Nhưng Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã không xác nhận nội dung cuộc gọi như thế nào và ai đã gọi cho ai!
Phải chăng đây là một cách nói “ngoại giao” rằng ông Biden đã khởi sự cuộc gọi?
Được biết cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đang có nhiều căng thẳng khi chính quyền cuả ông Trump còn tranh chấp kết quả và đang cáo buộc nhiều vụ kiểm phiếu ở nhiều tiểu bang quan trọng đã không được thực hiện một cách hợp pháp.
Dù cho thế thì vị chủ tịch cuả Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ, TGM Los Angeles Đức Cha José H. Gomez, đã vội vàng gọi chúc mừng đến ông Joe Biden.
Nhiều nhóm Công Giáo cấp tiến như Church Militants cũng loan truyền rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có vẻ như muốn chọc tức ông Donald Trump, khi không gọi chúc mừng ông này vào năm 2016, nhưng mà đã gọi điện sớm suả cho ông Joe Biden để “chúc mừng và chúc phúc” dù cho kết quả bầu cử vẫn còn trong vòng tranh cãi.
Theo Giáo sư Paul Kengor, là một nhà khoa học chính trị kiêm tác giả cuả nhiều sách tiểu sử viết về các Giáo hoàng và các Tổng thống, thì “nếu thực sự chính xác là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không chúc mừng ông Donald Trump vào năm 2016, thì điều này dường như là một tiêu chuẩn kép. Điều này cũng sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về việc Đức Phanxicô ủng hộ những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến và một chương trình chính trị cánh tả, trong khi coi thường những người bảo thủ ”.
Riêng tại Ý thì ông Biden đang giấy lên những nghi ngờ. Các phương tiện truyền thông cuả Hội Đồng Giám mục hiện đang đề cập đến những lời bình luận gần đây của ông Biden về biến đổi khí hậu và chống đói nghèo và cho đó là những lời lẽ phù hợp với các thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicơ như là Laudato Si và Fratelli Tutti.
Tuy nhiên, thông cáo của các giám mục Ý cũng cho biết ông Biden ủng hộ các chủ nghĩa chuyển giới và “hôn nhân” đồng tính là đi ngược với giáo lý cuả Giáo Hội Công Giáo.
Và nhất là về vấn đề phá thai:
Cặp Biden-Harris được gọi là “những người ủng hộ phá thai nhiều nhất trong lịch sử”. Theo tuyên ngôn năm 2020 của Đảng Dân chủ thì họ hứa hẹn sẽ “khôi phục nguồn tài trợ liên bang cho Chế độ kế hoạch hoá gia đình”, “phản đối và đấu tranh để lật ngược các luật liên bang và tiểu bang vốn là rào cản đối với quyền sinh sản của phụ nữ” và “bãi bỏ Tu chính án Hyde, đồng thời bảo vệ và hiến pháp hoá Roe v. Wade.”