Xem hình ảnh
Khi muà Đại Dịch COVID-19 vừa mới được tròn một tháng, các nhà thờ vẫn còn phải đóng cửa, sơ Minh Du, dòng nữ Đa Minh Rosa Lima ở VN, và cũng là một cây bút thường xuyên cuả Vietcatholic, có khoe trên Facebook rằng sơ đã ‘được đi lễ.’
Sơ viết: “Mùa dịch cúm Coronavirus, nhà Dòng cho phép một số chị em có ba mẹ lớn tuổi và đau bệnh về nhà chăm sóc quý ông bà cố. Tôi cũng được về, nhưng với lý do khác.
Những ngày ở gia đình không có thánh lễ ở nhà thờ, toàn thể giáo hội Việt Nam đều cùng chung vận mệnh với các quốc gia trên toàn thế giới. Chị em chúng tôi “đi” lễ online. Mấy gia đình chị em chúng tôi sống sát nhà nhau nên “đi" lễ cùng nhau. Vậy mà sáng nay, sau thánh lễ online, đức cha tuyên bố đã hết thời gian giãn cách, hết cách ly, sáng mai các nhà thờ sẽ có thánh lễ như bình thường.”
Tả cảnh ngày đầu tiên được đi lễ ấy, sơ viết tiếp:
”Thánh lễ lúc 4.30 sáng như thường lệ sao mà đông ơi là đông. Người đi như trẩy hội, tiếng cười nói rộn rã khắp đường làng. Ai ai cũng diện đồ đẹp. Bình thường chẳng thấy thiếu nhi đi lễ sáng, vậy mà sáng nay các em theo bố mẹ đi lễ. Nhà thờ giáo xứ tôi với sức chứa hai ngàn người mà giáo dân còn ngồi tràn ra ngoài, ngồi hết khuôn viên nhà thờ, tràn ra mí đường quốc lộ.”
Miên man thưởng thức cái không khí ‘được đi lễ trở lại’ với sơ Minh Du qua Facebook, tôi không thể không nhớ tới đoạn văn ‘Tôi đi học ‘ (Ngày khai trường) cuả Thanh Tịnh, đã trở thành bài mẫu cho bao nhiêu thế hệ kể từ thời Tiền Chiến:
”Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
Phải đấy, các Thánh lễ Chuá Nhật ai ai cũng đã quen đi dự lắm lần, nhưng lần đầu tiên trở lại này, tự nhiên ai ai mà không thấy lạ nhỉ? Và cũng như Thanh Tịnh, “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
Đang lâng lâng trong cái hạnh phúc ‘được đi lễ’ thì đọc tới đoạn cuối cuả câu chuyện Facebook cuà sơ Minh Du:
”Lễ xong, chúng tôi ra về. Dì cháu nắm tay nhau dung dăng nói cười. Đã 6g sáng nên xe máy chạy nhiều trên đường, . Bất chợt cậu cháu trai 7 tuổi đang nắm tay tôi chạy vụt sang bên kia đường vì nó thấy thằng bạn nó. Chiếc xe honda ở xa đang chạy tới. Tôi hét một tiếng lớn...
Khi tỉnh dậy, tôi thấy lơ mơ những bóng áo trắng đứng xung quanh mình. Tôi đang ở đâu? Chết rồi á? Hay trong nhà thương nên toàn bóng áo trắng, chân tay lại bị giữ...cố mở mắt ra thì thấy tôi đang nằm trên giường. Chung quanh là các sơ nhà mình với bộ tu phục Đa Minh trắng muốt, đang lo lắng sờ trán, sờ tay và chân. Vì thấy tôi không đi nhà Nguyện sáng nay, nên lễ online xong các sơ vào phòng xem tôi có bị bệnh hay làm sao không??? !!
Tỉnh ngủ, tàn giấc mơ hoa !!!”
Úi chu choa, cái hụt hẫng cuả một ‘giấc mơ tàn’ thì quả thật là đau! Nhưng mà, rồi sẽ có lúc muà dịch này phải chấm dứt, dù có kéo dài 18 tháng hay tới 2 năm như lịch sử dịch cúm ‘Spanish Flu’ 100 năm trước mà toàn dân Hoa Kỳ cũng đã phải đeo khẩu trang như bây giờ. Cho nên tôi dự định vào lúc chấm dứt ấy, tôi sẽ vác máy hình đi săn những khuôn mặt rạng rỡ cuà những ai ‘được đi lễ’.
Tôi đã không phải chờ đợi quá lâu, ngày lễ Chuá Ba Ngôi vừa qua, anh Lê Văn Chiếu, cựu phi công Ó Biển đang cư ngụ ở Lancaster, tiểu bang Pennsylvania, đã gửi xuống những tấm hình về buổi lễ đầu tiên cuả Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đaọ Việt Nam tại nhà thờ St. Anne mà cha Lương Minh Trí đang làm chánh xứ.
Không giống như giấc ‘mơ hoa’ cuả sơ Minh Du, nhà thờ đã không đầy ắp đến nỗi tràn ra đường, vì những giới hạn và thể lệ cách ly! Cũng không có những khuôn mặt rạng rỡ như tôi từng hy vọng, vì ai ai cũng phải che mặt với một cái ‘khẩu trang’!
Nhưng dù cho thế, tôi chắc chắn rằng trong lòng từng người cuả xứ Red Rose *(Huy hiệu cuả thành phố Lancaster) cũng đã rạng rỡ như những cánh hoa hồng nở rộ trong nắng sớm, dịu dàng, đầu Hè, cuả miền bắc Hoa Kỳ.
*(Hoa Hồng Đỏ là quốc huy cuả giòng họ Lancaster trong thời nội chiến Wars of the Roses cuả Anh quốc (1455-1485), họ tranh giành ngôi vua với giòng họ York, quốc huy là Hoa Hồng Trắng)
Sơ viết: “Mùa dịch cúm Coronavirus, nhà Dòng cho phép một số chị em có ba mẹ lớn tuổi và đau bệnh về nhà chăm sóc quý ông bà cố. Tôi cũng được về, nhưng với lý do khác.
Những ngày ở gia đình không có thánh lễ ở nhà thờ, toàn thể giáo hội Việt Nam đều cùng chung vận mệnh với các quốc gia trên toàn thế giới. Chị em chúng tôi “đi” lễ online. Mấy gia đình chị em chúng tôi sống sát nhà nhau nên “đi" lễ cùng nhau. Vậy mà sáng nay, sau thánh lễ online, đức cha tuyên bố đã hết thời gian giãn cách, hết cách ly, sáng mai các nhà thờ sẽ có thánh lễ như bình thường.”
Tả cảnh ngày đầu tiên được đi lễ ấy, sơ viết tiếp:
”Thánh lễ lúc 4.30 sáng như thường lệ sao mà đông ơi là đông. Người đi như trẩy hội, tiếng cười nói rộn rã khắp đường làng. Ai ai cũng diện đồ đẹp. Bình thường chẳng thấy thiếu nhi đi lễ sáng, vậy mà sáng nay các em theo bố mẹ đi lễ. Nhà thờ giáo xứ tôi với sức chứa hai ngàn người mà giáo dân còn ngồi tràn ra ngoài, ngồi hết khuôn viên nhà thờ, tràn ra mí đường quốc lộ.”
Miên man thưởng thức cái không khí ‘được đi lễ trở lại’ với sơ Minh Du qua Facebook, tôi không thể không nhớ tới đoạn văn ‘Tôi đi học ‘ (Ngày khai trường) cuả Thanh Tịnh, đã trở thành bài mẫu cho bao nhiêu thế hệ kể từ thời Tiền Chiến:
”Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
Phải đấy, các Thánh lễ Chuá Nhật ai ai cũng đã quen đi dự lắm lần, nhưng lần đầu tiên trở lại này, tự nhiên ai ai mà không thấy lạ nhỉ? Và cũng như Thanh Tịnh, “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
Đang lâng lâng trong cái hạnh phúc ‘được đi lễ’ thì đọc tới đoạn cuối cuả câu chuyện Facebook cuà sơ Minh Du:
”Lễ xong, chúng tôi ra về. Dì cháu nắm tay nhau dung dăng nói cười. Đã 6g sáng nên xe máy chạy nhiều trên đường, . Bất chợt cậu cháu trai 7 tuổi đang nắm tay tôi chạy vụt sang bên kia đường vì nó thấy thằng bạn nó. Chiếc xe honda ở xa đang chạy tới. Tôi hét một tiếng lớn...
Khi tỉnh dậy, tôi thấy lơ mơ những bóng áo trắng đứng xung quanh mình. Tôi đang ở đâu? Chết rồi á? Hay trong nhà thương nên toàn bóng áo trắng, chân tay lại bị giữ...cố mở mắt ra thì thấy tôi đang nằm trên giường. Chung quanh là các sơ nhà mình với bộ tu phục Đa Minh trắng muốt, đang lo lắng sờ trán, sờ tay và chân. Vì thấy tôi không đi nhà Nguyện sáng nay, nên lễ online xong các sơ vào phòng xem tôi có bị bệnh hay làm sao không??? !!
Tỉnh ngủ, tàn giấc mơ hoa !!!”
Úi chu choa, cái hụt hẫng cuả một ‘giấc mơ tàn’ thì quả thật là đau! Nhưng mà, rồi sẽ có lúc muà dịch này phải chấm dứt, dù có kéo dài 18 tháng hay tới 2 năm như lịch sử dịch cúm ‘Spanish Flu’ 100 năm trước mà toàn dân Hoa Kỳ cũng đã phải đeo khẩu trang như bây giờ. Cho nên tôi dự định vào lúc chấm dứt ấy, tôi sẽ vác máy hình đi săn những khuôn mặt rạng rỡ cuà những ai ‘được đi lễ’.
Tôi đã không phải chờ đợi quá lâu, ngày lễ Chuá Ba Ngôi vừa qua, anh Lê Văn Chiếu, cựu phi công Ó Biển đang cư ngụ ở Lancaster, tiểu bang Pennsylvania, đã gửi xuống những tấm hình về buổi lễ đầu tiên cuả Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đaọ Việt Nam tại nhà thờ St. Anne mà cha Lương Minh Trí đang làm chánh xứ.
Không giống như giấc ‘mơ hoa’ cuả sơ Minh Du, nhà thờ đã không đầy ắp đến nỗi tràn ra đường, vì những giới hạn và thể lệ cách ly! Cũng không có những khuôn mặt rạng rỡ như tôi từng hy vọng, vì ai ai cũng phải che mặt với một cái ‘khẩu trang’!
Nhưng dù cho thế, tôi chắc chắn rằng trong lòng từng người cuả xứ Red Rose *(Huy hiệu cuả thành phố Lancaster) cũng đã rạng rỡ như những cánh hoa hồng nở rộ trong nắng sớm, dịu dàng, đầu Hè, cuả miền bắc Hoa Kỳ.
*(Hoa Hồng Đỏ là quốc huy cuả giòng họ Lancaster trong thời nội chiến Wars of the Roses cuả Anh quốc (1455-1485), họ tranh giành ngôi vua với giòng họ York, quốc huy là Hoa Hồng Trắng)