Hagia Sophia của Istanbul - một địa điểm nằm ở trung tâm của cả hai đế chế Byzantine Kitô Giáo và Ottoman Hồi giáo - hiện đang là trung tâm của một phiên tòa đang diễn ra.
Tổng thống Erdogan đã đề xuất biến bảo tàng viện này trở thành một đền thờ Hồi giáo. Trong khi Chính Thống Giáo Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết phản đối. Tưởng cũng nên biết Hagia Sophia là một Di sản Thế giới của UNESCO.
Một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã xét xử vụ kiện này từ hôm thứ Năm 2 tháng 7 và sẽ đưa ra phán quyết trong vòng 15 ngày.
Vụ kiện này thách đố tính hợp pháp của một quyết định do Kamal Ataturk, cha đẻ của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, khi ông chuyển đổi đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng viện vào năm 1934.
Selami Karaman - một luật sư của Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết việc sử dụng ngôi đền thờ như một bảo tàng “đã làm tổn thương và làm buồn lòng người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các nhóm Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã vận động cho việc chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, nói rằng điều này sẽ phản ánh tốt hơn vị thế quốc giáo của Hồi Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Được hoàn thành vào năm 537, Hagia Sophia là đại đền thờ Công Giáo đầu tiên trên thế giới, và duy trì tình trạng là đại đền thờ lớn nhất của thế giới Kitô trong suốt 900 năm trước khi quân Hồi Giáo chiếm được ngôi nhà thờ này và biến thành một trong những đền thờ Hồi giáo vĩ đại nhất của đạo Hồi sau cuộc chinh phạt Istanbul của Đế Quốc Ottoman năm 1453.
Vụ việc đã gây ra một phản ứng quốc tế rất dữ dội. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư 1 tháng 7 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên giữ tòa nhà như một bảo tàng viện.
Hôm thứ Năm 2 tháng 7, Hy Lạp nhận định rằng Ankara đang liều mình mở ra “một vực thẳm cảm xúc khổng lồ” đối với các Kitô hữu nếu quyết định thực hiện đề nghị biến tòa nhà thành đền thờ Hồi giáo.
Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả khi biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, đã lên tiếng cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng chủ trương biến đền thờ Hagia Sophia, ở Istanbul thành đền thờ Hồi giáo, sẽ gieo rắc bất thuận giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo. Hàng triệu Kitô hữu trên thế giới sẽ chống Hồi giáo.
Ðức Thượng Phụ đưa ra lời báo động khẩn thiết trên đây, hôm 30 tháng 6 năm 2020, trong lúc chờ đợi tòa án tối cao về hành chánh của Thổ nhóm họp ngày 2 tháng 7 năm 2020 để cứu xét đề nghị của chính phủ Thổ, do tổng thống Erdogan điều khiển, nhắm biến thánh đường Hagia Sophia thành nơi thờ phượng của Hồi giáo.
Hagia Sophia, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa “Khôn ngoan thánh thiêng”, là đền thờ được xây cất theo kiểu Bizantine, hồi thế kỷ thứ VI và hồi đó là thánh đường lớn nhất thế giới. Sau khi chiếm đoạt thành Constantinople, nay là Istanbul, đế quốc Ottoman đã biến thánh đường Kitô này thành một đền thờ Hồi giáo, hồi năm 1453. Dưới thời ông Mustafa Kemal, người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đền thờ này bị biến thành một bảo tàng viện hồi năm 1934 và kéo dài đến nay.
Trong bài giảng thánh lễ kính các thánh tông đồ, hôm thứ Ba, 30 tháng 6 năm 2020, tại nhà thờ ở khu vực Ferikoy, Istanbul, Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói: Hagia Sophia, do tính chất thánh thiêng của nó, là trung tâm cuộc sống, trong đó Ðông và Tây Phương gặp gỡ nhau, và việc biến nó thành nơi thờ phượng của Hồi giáo sẽ là nguyên nhân gây đổ vỡ giữa hai thế giới này. Trong thế kỷ XXI, thật là điều vô lý và tai hạn nếu Hagia Sophia, từ một nơi giúp hai dân tộc gặp gỡ nhau và chiêm ngưỡng sự cao cả to lớn của nó, lại trở thành lý do đối nghịch và đụng độ nhau. Hagia Sophia không phải chỉ thuộc về người đang sở hữu nó trong lúc này, nhưng thuộc về toàn thể nhân loại và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm và vinh dự lớn làm nổi bật đặc tính phổ quát của đền đài tuyệt vời này”.
Source:ReutersCourt weighs bid to turn Hagia Sophia into mosque
Source:FidesEcumenical Patriarch Bartholomew: the conversion of Hagia Sophia into a mosque will sow discord between Christians and Muslims
Tổng thống Erdogan đã đề xuất biến bảo tàng viện này trở thành một đền thờ Hồi giáo. Trong khi Chính Thống Giáo Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết phản đối. Tưởng cũng nên biết Hagia Sophia là một Di sản Thế giới của UNESCO.
Một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã xét xử vụ kiện này từ hôm thứ Năm 2 tháng 7 và sẽ đưa ra phán quyết trong vòng 15 ngày.
Vụ kiện này thách đố tính hợp pháp của một quyết định do Kamal Ataturk, cha đẻ của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, khi ông chuyển đổi đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng viện vào năm 1934.
Selami Karaman - một luật sư của Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết việc sử dụng ngôi đền thờ như một bảo tàng “đã làm tổn thương và làm buồn lòng người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các nhóm Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã vận động cho việc chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, nói rằng điều này sẽ phản ánh tốt hơn vị thế quốc giáo của Hồi Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Được hoàn thành vào năm 537, Hagia Sophia là đại đền thờ Công Giáo đầu tiên trên thế giới, và duy trì tình trạng là đại đền thờ lớn nhất của thế giới Kitô trong suốt 900 năm trước khi quân Hồi Giáo chiếm được ngôi nhà thờ này và biến thành một trong những đền thờ Hồi giáo vĩ đại nhất của đạo Hồi sau cuộc chinh phạt Istanbul của Đế Quốc Ottoman năm 1453.
Vụ việc đã gây ra một phản ứng quốc tế rất dữ dội. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư 1 tháng 7 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên giữ tòa nhà như một bảo tàng viện.
Hôm thứ Năm 2 tháng 7, Hy Lạp nhận định rằng Ankara đang liều mình mở ra “một vực thẳm cảm xúc khổng lồ” đối với các Kitô hữu nếu quyết định thực hiện đề nghị biến tòa nhà thành đền thờ Hồi giáo.
Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả khi biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, đã lên tiếng cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng chủ trương biến đền thờ Hagia Sophia, ở Istanbul thành đền thờ Hồi giáo, sẽ gieo rắc bất thuận giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo. Hàng triệu Kitô hữu trên thế giới sẽ chống Hồi giáo.
Ðức Thượng Phụ đưa ra lời báo động khẩn thiết trên đây, hôm 30 tháng 6 năm 2020, trong lúc chờ đợi tòa án tối cao về hành chánh của Thổ nhóm họp ngày 2 tháng 7 năm 2020 để cứu xét đề nghị của chính phủ Thổ, do tổng thống Erdogan điều khiển, nhắm biến thánh đường Hagia Sophia thành nơi thờ phượng của Hồi giáo.
Hagia Sophia, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa “Khôn ngoan thánh thiêng”, là đền thờ được xây cất theo kiểu Bizantine, hồi thế kỷ thứ VI và hồi đó là thánh đường lớn nhất thế giới. Sau khi chiếm đoạt thành Constantinople, nay là Istanbul, đế quốc Ottoman đã biến thánh đường Kitô này thành một đền thờ Hồi giáo, hồi năm 1453. Dưới thời ông Mustafa Kemal, người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đền thờ này bị biến thành một bảo tàng viện hồi năm 1934 và kéo dài đến nay.
Trong bài giảng thánh lễ kính các thánh tông đồ, hôm thứ Ba, 30 tháng 6 năm 2020, tại nhà thờ ở khu vực Ferikoy, Istanbul, Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói: Hagia Sophia, do tính chất thánh thiêng của nó, là trung tâm cuộc sống, trong đó Ðông và Tây Phương gặp gỡ nhau, và việc biến nó thành nơi thờ phượng của Hồi giáo sẽ là nguyên nhân gây đổ vỡ giữa hai thế giới này. Trong thế kỷ XXI, thật là điều vô lý và tai hạn nếu Hagia Sophia, từ một nơi giúp hai dân tộc gặp gỡ nhau và chiêm ngưỡng sự cao cả to lớn của nó, lại trở thành lý do đối nghịch và đụng độ nhau. Hagia Sophia không phải chỉ thuộc về người đang sở hữu nó trong lúc này, nhưng thuộc về toàn thể nhân loại và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm và vinh dự lớn làm nổi bật đặc tính phổ quát của đền đài tuyệt vời này”.
Source:Reuters
Source:Fides