng xin họ giúp thúc giục Quốc Hội chuẩn chi các ngân khoản cho người vô gia cư trong gói kích thích kinh tế sắp tới, và khuyến khích các cử tri tiếp xúc với các dân biểu của họ tại Washington.
Cộng đồng cho rằng “đây là dịp đầy ơn phúc để nhớ rằng chúng ta liên kết mật thiết với nhau biết chừng nào. Cầu xin sao cho mùa thách thức này trong cuộc hành trình trần thế của chúng ta kéo chúng ta vào sâu hơn trái tim đầy yêu thương cảm xót của Thiên Chúa”.