CHÚA NHẬT II M. VỌNG - C
Barúc 5: 1-9; Tvịnh 125; Philipphê 1: 4-6, 8-11; Luca 3: 1-6

Trong bài Phúc âm hôm nay thánh Luca viết như một thầy giáo dạy lịch sử. Vào năm thứ 15, dưới triều đại của Tiberius Caesar...” Chúng ta không quen với việc một tác giả Phúc âm lại nói nhiều về thời gian và dữ liệu lịch sử và địa lý. Chúng ta vẫn còn ở trong phần mở đầu của Phúc âm và có cảm tưởng là thánh Luca diễn tả trong tường thuật câu chuyện sẽ diễn ra ở một địa điểm nào đó vào một thời gian rất cụ thể. Theo Luca, sự cứu rỗi, không phải là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng là một sự kiện rất cụ thể trong lịch sử loài người.

Gioan Tẩy Giả là tiếng hô vang dội thông báo một thời đại mới, thời đại của Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài. Thánh Luca kết nối cho chúng ta bằng những lời hứa của các ngôn sứ đã báo trước trong quá khứ và nay bắt đầu cho thấy sự ứng nghiệm của lời đó nơi mổi ngôn sứ trong hiện tại. Lời loan báo của ông Gioan Tẩy Giả sẽ kết thúc với việc Chúa Giêsu lên trời. Rồi đến sách Công Vụ Tông Đồ (sách thứ 2 của Luca) sẽ bắt đầu tường thuật về giai đoạn thứ 3, khi giáo hội triễn khai sứ vụ của Chúa Giêsu trong tương lai cho đến thời cánh chung.

Ông Gioan Tẩy Giả là một nhân vật rất quan trọng trong tất cả các Phúc âm và mỗi quyển Phúc âm đều bắt đầu với việc kể về sứ vụ của ông Gioan Tẩy Giả. Ông Gioan tự nhận mình là người dọn đường cho Đấng sẽ đến. Trong bài của Luca, Gioan là một ngôn sứ, giống như bất kỳ ngôn sứ nào trong thời trước. Giống như trước đây Thiên Chúa truyền lời Ngài cho loài người qua các ngôn sứ, thì nay Thiên Chúa một lần nữa phán truyền qua ông Gioan, chúng ta bắt đầu chuyển từ lời hứa trong Cưu Ước sang việc ứng nghiệm của chúng trong phúc âm. Sự mong đợi cứu rổi của Israel đã nhập thế và nhập thể và ông Gioan đang loan báo về sự xuất hiện của một Đấng Cứu Chuộc.

Không có gì bị lấy mất đi hay bị nước cuốn đi trong nghi thức mà ông Gioan tẩy Giả yêu cầu: "Một phép rữa của sự sám hối tội lỗi để được tha thứ…" Ông Gioan kêu gọi mọi người hãy thay đổi cách sống của họ, không chỉ hình thức bên ngoài mà cả bên trong nữa được gọi là ("Metanoia"). Ông muốn mọi người đừng chọn đi theo ý riêng của họ, hay đưa ra quyết định theo sở thích riêng của mình, nhưng hãy hướng đến Thiên Chúa, và mở lòng trí để đón nhận những sự việc mà Thiên Chúa sẽ làm cho họ. Một thay đổi như thế cần sự hoán cải sâu sắc trong thâm tâm và hành động.

Thực ra, một số đông người không nghỉ rằng họ là kẻ có tội. nhiều người trong chúng ta hay cảm thấy mình đã từng làm điều gì đó sai trái đã đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Cảm giác tội lỗi đó ảnh hưởng đến chúng ta trong quá trình nghĩ về Thiên Chúa, về bản thân chúng ta và về cách chúng ta đối xử với người khác. Gioan Tẩy Giả thường được mô tả như là một người khắc khổ, một ngôn sứ đáng sợ. Nhưng, thông điệp của Ông ấy là một điều cởi mở và được hoàn tất: Thiên Chúa đang đến gần, với lòng tha thứ và sẽ làm cho chúng ta những điều mà chúng ta không thể tự mình làm được.

Chúng ta chưa đến lúc đón mừng Chúa Kitô Hài đồng giáng sinh. Thay vào đó, chúng ta đang chuẩn bị cho việc Chúa Kitô tái lâm, như lời ngôn sứ Isaia đã hứa, sẻ rửa sạch tội lỗi, “... Tất cả thân thể sẽ thấy được sự cứu rỗi của Thiên Chúa”. Như sự rực rở hoan hỷ của ngày lễ Giáng Sinh. Ông Gioan không chỉ cho chúng ta biết về Hài nhi Giêsu bé nhỏ, mà là về Đấng Kitô sắp đến. Đấng mà cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Ngài đã cứu rổi chúng ta. Một trong những thông điệp quan trọng trong Phúc âm thánh Luca là Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta không chỉ với một nhóm tín hữu, nhưng là tất cả ("tất cả thân thể") như ông Gioan Tẩy Giả báo cho chúng ta là sự cứu rỗi của Thiên Chúa là cho tất cả, không một ai bị bỏ ra ngoài.

Trong Đế Quốc Babylon cai trị, mỗi khi Vua ra đi thì các người làm việc phải đi trước dọn đường sá cho bằng phẳng. đắp các chổ lủng, và làm cho đường bằng phẳng cho xe ngựa của Vua đi qua. Có những thung lủng và núi non theo chú thích lời ngôn sứ Isaia "Hãy dọn sẳn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi". Ông Gioan Tẩy Giả chỉ cho chúng ta thấy về đường sá của đời sống của chúng ta: nơi nào có “thung lủng", nơi trống để Chúa Kitô đến có thể bước xuống? "Núi non" là gì, những sức lực thắng chúng ta và để cho chúng ta có cảm tưởng vô hiệu lực, như: thói quen yếu hèn, tội lỗi, sa nghiện, sự đèn ép của xã hội v.v..., phải không? Nhưng ai trong chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô đến mới với chúng ta trong Mùa Vọng này phải chấp nhận là chúng ta hoàn toàn đáp lại lời loan bào của ông Gioan Tẩy giả và của ngôn sứ Isaiah là hãy dọn đường.

Vẫn còn những khúc quanh của từng cá nhân và cộng đoàn, “con đường rắc rối” khiến chúng ta không thể trở về con đường ngay thẳng mở lối cho Đấng Cứu Chuộc đến trong đời sống của chúng ta. Có những thung lũng của sự chán nản và thất vọng, cũng như những núi chống lại thị kiến của ngôn sứ Baruc về một cộng đoàn công chính. Chúng ta cần được giúp đở. Một sự hiện diện khác của Đấng Kitô trong đời sống chúng ta, để giúp chúng ta có thể tiếp tục hoàn thành sứ vụ của Đức Kitô trong thế giới của chúng ta. Nhưng, không bằng sức riêng của chúng ta! Thánh Luca loan báo một thời mới bắt đầu với sự việc Chúa Kitô đến. Sau khi Đức Kitô thực hiện sứ vụ của Ngài, cộng đoàn của Ngài sẽ được đầy ơn Chúa Thánh Thần để cho chúng ta có thể tiếp tục dọn đường cho ngay thẳng “ở những khoản quanh co của cuộc sống”. lấp đầy các thung lủng và bạt những núi non cho bằng xuống để chào đón sự xuất hiện sau cùng của Chúa Kitô đến trong trần gian.

Chúng ta nghe bài Phúc âm hôm nay là đang ở thời kỳ thứ 3 của lịch sử, thời kỳ của Giáo Hội hoạt động. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm chứng rằng đây là một thời gian đầy khó khăn, đầy bối rối của những lo âu và đối với một số người đó là sự ngược đãi và bắt bớ. Mùa Vọng nhắc chúng ta hãy nhớ đây là thời gian cho chúng ta tập rèn luyện tính kiên nhẩn và đặt niềm hy vọng vào lời hứa của Phúc âm: Triều Đại của Thiên Chúa sẽ đến trong sự sung mãn.

Chúng ta không nên bỏ qua bài đọc thứ nhất trích từ lời ngôn sứ Barúc. Thật là một lời văn tuyệt diệu! Nhưng Giêrusalem cần nhiều hơn là hình ảnh của thi thơ trong lúc này, vì thành phố bị đổ nát và dân chúng bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Những người Do thái sùng đạo khao khát được trở về lại Giêrusalem, nơi được coi như là một thành phố tuyệt vời trong Kinh Thánh. Ngôn sứ Barúc có thị kiến về một thời điểm khi các người bị lưu đày sẻ được trở về quê thật của họ. Đó sẽ là một cuộc xuất hành mới có thể thực hiện theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Không có cách làm nào khác khiến một dân tộc bại vong có thể được phục sinh, ngoại trừ hưởng nhờ lời ban sự sống của Thiên Chúa?

Những người được trở về sẽ được quấn trong một áo choàng là "áo công chính của Thiên Chúa". Bộ áo đó diễn tả một vài nét về đời sống của họ sẽ cùng nhau nhận được trong Giêrusalem mới. Sự công chính không chỉ đơn thuần là một đức tính trong nhiều đức tính khác của Kinh Thánh. Trái lại, trong cộng đoàn của Thiên Chúa đó là đức tính quan trọng nhất. Nó phản ảnh cách Thiên Chúa quan tâm tới chúng ta. Trong một cộng đoàn có sự công chính dẩn dắt, mọi người đều được đối xử công bằng như nhau. Tất cả cùng hưởng một nguồn lợi, không ai bị đói khát, hay bị cư xử bất công. Tin tức hằng ngày nhắc chúng ta rằng chúng ta còn còn lâu mới trở thành được khoác áo trong "áo công chính". Đại dịch Covid đã làm cho mọi thứ trở nên xấu xa tồi tệ hơn, với sự gia tăng của một số người và gia đình trong đất nước chúng ta, thiếu liên lạc thường xuyên với các nơi tạm trú và có lương thực đầy đủ.

Thông điệp của ngôn sứ Barúc là một tin vui cho những người cô đơn, và lưu lạc! Bất chấp những tội lỗi và sự bất trung của họ trong quá khứ, Thiên Chúa đã không để họ bị diệt vong. Ngài sẽ quy tụ các con trẻ đang tản mác từ bốn phương trời về. Bài Thánh Vịnh trong đáp ca hôm nay mừng những người bị lưu đày được trở về. "Việc Chúa làm cho chúng ta, ôi vĩ đại lắm thay! Chúng ta cảm thấy mình chan chứa một niềm vui".

Thành Giêrusalem không bao giờ được phục hồi hoàn toàn và vì vậy, người dân bắt đầu hy vọng vào một dịp khác để xây cất trở lại. Kỳ vọng của họ hướng về sự mong đợi một Đấng Mêsia trở lại để loan báo Triều Đại Thiên Chúa trên hoàn cầu. Ông Barúc là ngôn sứ của Mùa Vọng, nói đến cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta, và lòng khao khát của chúng ta mong đợi một Thiên Chúa hiện thực. Dân chúng tiếp tục trãi qua những áp bức, phân tán và mong đợi. Hãy tưởng tượng sự vui mừng của họ khi ông Gioan Tẩy Giả chú thích lời ngôn sứ Isaia thị kiến loan báo Đấng Mêsia, loan báo sự trở lại chắc chắn của Đấng sẽ đem đến "sự cứu rổi của Thiên Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY OF ADVENT -C-
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6

In today’s gospel passage Luke sounds like a history teacher. " In the fifteenth year of the reign of Tiberius Caesar...." We’re not used to a gospel writer spending much time on historical data and geography. We are still early in this gospel and we get the impression from Luke that whatever is going to happen in the course of this narrative will take place at a very specific time and location. Salvation, according to Luke, is not a children’s fairy tale, but it is a very concrete event in human history.

John the Baptist is the clarion voice announcing the beginning of a new age; the time of Jesus and his ministry. Luke connects us to the promises made in the past by the prophets and is now beginning to show their fulfillment in the present. The period announced by John will end with Jesus’ ascension to heaven. Then the Acts of the Apostles (Luke’s second volume) will begin the narration of a third period when the Church expands Jesus’ ministry into the future-- until the end of time.

John the Baptist is a very important figure in all the gospels and each begins by telling of his ministry. John sets the stage for the One who is to come. In Luke’s telling John is a prophet, like the prophets of old. Just as God spoke the Word to the people through the prophets in the past, God is speaking the Word once again through the prophet John. With John’s arrival we begin to move from the promises of the Old Testament to their fulfillment in the gospel. Israel’s longed-for salvation has taken flesh and John is announcing his immanent arrival.

There’s no escaping, or watering down, what John is asking: "a baptism of repentance for the forgiveness of sins...." He’s calling people to change their ways, not just a cosmetic makeover, but a complete turning around ("metanoia"). He wants people to stop going in their own direction, making decisions based on their own preferences, move towards God and be open to what God is about to do for them. Such a turning would require profound change in their thinking and acting.

Most people don’t have to be told that they are sinners, in fact, many of us carry the burden for past misdeeds around with us throughout our lives. That guilt affects how we think of God, ourselves and how we treat others. John the Baptist is often depicted in austere terms, a scary prophet. But his message is one of relief and fulfillment: God is drawing near with the offer of forgiveness and will do for us what we could not do for ourselves.

We are not yet celebrating the birth of the Christ Child. Instead we are preparing for the coming of the adult Christ who, as the prophet Isaiah promised, washes away sins, "...all flesh shall see the salvation of God." As wonderful as the feast of Christmas is, John points us not to the child Jesus, but to the coming Christ, whose life, death and resurrection save us. One of the key messages in Luke’s Gospel is that God reaches out, not just to a select religious group, but to all people ("all flesh"); as the Baptist reminds us, God’s salvation is for everyone, no one is to be left out.

At the time of the Babylonian empire whenever the monarch traveled workers would precede him leveling the ground and filling in ditches to make the way smooth for his chariots. By quoting Isaiah, "Prepare the way of the Lord, make straight God’s paths," John directs our gaze to the topography of our own lives: where are the "valleys," the empty places that the coming Christ can fill in? What are the "mountains," those forces that tower over us and leave us feeling impotent: debilitating habits, sins, addictions, social pressures, etc? Those of us who look for Christ’s coming anew to us this Advent must admit we haven’t fully responded to the Baptist’s (and Isaiah’s) proclamation to prepare the way.

There are still personal and communal twists and turns, a "winding road," that divert us away from the straight paths that open to the Savior’s entrance into our lives. There are valleys of discouragement and frustration, as well as mountains of resistance to Baruch’s vision of a just community. We need help, another appearance of Christ into our lives, so we can continue to work for the completion of his mission in our world. But not by our own power! Luke announces the beginning of a new age with Christ’s coming. After Christ completes his mission his community will be gifted with his Spirit so we can continue the work of straightening the "winding roads"; filling in the valleys and making the mountains low for the final arrival of Christ.

We who hear this gospel today are in the third period of history – the time of the Church. And anyone of us can testify it is a time of stress, confusion, anxiety and, for some, persecution. Advent reminds us that this is also a time for us to practice patience and hope in the promise of the gospel: God’s kingdom will come in its fullness.

Let’s not skip over the first reading, from the prophet Baruch, it is sheer poetry! But Jerusalem needs more than poetic imagery and pretty language at this moment, for the city is in ruins and its children carried off into Babylonian exile. Devout Jews longed to return to Jerusalem, portrayed as the ideal city in the Scriptures. Baruch envisions a time when those in the Diaspora will return to their true home. It’ll be a new exodus made possible by God’s command. How else could a defeated people be resurrected, except by the life-giving Word of God?

The restored people will wrap themselves in "the cloak of justice from God." The garments they will wear suggests the life they will have together in the new Jerusalem. Justice is not merely one virtue among many in the Bible rather, for God’s community, it is the key virtue. It reflects the very way God treats us. In a community guided by justice all are treated equally; all share in the community’s resources; no one goes hungry or is treated unfairly. The daily news reminds us we are far from being those who are clothed in "the cloak of justice." The pandemic has made bad things worse, with an increase of families and individuals in our country who lack consistent access to adequate food and shelter.

Baruch’s message is good news indeed for the forlorn and scattered people! Despite their past sins and disloyalties, God has not left them to perish, but promises to restore the nation and the city. God will gather the scattered children from the four corners of the world. The Responsorial Psalm today celebrates the return of the exiles, "The Lord has done great things for us; we are filled with joy."

Jerusalem was never fully restored and so the people began to hope in another kind of restoration. Their expectations turned to the coming of the Messiah to proclaim God’s kingdom to the world. Baruch is an Advent prophet who touches our deepest feelings and our longings for the fullness of God. The people continued to experience oppression, dispersion, domination, and longing. Imagine their excitement when John the Baptist, quoting Isaiah’s messianic vision, announced the imminent arrival of the One who will bring "the salvation of God."