Sau những ngày mưa bão hoành hành dữ dội tại các tỉnh miền Trung, chính lúc này mới thấy được tấm lòng tương thân tương ái của người Việt Nam chúng ta. Chỉ nghe tin đường sá tạm thông xe, mặc dù còn nhiều điểm vẫn còn bị ngập, nhưng từ miền Nam xa xôi ra, từ miền Bắc vào, từng đoàn xe hối hả lên đường để kịp thời cứu trợ cho bà con đang kêu gào vì đói rét. Phóng viên Vietcatholic cũng lên đường làm một cuộc phóng sự.
Xem hình
5 giờ sánggày 22 tháng 10, chúng tôi lên đường cùng anh em đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế về vùng quê Quảng Trạch, may mắn hai chiếc cầu Quảng Hải về 9 xã vùng Nam Quảng Trạch vừa thông xe được vài giờ đồng hồ. Do thời gian gấp rút nên phải liên lạc với các Linh mục đến Nhà thờ Hòa Ninh do linh mục Phero Nguyễn Xuân Đình làm Quản xứ cũng là Hạt trưởng hạt Hòa Ninh. Đến 11 giờ, các linh mục Trương Văn Vút giáo xứ Cồn Sẻ, linh mục Trần Văn Điển giáo xứ Vĩnh Phước đều đến trong hoàn cảnh hết sức gấp rút. Riêng linh mục Lê Minh Sáng giáo xứ Phù Kinh do đường đi còn ngập sâu nên không thể đến được. Chúng tôi trao 2.000 USD cho các linh mục mỗi linh mục 500 USD để lo chi viện cho bà con. Số tiền này do linh mục Hồ Khanh ở Hoa kỳ thuộc lớp HT 72 gửi về nhờ anh em Gia đình Cựu Chủng sinh chúng tôi trao tận tay những nơi thiệt hại nặng nề.
Trong lúc trò chuyện, điện thoại các ngài réo gọi liên tục, đặc biệt linh mục Nguyễn Xuân Đình giáo xứ Hòa Ninh có rất nhiều đoàn xin được chuyển hàng về cứu trợ cho bà con Hòa Ninh, ngài rất cảm ơn và đón nhận nhưng lại xin được chuyển đến những giáo xứ vùng sâu thuộc Hạt của ngài quản lý, ở đó các linh mục già coi sóc, các ngài không biết dùng Facebook lại ít quan hệ nên chưa có đoàn nào về giúp, đó mới thật sự là bản lĩnh của một linh mục Hạt trưởng, mặc dù bà con trong giáo xứ thiệt hại nặng nề.
Ăn trưa một cách vội vàng, chúng tôi tiếp tục lên đường vào giáo xứ Trung Quán thuộc huyện Duy Ninh, Quảng Bình. Vào đến Dinh Mười, chúng tôi xuống xe khách và đi bộ vào một đoạn, đường đi vẫn còn ngập nước, thuyền bè đi lại khó khăn, nhà thuyền thu mỗi người 500 ngàn nếu lên ghe để vào cứu trợ. Chính những nhà thuyền gây khó khăn cho việc cứu trợ cho bà con của họ. Tuy nhiên chỉ còn duy nhất một con đường nên hầu như ai cũng phải chấp nhận. Vào đến nhà thờ Trung Quán, nơi linh mục Phùng Văn Tuấn phụ trách. Theo những giáo dân nơi đây cho biết: nửa đêm khi nước dâng cao, hầu như nhà nào cũng gần đến nóc, may mắn linh mục quản xứ vận dụng vài chiếc ghe cấp tốc đưa được gần 100 người đến trú tại nhà xứ, điện không có, nhà xứ còn một ít gạo nên cũng nấu ăn được vài ngày. Những cụ già 80-90 tuổi cho biết: từ khi sinh ra đến giờ chưa thấy trận lụt nào như thế này. Tất cả tài sản của bà con từ vật dung trong nhà đến trâu bò heo gà đều trôi theo giòng nước, tất cả đều trắng tay sau trận lũ. Sân nhà thờ rất cao nên khi chúng tôi vào nước đã rút, còn lại một lớp bùn nhão dày hơn 10 cm, nếu bước đi không cẩn thận sẽ bị té nhào.
Trung Quán là quê hương của Thánh tử đạo Tôma Trần Văn Thiện, bổn mạng Gia đình Cựu Chủng sinh Huế. Chính vì vậy Gia đình Cựu Chủng sinh Huế có rất nhiều an tình, kể từ lúc lập lại giáo xứ và bắt đầu xây dựng nhà thờ, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã tiên phong vận động anh em từ trong nước cũng như hải ngoại để xây nhà thờ. Dịp này, chúng tôi trao phần quà 1.000 USD của linh mục Hồ Khanh ở Hoa Kỳ cho linh mục quản xứ Phùng Văn Tuấn.
Tạm chia tay Trung Quán chúng tôi ra quốc lộ bắt xe khách vào Đông Hà tiếp tục cuộc hành trình.
Sáng hôm sau, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế phối hợp với chị Văn Thị Ái, là chị cả của anh Văn Công Quang ở Hoa Kỳ cũng là Cựu Chủng sinh Huế lớp HT 73. Là một doanh nghiệp kinh doanh xe máy YAMAHA THẢO ÁI, chị là một người hết sức hiền hậu và giàu lòng nhân ái, năm nào cũng vậy chị luôn có mặt trên mọi nẽo đường để cứu trợ cho bà con sau những thiên tai. Chúng tôi cùng với chị lên bản Húc thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là một xã giáp biên giới Lào hoàn toàn là dân tộc Pa Cô, trong đợt lũ quét vừa qua, có một gia đình gồm 6 người bị vùi lấp, trong đó có một phụ nữ mang thai, như vậy là 7 sinh mạng. Do nước lũ cuốn trôi cây cầu vào bản, chúng tôi chỉ đến được đó và chờ đợi bà con vượt suối băng rừng 12 km để ra. Chúng tôi khẩn trương trao 250 phần quà gồm gạo, nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo và sữa đến từng người. Nhìn thấy hoàn cảnh của bà con không ai không động lòng, có những em gái tuổi đời chỉ chừng trên 20 nhưng đã 2-3 con, những người già cả tật nguyền. Những hoàn cảnh như thế đều được chúng tôi trao gấp đôi. Phân phát xong thì trời cũng đã qua giờ chiều nên chúng tôi phải vội vàng ra về, vì cơn bão số 8 cũng đang vào, đường đi lại sạt lỡ rất nhiều nơi. Kết thúc cuộc hành trình dù mệt mõi nhưng cũng ấm lòng vì đã giúp được nhiều bà con trong khó khăn. Chúng tôi về nghĩ ngơi để lấy sức tiếp tục những ngày cứu trợ tiếp theo.
Trương Trí
Xem hình
5 giờ sánggày 22 tháng 10, chúng tôi lên đường cùng anh em đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế về vùng quê Quảng Trạch, may mắn hai chiếc cầu Quảng Hải về 9 xã vùng Nam Quảng Trạch vừa thông xe được vài giờ đồng hồ. Do thời gian gấp rút nên phải liên lạc với các Linh mục đến Nhà thờ Hòa Ninh do linh mục Phero Nguyễn Xuân Đình làm Quản xứ cũng là Hạt trưởng hạt Hòa Ninh. Đến 11 giờ, các linh mục Trương Văn Vút giáo xứ Cồn Sẻ, linh mục Trần Văn Điển giáo xứ Vĩnh Phước đều đến trong hoàn cảnh hết sức gấp rút. Riêng linh mục Lê Minh Sáng giáo xứ Phù Kinh do đường đi còn ngập sâu nên không thể đến được. Chúng tôi trao 2.000 USD cho các linh mục mỗi linh mục 500 USD để lo chi viện cho bà con. Số tiền này do linh mục Hồ Khanh ở Hoa kỳ thuộc lớp HT 72 gửi về nhờ anh em Gia đình Cựu Chủng sinh chúng tôi trao tận tay những nơi thiệt hại nặng nề.
Ăn trưa một cách vội vàng, chúng tôi tiếp tục lên đường vào giáo xứ Trung Quán thuộc huyện Duy Ninh, Quảng Bình. Vào đến Dinh Mười, chúng tôi xuống xe khách và đi bộ vào một đoạn, đường đi vẫn còn ngập nước, thuyền bè đi lại khó khăn, nhà thuyền thu mỗi người 500 ngàn nếu lên ghe để vào cứu trợ. Chính những nhà thuyền gây khó khăn cho việc cứu trợ cho bà con của họ. Tuy nhiên chỉ còn duy nhất một con đường nên hầu như ai cũng phải chấp nhận. Vào đến nhà thờ Trung Quán, nơi linh mục Phùng Văn Tuấn phụ trách. Theo những giáo dân nơi đây cho biết: nửa đêm khi nước dâng cao, hầu như nhà nào cũng gần đến nóc, may mắn linh mục quản xứ vận dụng vài chiếc ghe cấp tốc đưa được gần 100 người đến trú tại nhà xứ, điện không có, nhà xứ còn một ít gạo nên cũng nấu ăn được vài ngày. Những cụ già 80-90 tuổi cho biết: từ khi sinh ra đến giờ chưa thấy trận lụt nào như thế này. Tất cả tài sản của bà con từ vật dung trong nhà đến trâu bò heo gà đều trôi theo giòng nước, tất cả đều trắng tay sau trận lũ. Sân nhà thờ rất cao nên khi chúng tôi vào nước đã rút, còn lại một lớp bùn nhão dày hơn 10 cm, nếu bước đi không cẩn thận sẽ bị té nhào.
Trung Quán là quê hương của Thánh tử đạo Tôma Trần Văn Thiện, bổn mạng Gia đình Cựu Chủng sinh Huế. Chính vì vậy Gia đình Cựu Chủng sinh Huế có rất nhiều an tình, kể từ lúc lập lại giáo xứ và bắt đầu xây dựng nhà thờ, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã tiên phong vận động anh em từ trong nước cũng như hải ngoại để xây nhà thờ. Dịp này, chúng tôi trao phần quà 1.000 USD của linh mục Hồ Khanh ở Hoa Kỳ cho linh mục quản xứ Phùng Văn Tuấn.
Tạm chia tay Trung Quán chúng tôi ra quốc lộ bắt xe khách vào Đông Hà tiếp tục cuộc hành trình.
Sáng hôm sau, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế phối hợp với chị Văn Thị Ái, là chị cả của anh Văn Công Quang ở Hoa Kỳ cũng là Cựu Chủng sinh Huế lớp HT 73. Là một doanh nghiệp kinh doanh xe máy YAMAHA THẢO ÁI, chị là một người hết sức hiền hậu và giàu lòng nhân ái, năm nào cũng vậy chị luôn có mặt trên mọi nẽo đường để cứu trợ cho bà con sau những thiên tai. Chúng tôi cùng với chị lên bản Húc thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là một xã giáp biên giới Lào hoàn toàn là dân tộc Pa Cô, trong đợt lũ quét vừa qua, có một gia đình gồm 6 người bị vùi lấp, trong đó có một phụ nữ mang thai, như vậy là 7 sinh mạng. Do nước lũ cuốn trôi cây cầu vào bản, chúng tôi chỉ đến được đó và chờ đợi bà con vượt suối băng rừng 12 km để ra. Chúng tôi khẩn trương trao 250 phần quà gồm gạo, nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo và sữa đến từng người. Nhìn thấy hoàn cảnh của bà con không ai không động lòng, có những em gái tuổi đời chỉ chừng trên 20 nhưng đã 2-3 con, những người già cả tật nguyền. Những hoàn cảnh như thế đều được chúng tôi trao gấp đôi. Phân phát xong thì trời cũng đã qua giờ chiều nên chúng tôi phải vội vàng ra về, vì cơn bão số 8 cũng đang vào, đường đi lại sạt lỡ rất nhiều nơi. Kết thúc cuộc hành trình dù mệt mõi nhưng cũng ấm lòng vì đã giúp được nhiều bà con trong khó khăn. Chúng tôi về nghĩ ngơi để lấy sức tiếp tục những ngày cứu trợ tiếp theo.
Trương Trí