Lắng nghe để hòa giải - Người di cư và Thông điệp Ngày di cư của Đức Thánh Cha.
Cô Sarah Hassan suy tư về cảm nghiệm của cô về việc phải di tản, nhân Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ ghi nhớ vào ngày 27 tháng 9 năm 2020.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra ra kinh nghiệm của Chúa Giêsu và cha mẹ Ngài là những người tị nạn như trọng tâm của thông điệp của ngài cho Ngày di cư và tị nạn Thế giới, sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 9 năm 2020.
Trong một thế giới mà mọi người đều cho mình là đúng, và không còn chỗ để lắng nghe. Đức Thánh Cha cho hay: Tất cả những gì chúng ta làm toàn là nói mà thôi! Tuy nhiên, chỉ có sự khiêm tốn, biết lắng nghe, chúng ta mới thực sự hòa giải với nhau được.
Buộc phải di tản
Trước dịp này, Thánh bộ về di dân và tị nạn của Vatican đã phát hành một loạt các video vào ngày thứ Tư 22/7/2020 với tựa đề: “Lắng nghe để hòa giải”.
Đoạn video ghi lại câu chuyện về cô Sarah Hassan, một phụ nữ người Yazidi ở làng Dogorî, tỉnh Sinjar, Iraq, kể lại kinh nghiệm của cô lúc cô chạy trốn...
Trong nhiều lý do khiến dân chúng phải di tản... Một trong những lý do chính là sự bất an trong khu vực! Sinjar là một tỉnh chiến lược dọc theo biên giới. "
Lý do thứ hai là vì tôn giáo, cô tiếp tục. Chúng tôi là một tôn giáo thiểu số và chúng tôi sống trong một khu vực tranh chấp, vì vậy không ai quan tâm đến chúng tôi cả!
Được chào đón bởi người khác
Sarah nhớ lại khi cô trốn sang Kurdistan, cô được cả người Kitô hữu và Hồi giáo chào đón.
Ở Kurdistan, người Hồi giáo đã mở cửa đền thờ của họ cho chúng tôi tá túc và các nhà thờ Kitô giáo cũng làm như vậy. Họ đã mở cửa nhà thờ đón chúng tôi. Vì thế, chúng tôi cảm thấy an tâm và ít sợ hãi hơn.
Tuy nhiên, cô Sarah cho hay nỗi sợ hãi của cô không phải là tan biến hết đâu! Là người Yazidis, chúng tôi luôn sống trong nỗi sợ, cô nói. Và hiện tại chúng tôi đang cảm thấy sợ hãi...
Cô cho hay: Một số người cho rằng câu chuyện không liên quan gì đến họ! Cô tha thiết yêu cầu tất cả hãy tham gia với chúng tôi và biết lắng nghe nhau. Chúng ta không nên biến tôn giáo trở thành một trở ngại, thế giới nhân loại lớn hơn tất cả chúng ta.
Chấp nhận lẫn nhau
Cô Sarah khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không tìm được giải đáp qua bạo lực; bạo lực chỉ đẻ ra thêm nhiều bạo lực hơn.
Tinh thần hòa đồng và chấp nhận lẫn nhau sẽ kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho những thế hệ trẻ tương lai, bất luận chúng là người Hồi giáo, Yazidis, Kakaï hay Kitô hữu, cô Sarah nói, cô hướng tâm tư và hy vọng về tương lai…
Cô Sarah Hassan suy tư về cảm nghiệm của cô về việc phải di tản, nhân Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ ghi nhớ vào ngày 27 tháng 9 năm 2020.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra ra kinh nghiệm của Chúa Giêsu và cha mẹ Ngài là những người tị nạn như trọng tâm của thông điệp của ngài cho Ngày di cư và tị nạn Thế giới, sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 9 năm 2020.
Trong một thế giới mà mọi người đều cho mình là đúng, và không còn chỗ để lắng nghe. Đức Thánh Cha cho hay: Tất cả những gì chúng ta làm toàn là nói mà thôi! Tuy nhiên, chỉ có sự khiêm tốn, biết lắng nghe, chúng ta mới thực sự hòa giải với nhau được.
Buộc phải di tản
Trước dịp này, Thánh bộ về di dân và tị nạn của Vatican đã phát hành một loạt các video vào ngày thứ Tư 22/7/2020 với tựa đề: “Lắng nghe để hòa giải”.
Đoạn video ghi lại câu chuyện về cô Sarah Hassan, một phụ nữ người Yazidi ở làng Dogorî, tỉnh Sinjar, Iraq, kể lại kinh nghiệm của cô lúc cô chạy trốn...
Trong nhiều lý do khiến dân chúng phải di tản... Một trong những lý do chính là sự bất an trong khu vực! Sinjar là một tỉnh chiến lược dọc theo biên giới. "
Lý do thứ hai là vì tôn giáo, cô tiếp tục. Chúng tôi là một tôn giáo thiểu số và chúng tôi sống trong một khu vực tranh chấp, vì vậy không ai quan tâm đến chúng tôi cả!
Được chào đón bởi người khác
Sarah nhớ lại khi cô trốn sang Kurdistan, cô được cả người Kitô hữu và Hồi giáo chào đón.
Ở Kurdistan, người Hồi giáo đã mở cửa đền thờ của họ cho chúng tôi tá túc và các nhà thờ Kitô giáo cũng làm như vậy. Họ đã mở cửa nhà thờ đón chúng tôi. Vì thế, chúng tôi cảm thấy an tâm và ít sợ hãi hơn.
Tuy nhiên, cô Sarah cho hay nỗi sợ hãi của cô không phải là tan biến hết đâu! Là người Yazidis, chúng tôi luôn sống trong nỗi sợ, cô nói. Và hiện tại chúng tôi đang cảm thấy sợ hãi...
Cô cho hay: Một số người cho rằng câu chuyện không liên quan gì đến họ! Cô tha thiết yêu cầu tất cả hãy tham gia với chúng tôi và biết lắng nghe nhau. Chúng ta không nên biến tôn giáo trở thành một trở ngại, thế giới nhân loại lớn hơn tất cả chúng ta.
Chấp nhận lẫn nhau
Cô Sarah khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không tìm được giải đáp qua bạo lực; bạo lực chỉ đẻ ra thêm nhiều bạo lực hơn.
Tinh thần hòa đồng và chấp nhận lẫn nhau sẽ kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho những thế hệ trẻ tương lai, bất luận chúng là người Hồi giáo, Yazidis, Kakaï hay Kitô hữu, cô Sarah nói, cô hướng tâm tư và hy vọng về tương lai…