Hình ảnh hoài nghi của Thánh Tông đồ Toma
Thánh Tông đồ Phero khi được chị Madalena báo tin: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại không còn nằm ở trong mộ nữa! Ông liền cùng đi theo ra mộ. Đến nơi ông đi vào ngôi mộ trống bên trong không còn thấy xác người chết nữa. Ông không nói gì chỉ quan sát ghi nhận từng chi tiết những dây băng và tấm khăn đã xác Chúa Giêsu để lại ở vị trí nào. ( Phúc âm Thánh Gioan 20, 1-6)
Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại với ông cần phải có kiểm chứng cụ thể. Và vì thế ông đã xử sự như ông suy nghĩ.
Không chỉ ông Tông đồ Phero đã có cung cách cùng suy nghĩ như thế về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Nhưng còn có ông Tông đồ Toma nữa.
Khi được các anh em Tông đồ nói cho hay Chúa Giêsu đã sống lại, ông bày tỏ ngay sự hoài nghi : „ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25).
Vì thế xưa nay trong Hội Thánh, Ông Tông đồ Toma được gọi là kẻ yếu lòng tin.
Có thật như thế không, và qua cung cách sống hoài nghi của Ông như thế có ảnh hưởng gì tới lòng tin vào Chúa của Hội Thánh, của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không?
Xưa nay trong đời sống, người có lối sống lối suy nghĩ hoài nghi thườmg cũng hay bị nhìn cách hoài nghi.
Nhưng hoài nghi do dự không phải là tội theo khía cạnh đạo đức luân lý. Hoài nghi do dự lẽ dĩ nhiên đôi khi gây ra cho người khác cảm giác khó chịu không mấy vui. Vì phải chờ đợi lâu thêm. Nhưng đó không phải là điều không tốt. Trái lại cũng cần thiết nữa. Vì có thời giờ suy nghĩ tìm hiểu cho chín chắn cho kỹ trước khi có quyết định.
Theo khía cạnh khoa học khảo cứu, cung cách hoài nghi do dự cần thiết để tìm hiểu sâu xa hơn có thể dẫn đến những khám phá mới khác nữa còn ẩn dấu.
Trong đời sống đức tin đạo giáo thông thường những điều về đức tin đòi hỏi tình yêu mến lòng chân nhận. Nhưng nếu có hòai nghi do dự cũng không là điều cấm. Vì thế càng ngày Hội Thánh mở rộng cho những nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử khoa Kinh Thánh, khoa thần học, tập tục văn hóa cùng các truyền thống để giúp làm trong sáng căn bản điều tin. Và điều này phù hợp với đời sống nhân lọai ngày càng có thêm phát triển tìm hiểu theo cách thức khoa học trong hầu hết mọi lãnh vực đời sống.
Hoài nghi. Nhưng không dừng lại nơi cung cách hoài nghi do dự. Qua thắc mắc tìm hiểu suy nghĩ sẽ dẫn đưa đến nguồn sự thật. Chính nguồn gốc này làm sáng tỏ điều hoài nghi.
Thánh Tồng đồ Toma hoài nghi Chúa Giêsu đã sống lại. Nhưng ông không chối bỏ Chúa Giêsu Thầy mình. Ông chỉ muốn có ánh sáng soi chiếu cho trong sáng rõ ràng để tin.
Cơ hội đã đến cho Ông: Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến với Ông bằng thân xác người thật vẫn còn những vết thương trong cuộc khổ nạn nơi chân tay, nơi cạnh sườn Ngài.
Ông Tồng đồ Toma đã nhìn thấy Thấy mình như mình mong muốn nhìn. Ông không còn biết nói sao hơn qua lời tuyên tín thâm sâu: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“ ( Ga 20,28).
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về lời tuyên tín này: Toma đã nhìn thấy và có lòng cảm động bùi ngùi. Nhưng niềm tin của Ông vào Chúa chính Ông không nhìn thấy cùng không cảm nhận ra. Điều Ông nhìn thấy và cảm động bùi ngùi đã đánh động thúc đẩy Ông tin vào điều ông hoài nghi.
Thánh Tông đồ Toma hoài nghi. Nhưng ông không đứng lại cứng nhắc trong hòai nghi. Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra nói chuyện thân mật cá nhân với ông, và tập trung ngay vào chính điểm ông hoài nghi: muốn nhìn thấy những vết thương của Thầy mình!
Ông đã được chính Chúa Giêsu Kitô phục sinh cảm hóa, và ông đã tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16, đã có suy tư về hình ảnh hoài nghi của lòng tin Thánh tông đồ Toma:
„- Sự hoài nghi của Toma mang đến niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta không biết chắc chắn còn trong nghi nan.
-Sự hoài nghi của Toma chỉ cho chúng ta hướng đi. Vì qua sự hoài nghi về những điều không biết chắc chắn có thể dẫn đưa tới ánh sáng.
- Những lời của Chúa Giêsu Kitô nói với Toma nhắc nhớ chúng ta tới ý nghĩa chân thực về lòng tin chín mùi trưởng thành, và khích lệ con người chúng ta, dù gặp những khó khăn hãy tiếp tục con đường sống trung thành với Chúa Giêsu Kitô.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô 16., Vatican, Bài giáo lý ngày 27.09.2006)
Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã cho vị Tông đồ còn đang do dự hoài nghi về lòng tin vào Ngài được nhìn cùng đụng chạm vào những vết thương tích nơi thân thể mình, đã chữa lành mang đến sự an toàn chắc chắn không chỉ cho Ông Toma và các môn đệ học trò của Ngài, mà còn cho cả chúng ta nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Tông đồ Phero khi được chị Madalena báo tin: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại không còn nằm ở trong mộ nữa! Ông liền cùng đi theo ra mộ. Đến nơi ông đi vào ngôi mộ trống bên trong không còn thấy xác người chết nữa. Ông không nói gì chỉ quan sát ghi nhận từng chi tiết những dây băng và tấm khăn đã xác Chúa Giêsu để lại ở vị trí nào. ( Phúc âm Thánh Gioan 20, 1-6)
Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại với ông cần phải có kiểm chứng cụ thể. Và vì thế ông đã xử sự như ông suy nghĩ.
Không chỉ ông Tông đồ Phero đã có cung cách cùng suy nghĩ như thế về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Nhưng còn có ông Tông đồ Toma nữa.
Khi được các anh em Tông đồ nói cho hay Chúa Giêsu đã sống lại, ông bày tỏ ngay sự hoài nghi : „ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25).
Vì thế xưa nay trong Hội Thánh, Ông Tông đồ Toma được gọi là kẻ yếu lòng tin.
Có thật như thế không, và qua cung cách sống hoài nghi của Ông như thế có ảnh hưởng gì tới lòng tin vào Chúa của Hội Thánh, của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không?
Xưa nay trong đời sống, người có lối sống lối suy nghĩ hoài nghi thườmg cũng hay bị nhìn cách hoài nghi.
Nhưng hoài nghi do dự không phải là tội theo khía cạnh đạo đức luân lý. Hoài nghi do dự lẽ dĩ nhiên đôi khi gây ra cho người khác cảm giác khó chịu không mấy vui. Vì phải chờ đợi lâu thêm. Nhưng đó không phải là điều không tốt. Trái lại cũng cần thiết nữa. Vì có thời giờ suy nghĩ tìm hiểu cho chín chắn cho kỹ trước khi có quyết định.
Theo khía cạnh khoa học khảo cứu, cung cách hoài nghi do dự cần thiết để tìm hiểu sâu xa hơn có thể dẫn đến những khám phá mới khác nữa còn ẩn dấu.
Trong đời sống đức tin đạo giáo thông thường những điều về đức tin đòi hỏi tình yêu mến lòng chân nhận. Nhưng nếu có hòai nghi do dự cũng không là điều cấm. Vì thế càng ngày Hội Thánh mở rộng cho những nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử khoa Kinh Thánh, khoa thần học, tập tục văn hóa cùng các truyền thống để giúp làm trong sáng căn bản điều tin. Và điều này phù hợp với đời sống nhân lọai ngày càng có thêm phát triển tìm hiểu theo cách thức khoa học trong hầu hết mọi lãnh vực đời sống.
Hoài nghi. Nhưng không dừng lại nơi cung cách hoài nghi do dự. Qua thắc mắc tìm hiểu suy nghĩ sẽ dẫn đưa đến nguồn sự thật. Chính nguồn gốc này làm sáng tỏ điều hoài nghi.
Thánh Tồng đồ Toma hoài nghi Chúa Giêsu đã sống lại. Nhưng ông không chối bỏ Chúa Giêsu Thầy mình. Ông chỉ muốn có ánh sáng soi chiếu cho trong sáng rõ ràng để tin.
Cơ hội đã đến cho Ông: Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến với Ông bằng thân xác người thật vẫn còn những vết thương trong cuộc khổ nạn nơi chân tay, nơi cạnh sườn Ngài.
Ông Tồng đồ Toma đã nhìn thấy Thấy mình như mình mong muốn nhìn. Ông không còn biết nói sao hơn qua lời tuyên tín thâm sâu: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“ ( Ga 20,28).
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về lời tuyên tín này: Toma đã nhìn thấy và có lòng cảm động bùi ngùi. Nhưng niềm tin của Ông vào Chúa chính Ông không nhìn thấy cùng không cảm nhận ra. Điều Ông nhìn thấy và cảm động bùi ngùi đã đánh động thúc đẩy Ông tin vào điều ông hoài nghi.
Thánh Tông đồ Toma hoài nghi. Nhưng ông không đứng lại cứng nhắc trong hòai nghi. Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra nói chuyện thân mật cá nhân với ông, và tập trung ngay vào chính điểm ông hoài nghi: muốn nhìn thấy những vết thương của Thầy mình!
Ông đã được chính Chúa Giêsu Kitô phục sinh cảm hóa, và ông đã tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16, đã có suy tư về hình ảnh hoài nghi của lòng tin Thánh tông đồ Toma:
„- Sự hoài nghi của Toma mang đến niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta không biết chắc chắn còn trong nghi nan.
-Sự hoài nghi của Toma chỉ cho chúng ta hướng đi. Vì qua sự hoài nghi về những điều không biết chắc chắn có thể dẫn đưa tới ánh sáng.
- Những lời của Chúa Giêsu Kitô nói với Toma nhắc nhớ chúng ta tới ý nghĩa chân thực về lòng tin chín mùi trưởng thành, và khích lệ con người chúng ta, dù gặp những khó khăn hãy tiếp tục con đường sống trung thành với Chúa Giêsu Kitô.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô 16., Vatican, Bài giáo lý ngày 27.09.2006)
Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã cho vị Tông đồ còn đang do dự hoài nghi về lòng tin vào Ngài được nhìn cùng đụng chạm vào những vết thương tích nơi thân thể mình, đã chữa lành mang đến sự an toàn chắc chắn không chỉ cho Ông Toma và các môn đệ học trò của Ngài, mà còn cho cả chúng ta nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long