Tuần Tạ Ơn của Giáo Phận Xuân Lộc hậu Covid-19: Ngày thứ Năm: Tu sĩ Tạ Ơn
“Lạy Chúa đến bao giờ? ”
Một câu hỏi thật thống thiết giữa những tháng ngày đại dịch, mà xem ra nhiều người đã từng ngước mắt lên trong nước mắt để cật vấn, đôi khi có vẻ như hờn trách Chúa.
Còn hiện tại?
“Lạy Chúa đến bao giờ? ” vẫn còn đó câu hỏi ấy với Chúa tại nhiều quốc gia mà đại dịch vẫn còn hoành hành, vẫn có những ca nhiễm mới, những người chết vì virus corona loại chủng mới này.
Xem Hình
Nhưng, cũng chính tại thời điểm này, tại Việt Nam nói chung, Giáo phận Xuân Lộc nói riêng, và từng cộng đoàn dòng tu, mỗi tu sĩ đang được sống trong bình an, đã chứng kiến sự thoát khỏi cơn nguy hiểm dịch bệnh cách kỳ diệu. Đó chính là một ân huệ to lớn đến từ Thiên Chúa dành ban cho đất nước Việt Nam, cho Giáo phận, cho từng người, mà không tâm tình, ngôn từ tạ ơn nào có thể diễn đạt cách trọn vẹn cho hết.
Do đó, sau khi những giãn cách xã hội gỡ bỏ, và cho đến hôm nay, khi mà đại dịch Covid-19 dường như không còn khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, không còn những ca nhiễm mới, thì ắt hẳn, mỗi tu sĩ của Giáo phận, già hay trẻ, lớn hay nhỏ, đang phục vụ nơi đâu, đều có đó một tâm tình tạ ơn thật đặc biệt trong cảm nghiệm riêng của mỗi người.
Lời tạ ơn sau một trận đại dịch, khi mà phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội cách nghiêm ngặt, người tu sĩ chân nhân ra thêm giá trị và vẻ đẹp biết bao tính cộng đoàn trong đời tu, mới thấy cần lắm những cử chỉ bên ngoài diễn đạt yêu thương, tính thuộc về.
Lời tạ ơn của người tu sĩ trong Giáo phận Xuân Lộc còn nặng sâu hơn nữa, khi nhớ lại những ngày tháng đại dịch, nhờ sự khôn ngoan của Đức Cha Giáo phận, những cộng đoàn có “tính cố định”, vẫn được có cơ hội cử hành, tham dự Thánh Lễ, được rước Chúa, được nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, và có cơ hội cầu nguyện cho thế giới và mọi người trong cơn đại dịch khẩn cấp Covid –19 này.
Vì thế, với lời mời gọi của Đức Giám Mục Giáo phận, tại mỗi dòng tu, hay cộng đoàn tu sĩ đang phục vụ trong địa bàn Giáo phận, đều hiệp thông với ý nguyện của Vị Chủ Chăn để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời tạ ơn ý nghĩa nhất, mà có lẽ, trong lịch sử đời cá nhân, sẽ chỉ có một lần duy nhất từng người được trải qua và cảm nghiệm. Trong tâm tình tạ ơn, những Thánh Lễ, giờ Chầu và kinh nguyện Tạ Ơn Chúa – tùy theo sự sắp xếp linh động cụ thể- chắc chắn đã được các tu sĩ Giáo Phận Xuân Lộc cử hành và hiệp thông trong sốt mến và đặc biệt nhất.
Nhớ lại những thời gian đại dịch để rồi đi tới sự cụ thể hóa tâm tình tạ ơn trong cùng một nhịp đập với Giáo phận, Lm. Giuse Tiến Dũng, O.P – Tu viện Martino- chia sẻ một cái gì rất riêng trong lời tạ ơn này “Trong đại dịch Covid-19, người ta thấy được sự tàn phá khủng khiếp của cái ác và sự bất lực của con người. Hàng trăm ngàn người chết, trong đó có cả nam nữ tu sĩ, linh mục và những người can đảm ở tuyến đầu! Lời cầu nguyện thống thiết dường như lọt thỏm trong những tang thương, nhưng Chúa đã nghe và người ta nhận ra rằng: nhân loại và thế giới này tồn tại không dựa vào cái ác, nhưng là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa…Có lẽ, không ít người và bản thân con nhận ra sức mạnh của lời cầu nguyện, và sống chết không phải là chuyện hên xui…nên con sẽ cố gắng bớt đi những công việc không chính đáng để có thêm thời gian gần Chúa và cầu nguyện với Chúa.”
Với hoàn cảnh cụ thể trong môi trường mục vụ bệnh nhân, có đó một tâm tình chia sẻ thật gần gũi trong ngày Tu sĩ Tạ ơn hậu Covid-19 này “Là những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng trước những câu hỏi về đại dịch này. Tuy nhiên, điều mà mỗi người tu sĩ xác tín là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người... Được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh Thể, được sự chăm sóc hướng dẫn khích lệ của các vị Cha chung. Cộng đoàn Dân Chúa nói chung, cách riêng những người sống đời thánh hiến chúng ta tạ ơn Chúa đã gìn giữ mạng sống của chúng ta. Để bày tỏ lòng biết ơn, cộng đoàn tu sĩ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa và các Bệnh nhân đáp lại lời mời gọi của Đức cha Giáo phận cử hành tuần lễ tạ ơn hậu Covid. 19. Trong ngày hôm nay 15/6 cộng đoàn chúng con cùng với các Bệnh nhân cử hành Thánh Lễ và giờ chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa đã gìn giữ mạng sống chúng con. Trong tâm tình đó xin mượn lời Thánh vịnh: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, vâng, gia nghiệp ấy làm con thoả mãn.” (Tv 15, 5-6) – Lm. Anthony Chân Hồng, O.H
Và,
Lời nguyện tạ ơn dù chỉ là của cá nhân, nhưng thiết nghĩ, đó cũng là lời tạ ơn chung của những tu sĩ Xuân Lộc dâng lên Thiên Chúa vì ơn lành đặc biệt Người đã ban trên đất nước Việt Nam, trên Giáo phận quê hương, trên từng cộng đoàn dòng tu, trên từng cá nhân người tu sĩ, sau khi thoát khỏi đại dịch Covid-19
“Lạy Chúa, chúng con tự hỏi rằng: Tại sao Việt Nam chúng con không ai chết vì dịch bệnh, Giáo Phận chúng con, dòng tu chúng con không ai bị lây nhiễm Covid 19. Tại sao chúng con lại được hồng ân đặc biệt này? - Vì Chúa yêu chúng con! Đúng lắm! Nhưng “tại sao Chúa lại yêu chúng con? ” Lạy Chúa, chúng con không biết trả lời sao cho phải. Nhưng một người nào đó đã nói: “mầu nhiệm Chúa yêu ta trả lời thỏa đáng được cho lí do hiện hữu của các mầu nhiệm khác, nhưng lại không cắt nghĩa được chính mình” quả là hữu lý.
Xin cho chúng con đủ công tâm để nhận mình không có gì đáng yêu nhưng cũng đủ ngây thơ để tin mình được yêu và sống chết cho tình yêu đó. Để tình đời không còn mê hoặc được chúng con. Để gian nguy không làm chúng con lùi bước. Xin cho chúng con luôn biết phó thác trọn vẹn nơi Ngài, dù màn đêm che phủ và bão tố dập dồn, xin cho chúng con mãi vui sống dưới bóng cánh Ngài như chú gà con bé bỏng đơn sơ. Lạy Chúa, bài ca tạ ơn của chúng con có thể sẽ dài vô tận nhưng chúng con xin ngừng lại nơi đây để chiêm ngưỡng và thờ lạy.” (Nt. Maria Tăng Thị Thiêng, Đa Minh Thánh Tâm)
“Lạy Chúa đến bao giờ? ”
Một câu hỏi thật thống thiết giữa những tháng ngày đại dịch, mà xem ra nhiều người đã từng ngước mắt lên trong nước mắt để cật vấn, đôi khi có vẻ như hờn trách Chúa.
Còn hiện tại?
“Lạy Chúa đến bao giờ? ” vẫn còn đó câu hỏi ấy với Chúa tại nhiều quốc gia mà đại dịch vẫn còn hoành hành, vẫn có những ca nhiễm mới, những người chết vì virus corona loại chủng mới này.
Xem Hình
Nhưng, cũng chính tại thời điểm này, tại Việt Nam nói chung, Giáo phận Xuân Lộc nói riêng, và từng cộng đoàn dòng tu, mỗi tu sĩ đang được sống trong bình an, đã chứng kiến sự thoát khỏi cơn nguy hiểm dịch bệnh cách kỳ diệu. Đó chính là một ân huệ to lớn đến từ Thiên Chúa dành ban cho đất nước Việt Nam, cho Giáo phận, cho từng người, mà không tâm tình, ngôn từ tạ ơn nào có thể diễn đạt cách trọn vẹn cho hết.
Lời tạ ơn sau một trận đại dịch, khi mà phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội cách nghiêm ngặt, người tu sĩ chân nhân ra thêm giá trị và vẻ đẹp biết bao tính cộng đoàn trong đời tu, mới thấy cần lắm những cử chỉ bên ngoài diễn đạt yêu thương, tính thuộc về.
Lời tạ ơn của người tu sĩ trong Giáo phận Xuân Lộc còn nặng sâu hơn nữa, khi nhớ lại những ngày tháng đại dịch, nhờ sự khôn ngoan của Đức Cha Giáo phận, những cộng đoàn có “tính cố định”, vẫn được có cơ hội cử hành, tham dự Thánh Lễ, được rước Chúa, được nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, và có cơ hội cầu nguyện cho thế giới và mọi người trong cơn đại dịch khẩn cấp Covid –19 này.
Vì thế, với lời mời gọi của Đức Giám Mục Giáo phận, tại mỗi dòng tu, hay cộng đoàn tu sĩ đang phục vụ trong địa bàn Giáo phận, đều hiệp thông với ý nguyện của Vị Chủ Chăn để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời tạ ơn ý nghĩa nhất, mà có lẽ, trong lịch sử đời cá nhân, sẽ chỉ có một lần duy nhất từng người được trải qua và cảm nghiệm. Trong tâm tình tạ ơn, những Thánh Lễ, giờ Chầu và kinh nguyện Tạ Ơn Chúa – tùy theo sự sắp xếp linh động cụ thể- chắc chắn đã được các tu sĩ Giáo Phận Xuân Lộc cử hành và hiệp thông trong sốt mến và đặc biệt nhất.
Nhớ lại những thời gian đại dịch để rồi đi tới sự cụ thể hóa tâm tình tạ ơn trong cùng một nhịp đập với Giáo phận, Lm. Giuse Tiến Dũng, O.P – Tu viện Martino- chia sẻ một cái gì rất riêng trong lời tạ ơn này “Trong đại dịch Covid-19, người ta thấy được sự tàn phá khủng khiếp của cái ác và sự bất lực của con người. Hàng trăm ngàn người chết, trong đó có cả nam nữ tu sĩ, linh mục và những người can đảm ở tuyến đầu! Lời cầu nguyện thống thiết dường như lọt thỏm trong những tang thương, nhưng Chúa đã nghe và người ta nhận ra rằng: nhân loại và thế giới này tồn tại không dựa vào cái ác, nhưng là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa…Có lẽ, không ít người và bản thân con nhận ra sức mạnh của lời cầu nguyện, và sống chết không phải là chuyện hên xui…nên con sẽ cố gắng bớt đi những công việc không chính đáng để có thêm thời gian gần Chúa và cầu nguyện với Chúa.”
Với hoàn cảnh cụ thể trong môi trường mục vụ bệnh nhân, có đó một tâm tình chia sẻ thật gần gũi trong ngày Tu sĩ Tạ ơn hậu Covid-19 này “Là những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng trước những câu hỏi về đại dịch này. Tuy nhiên, điều mà mỗi người tu sĩ xác tín là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người... Được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh Thể, được sự chăm sóc hướng dẫn khích lệ của các vị Cha chung. Cộng đoàn Dân Chúa nói chung, cách riêng những người sống đời thánh hiến chúng ta tạ ơn Chúa đã gìn giữ mạng sống của chúng ta. Để bày tỏ lòng biết ơn, cộng đoàn tu sĩ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa và các Bệnh nhân đáp lại lời mời gọi của Đức cha Giáo phận cử hành tuần lễ tạ ơn hậu Covid. 19. Trong ngày hôm nay 15/6 cộng đoàn chúng con cùng với các Bệnh nhân cử hành Thánh Lễ và giờ chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa đã gìn giữ mạng sống chúng con. Trong tâm tình đó xin mượn lời Thánh vịnh: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, vâng, gia nghiệp ấy làm con thoả mãn.” (Tv 15, 5-6) – Lm. Anthony Chân Hồng, O.H
Và,
Lời nguyện tạ ơn dù chỉ là của cá nhân, nhưng thiết nghĩ, đó cũng là lời tạ ơn chung của những tu sĩ Xuân Lộc dâng lên Thiên Chúa vì ơn lành đặc biệt Người đã ban trên đất nước Việt Nam, trên Giáo phận quê hương, trên từng cộng đoàn dòng tu, trên từng cá nhân người tu sĩ, sau khi thoát khỏi đại dịch Covid-19
“Lạy Chúa, chúng con tự hỏi rằng: Tại sao Việt Nam chúng con không ai chết vì dịch bệnh, Giáo Phận chúng con, dòng tu chúng con không ai bị lây nhiễm Covid 19. Tại sao chúng con lại được hồng ân đặc biệt này? - Vì Chúa yêu chúng con! Đúng lắm! Nhưng “tại sao Chúa lại yêu chúng con? ” Lạy Chúa, chúng con không biết trả lời sao cho phải. Nhưng một người nào đó đã nói: “mầu nhiệm Chúa yêu ta trả lời thỏa đáng được cho lí do hiện hữu của các mầu nhiệm khác, nhưng lại không cắt nghĩa được chính mình” quả là hữu lý.
Xin cho chúng con đủ công tâm để nhận mình không có gì đáng yêu nhưng cũng đủ ngây thơ để tin mình được yêu và sống chết cho tình yêu đó. Để tình đời không còn mê hoặc được chúng con. Để gian nguy không làm chúng con lùi bước. Xin cho chúng con luôn biết phó thác trọn vẹn nơi Ngài, dù màn đêm che phủ và bão tố dập dồn, xin cho chúng con mãi vui sống dưới bóng cánh Ngài như chú gà con bé bỏng đơn sơ. Lạy Chúa, bài ca tạ ơn của chúng con có thể sẽ dài vô tận nhưng chúng con xin ngừng lại nơi đây để chiêm ngưỡng và thờ lạy.” (Nt. Maria Tăng Thị Thiêng, Đa Minh Thánh Tâm)