Ơn bất khả ngộ của Đức Thánh Cha: Một món quà tuyệt vời cho Giáo hội
Khi mừng kỷ niệm 150 năm Thánh Công đồng chung Vatican I, chúng ta hãy học hỏi lại Hiến Chế “Chủ chiên trường cửu” (Pastor Aeternus), Một tín điều đầu tiên về Giáo hội của Chúa Kitô.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Vào ngày 19 tháng 7 năm 1870, Chính quyền Pháp đã công bố cuộc chiến chống lại quân đội bắc Đức, khởi đầu cho một cuộc chiến Pháp-Phổ. Sự thù hận đã phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và quân đội Pháp đứng ra bảo vệ các vương quốc trực thuộc Đức Giáo Hoàng khỏi cuộc chiến.
Tại Rome, Công Đồng Chung Vatican I mới triệu tập được bảy tháng, nay bị đình chỉ vô thời hạn, không biết bao giờ mới có thể triệu tập lại.
Chỉ một ngày trước khi kết thúc khóa họp, các nghị phụ đã bỏ phiếu phê chuẩn, thông qua Tín điều đầu tiên của Giáo hội, được công bố trong Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus). Cuộc bỏ phiếu đánh dấu sự kết thúc của nhiều tháng thảo luận, đôi khi tranh cãi rất sôi nổi, tập trung vào tín điều “ơn bất khả ngộ” của Đức Giáo Hoàng.
Trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ ngày 13 tháng 7, một nhóm thiểu số không đáng kể của Công đồng đã bỏ phiếu chống lại tín điều này, và một số Giám mục đã quyết định rời bỏ Rome thay vì tham gia cuộc bỏ phiếu cuối cùng.
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm của Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus), Đài Vatican đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Michael Sirilla, một Giáo sư Thần học về Tín lý và Tổng luận Thần học tại Đại học Dòng Phan sinh tại Steubenville, về những công bố của Công đồng Chung này.
Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng
Tiến sĩ chuyên về Công đồng chung Vatican I định nghĩa tín điều về Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng được nói tới trong chương bốn của Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus).
Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng không có nghĩa là Đức Giáo Hoàng không có những sai phạm, hoặc bất cứ điều gì mà ngài nói về bất cứ vấn đề nào cũng đúng cả! Tiến sĩ Sirilla giải thích ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, phải ở trong trong những điều kiện rất đặc biệt, đây là một hồng ân do Chúa Giêsu ban cho Ngài và Chúa đã hứa gìn giữ, dẫn dắt Giáo hội bước đi sự thật dưới sự lãnh đạo của các Tông đồ và những người kế vị các ngài, trong sự soi động của Chúa Thánh Thần.
Vì vậy, tiến sĩ Sirilla cho hay Đức Giáo Hoàng chỉ được ơn bất khả ngộ, khi ngài quyết định một vấn đề liên quan đến đức tin và luân lý, công bố điều ấy với quyền kế vị tối cao của thánh Phêrô Tông đồ, để quyết định một điều gì đó, liên quan đến đức tin và luân lý và đòi buộc toàn Giáo hội phải tin, thì lúc đó mới gọi là ơn bất khả ngộ!
Tiến sĩ Sirilla cho hay: Quyền giảng dạy của Đức Giáo Hoàng – về tín lý - là ơn vô cùng trọng đại. Nó nói lên một dấu chỉ hiệp nhất hiển nhiên của một thân thể bao la, liên kết tất cả các tín hữu, đây thật là một món quà tuyệt vời.
Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng
Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus) cũng công bố giáo huấn của Giáo hội về quyền hạn và bản thể của ngôi vị Giáo hoàng.
Tại Công Đồng Chung Vatican I, các Giáo phụ đã dựa vào Kinh thánh mà nhìn nhận thánh Tông đồ Phêrô được đặt làm đầu của các Tông đồ, và quyền tối thượng này đã được truyền lại cho những người kế vị của Ngài là các vị Giáo hoàng La Mã.
Tiến sĩ Sirilla nói: Quyền tối thượng này không chỉ đơn thuần là vị trí danh dự, mà là một quyền tài phán: Đức Giáo Hoàng có quyền lập pháp, quyền giảng dậy và giữ kỷ cương trong cương vị của mình.
Đó là một món quà tuyệt vời mà Chúa Kitô ban cho Giáo hội, nó là dấu hiệu rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Kitô trong vị đại diện hữu hình của Ngài. Dù Giáo hội nhìn nhận rằng các vị giáo hoàng đều là những kẻ có tội, kể từ thánh Phêrô cho đến vị bây giờ. Nhưng theo như tiến sĩ Sirilla quả quyết: Thiên Chúa đã dùng các ngài để rao giảng sự thật về giáo huấn của Chúa, để ban phát các ơn lành và ân sủng qua các Bí tích, và với tình bác ái, trông coi việc tuân thủ luật pháp và nắm giữ kỷ cương trong vài trò cai quản của ngài.
Một giáo huấn vẫn còn thích hợp
Những tín điều được thánh Công đồng chung Vatican I công bố vẫn còn có giá trị cho cuộc sống ngày nay, như những giáo huấn về Chúa Ba Ngôi của Công đồng Nicaea, và về Kinh Thánh... Các giáo huấn đó còn gắn liền với cuộc sống đức tin của chúng ta, trước những mầu nhiệm của Giáo hội, một Giáo hội lữ hành đang cùng chúng ta tiến về quê hương nước trời.
Đối với tiến sĩ Sirilla, một khía cạnh quan trọng liên quan đến vấn đề này là: Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một vị thủ lãnh hữu hình nơi thánh Phêrô và những đấng kế vị Ngài. Như chính Chúa đã phán: “Thầy ở trong các con và các con ở trong Thầy! Ai tiếp rước các con là tiếp rước chính Thầy và tiếp đón Đấng đã sai Thầy…”
Khi mừng kỷ niệm 150 năm Thánh Công đồng chung Vatican I, chúng ta hãy học hỏi lại Hiến Chế “Chủ chiên trường cửu” (Pastor Aeternus), Một tín điều đầu tiên về Giáo hội của Chúa Kitô.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Vào ngày 19 tháng 7 năm 1870, Chính quyền Pháp đã công bố cuộc chiến chống lại quân đội bắc Đức, khởi đầu cho một cuộc chiến Pháp-Phổ. Sự thù hận đã phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và quân đội Pháp đứng ra bảo vệ các vương quốc trực thuộc Đức Giáo Hoàng khỏi cuộc chiến.
Tại Rome, Công Đồng Chung Vatican I mới triệu tập được bảy tháng, nay bị đình chỉ vô thời hạn, không biết bao giờ mới có thể triệu tập lại.
Chỉ một ngày trước khi kết thúc khóa họp, các nghị phụ đã bỏ phiếu phê chuẩn, thông qua Tín điều đầu tiên của Giáo hội, được công bố trong Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus). Cuộc bỏ phiếu đánh dấu sự kết thúc của nhiều tháng thảo luận, đôi khi tranh cãi rất sôi nổi, tập trung vào tín điều “ơn bất khả ngộ” của Đức Giáo Hoàng.
Trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ ngày 13 tháng 7, một nhóm thiểu số không đáng kể của Công đồng đã bỏ phiếu chống lại tín điều này, và một số Giám mục đã quyết định rời bỏ Rome thay vì tham gia cuộc bỏ phiếu cuối cùng.
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm của Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus), Đài Vatican đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Michael Sirilla, một Giáo sư Thần học về Tín lý và Tổng luận Thần học tại Đại học Dòng Phan sinh tại Steubenville, về những công bố của Công đồng Chung này.
Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng
Tiến sĩ chuyên về Công đồng chung Vatican I định nghĩa tín điều về Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng được nói tới trong chương bốn của Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus).
Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng không có nghĩa là Đức Giáo Hoàng không có những sai phạm, hoặc bất cứ điều gì mà ngài nói về bất cứ vấn đề nào cũng đúng cả! Tiến sĩ Sirilla giải thích ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, phải ở trong trong những điều kiện rất đặc biệt, đây là một hồng ân do Chúa Giêsu ban cho Ngài và Chúa đã hứa gìn giữ, dẫn dắt Giáo hội bước đi sự thật dưới sự lãnh đạo của các Tông đồ và những người kế vị các ngài, trong sự soi động của Chúa Thánh Thần.
Vì vậy, tiến sĩ Sirilla cho hay Đức Giáo Hoàng chỉ được ơn bất khả ngộ, khi ngài quyết định một vấn đề liên quan đến đức tin và luân lý, công bố điều ấy với quyền kế vị tối cao của thánh Phêrô Tông đồ, để quyết định một điều gì đó, liên quan đến đức tin và luân lý và đòi buộc toàn Giáo hội phải tin, thì lúc đó mới gọi là ơn bất khả ngộ!
Tiến sĩ Sirilla cho hay: Quyền giảng dạy của Đức Giáo Hoàng – về tín lý - là ơn vô cùng trọng đại. Nó nói lên một dấu chỉ hiệp nhất hiển nhiên của một thân thể bao la, liên kết tất cả các tín hữu, đây thật là một món quà tuyệt vời.
Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng
Hiến chế “Chủ chiên Trường cửu” (Pastor Aeternus) cũng công bố giáo huấn của Giáo hội về quyền hạn và bản thể của ngôi vị Giáo hoàng.
Tại Công Đồng Chung Vatican I, các Giáo phụ đã dựa vào Kinh thánh mà nhìn nhận thánh Tông đồ Phêrô được đặt làm đầu của các Tông đồ, và quyền tối thượng này đã được truyền lại cho những người kế vị của Ngài là các vị Giáo hoàng La Mã.
Tiến sĩ Sirilla nói: Quyền tối thượng này không chỉ đơn thuần là vị trí danh dự, mà là một quyền tài phán: Đức Giáo Hoàng có quyền lập pháp, quyền giảng dậy và giữ kỷ cương trong cương vị của mình.
Đó là một món quà tuyệt vời mà Chúa Kitô ban cho Giáo hội, nó là dấu hiệu rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Kitô trong vị đại diện hữu hình của Ngài. Dù Giáo hội nhìn nhận rằng các vị giáo hoàng đều là những kẻ có tội, kể từ thánh Phêrô cho đến vị bây giờ. Nhưng theo như tiến sĩ Sirilla quả quyết: Thiên Chúa đã dùng các ngài để rao giảng sự thật về giáo huấn của Chúa, để ban phát các ơn lành và ân sủng qua các Bí tích, và với tình bác ái, trông coi việc tuân thủ luật pháp và nắm giữ kỷ cương trong vài trò cai quản của ngài.
Một giáo huấn vẫn còn thích hợp
Những tín điều được thánh Công đồng chung Vatican I công bố vẫn còn có giá trị cho cuộc sống ngày nay, như những giáo huấn về Chúa Ba Ngôi của Công đồng Nicaea, và về Kinh Thánh... Các giáo huấn đó còn gắn liền với cuộc sống đức tin của chúng ta, trước những mầu nhiệm của Giáo hội, một Giáo hội lữ hành đang cùng chúng ta tiến về quê hương nước trời.
Đối với tiến sĩ Sirilla, một khía cạnh quan trọng liên quan đến vấn đề này là: Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một vị thủ lãnh hữu hình nơi thánh Phêrô và những đấng kế vị Ngài. Như chính Chúa đã phán: “Thầy ở trong các con và các con ở trong Thầy! Ai tiếp rước các con là tiếp rước chính Thầy và tiếp đón Đấng đã sai Thầy…”