Chất lượng cuộc sống và tính thánh thiêng của cuộc sống
Lược trích bài phỏng vấn với Chuyên Gia về Sinh Học Đạo Đức Cha Victor Pajares
ROME (Zenit.org).-Những ngộ nhận về “chất lượng của cuộc sống” hiện đang đưa đến những hậu quả tai hại, dẫn đến chết người, như đã được thể hiện rõ trong trường hợp của Cô Terri Schiavo vừa qua, một người phụ nữ tại Florida bị chứng bệnh hư não và đã qua đời vì ống dẫn thức ăn bị hủy bỏ.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãng tin Zenit đã phỏng vấn Cha Victor Pajares, một chuyên gia về đạo đức sinh học hiện đang giảng dạy tại Phân Khoa về Đạo Đức Sinh Học thuộc trường Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại làm sao mà Cha lại chọn chủ đề về “chất lượng của cuộc sống” là chủ đề chính trong luận án tốt nghiệp Tiến Sĩ của Cha, một chủ đề thuộc về lãnh vực sinh học đạo đức?
Cha Pajares (T): Thưa, vì những lý do cá nhân, như trong hoàn cảnh của tôi, thì việc chọn chủ đề đó rất xứng hợp với những nghiên cứu và học hỏi của tôi trước đây. Ngoài ra cũng còn có những lý do khách quan khác nữa, và một trong những lý do đó chính là chất lượng của cuộc sống, một đề tài rất hiện hành thời nay và cũng là một ý tưởng mà không chóng thì chày đều xuất hiện trong mọi dự án mà tôi sẽ đảm nhận.
“Chất lượng của cuộc sống” là chủ đề luôn tiềm ẩn trong tâm trí tôi, một chủ đề mà những nhà đạo đức sinh học nổi tiếng dùng để đưa ra những lý lẽ, biện dẫn của họ về việc phá thai, việc trợ tử, việc thụ tinh và sinh sản trong ống nghiệm, vân vân. Trông nó có vẽ như là rất đơn giản, chẳng khác nào việc mở một cuốn sách của Peter Singer ra và đợi những lời thần kỳ xuất hiện vậy.
(H): Thưa Cha, Cha có nghĩ là cụm từ “chất lượng của cuộc sống” phần nào đó đã bị đánh cắp một cách mách móc bởi một số nhà sinh học đạo đức, và từ đó họ cố làm méo mó đi ý nghĩa nguyên thủy của chúng không?
(T): Thưa, thành thật mà nói, rất nhiều học giả khi tiếp cận tới vấn đề này, thì họ cố tránh đi bất kỳ một trong hai khuynh hướng như đã đề cập ở trên. Hay nói cách khác, không ai có thể tự đề ra những ý tưởng nào đó về chất lượng của cuộc sống là như thế nào và đâu là tính thiêng liêng (hay bất khả xâm phạm) của cuộc sống một cách tương phản nhau, hay loại bỏ lẫn nhau.
(H): Thưa Cha, Cha có thể trình bày chi tiết (expound) về dòng tư tưởng này không?
(T): Thưa, cách dễ nhất để hiểu được vấn đề này là dựa vào những giảng dạy của Đức Thánh Cha.
Trong Hiến Chế “Evangelium Vitae,” là hiến chế có liên quan nhiều nhất đến vấn đề về sinh học đạo đức hiện nay, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập về “chất lượng của cuộc sống” Đức Cố Giáo Hoàng đã cặn kẽ tóm lược về một sắc thái giảng dạy của Ngài như sau:
Chẳng hạn như việc Ngài cảnh cáo, khi vấn đề có liên quan tới việc gọi là “chất lượng của cuộc sống,” nếu diễn đạt cụm từ này hoàn toàn dựa trên tính hiệu quả của nền kinh tế; chủ nghĩa tiệu thụ quá đáng; vẽ đẹp và sự thỏa mãn vật chất, bên ngoài; hay sự thờ ơ trước những chiều kích thâm sâu về sự hiện diện của con người nơi trần thế như việc đối tác giữa cá nhân với nhau, khía cạnh tinh thần và tôn giáo. Thì rõ ràng là chúng ta không thể nào cảm thấy yên tâm với những loại ý tưởng như vậy.
Đức Thánh Cha đề cập đến những hậu quả của lối tiếp cận và giải thích thiển cận này vốn xem sự đau đớn như là “một gánh nặng không thể tránh khỏi về sự hiện diện của con người” (an inescapable burden of human existence) và nó sẽ chẳng bao giờ là “một yếu tố về khả năng có thể phát triển cá nhân” (a factor of possible personal growth), và chính vì thế nó bị “chối từ vì nó được cho là vô dụng, hay nói đúng hơn được xem như là một thứ tội lổi, mà phải cần tránh bỏ bằng mọi cách.”
Chúng ta có thể gọi đây là một ý tưởng “quá hờ hững, quá lõng lẽo” có liên quan đến chất lượng của cuộc sống. Nhưng, lẽ dĩ nhiên, đó không phải là sự chọn lựa duy nhất mà chúng ta có.
Chất lượng của cuộc sống cũng còn có nghĩa là một ơn huệ, một sự cố gắng nào đó nhằm đáp lại những mong đợi của con người, đặc biệt là tại những xã hội văn minh, tân tiến, vốn “đã không còn chú trọng nhiều vào những vấn nạn của việc tồn tại nữa nhưng là vào việc cải thiện chung về những điều kiện sống.” Rõ ràng là chẳng có gì sai trái cả so với sự phát triển về mặt văn hóa.
(H): Thưa Cha, nhưng nếu đúng thế, thì tại sao chúng ta lại không chọn giữa một trong hai định nghĩa nêu trên về chất lượng của cuộc sống?
(T): Thưa, tôi nghĩ là chúng được định nghĩa dựa trên những góc độ khác nhau. Định nghĩa đầu tiên phần nào có liên quan đến sức khỏe hay y học, còn định nghĩa thứ nhì thì thiên về khía cạnh của môi trường nhiều hơn.
Hơn nữa, định nghĩa đầu thì chẳng khác nào một chủ nghĩa khoái lạc (hedonistic), với những hậu quả tai hại đi kèm, trong khi cách định nghĩa thứ hai thì khác hẳn. Trở lại câu trả lời trên của tôi, sự chia rẽ mà chúng ta phải cần tránh chính là việc phải chọn lựa giữa tính thánh thiêng của cuộc sống và chất lượng của cuộc sống, vì thú thật, chẳng có cách nào để hòa giải hai định nghĩa trên lại với nhau.
Để làm rõ hơn về điểm này, tôi muốn nhắc lại lời tuyên bố của cựu Tổng Thống Ronald Reagan sau vụ tai tiếng có tên là Baby Doe (Bé Doe). Thì sự việc này có liên quan đến một đứa bé được sinh ra đời với hội chứng Down (một căn bệnh về bại liệt) mà phần ruột bên trong của Bé bị tắc nghẽn và không được chữa trị, và Bé đã chết vì hội chứng đó.
Cựu Tổng Thống Reagan nói: “Mỗi một nhà lập pháp, mỗi một bác sĩ, và mỗi một người công dân trong xã hội cần phải nhận biết ra rằng vấn đề thật sự chính là phải xác nhận và bảo vệ tính thánh thiêng của tất cả mạng sống con người, hay là phải theo đuổi một sự chọn lựa về đạo đức xã hội vốn coi một số mạng sống con người thì có giá trị, còn những mạng sống của những người khác thì không. Là một quốc gia, chúng ta phải chọn lựa giữa đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống và đạo đức về chất lượng của cuộc sống.”
Nếu chúng ta chú ý cẩn thận vào lời tuyên bố này, thì từ ngữ chính yếu chính là “đạo đức” (ethic), hoặc là đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống nhằm bảo vệ tất cả mạng sống con người; hay đạo đức về chất lượng của cuộc sống, tức chỉ coi trọng mạng sống của một số người mà thôi, còn mạng sống của những người khác thì bị vất bỏ đi.
Một thứ đạo đức mà chỉ hoàn toàn dựa vào chất lượng của cuộc sống, và chẳng thèm ngó ngàng gì tới tính thánh thiêng (bất khả xâm phạm) của cuộc sống, thì đạo đức theo kiểu đó chỉ có tôn trọng một số mạng sống của con người mà thôi. Nhưng điều đó, cũng không có nghĩa là đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống không thể nào hội nhập luôn chất lượng của cuộc sống.
(H): Thưa Cha, nếu thế thì câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: liệu có một loại đạo đức tổng thể nào đó bao gồm luôn cả hai yếu tố: chất lượng và tính thánh thiêng của cuộc sống, không?
(T): Thưa, đúng thế, và chúng ta có thể nhận biết ra điều trên qua truyền thống chính yếu có liên quan đến mặt đạo đức luân lý của Giáo Hội Công Giáo, vốn được dựa trên ba nguyên tắc sau: bảo vệ tất cả mạng sống con người khỏi việc chủ tâm giết hại; việc bắt buộc phải sử dụng những phương cách thông thường mà thôi để bảo toàn sức khỏe và cuộc sống, và việc cổ võ về lòng trắc ẩn và tình đoàn kết đặt biệt dành cho những người bị suy yếu nhất trong xã hội.
Thì ba nguyên tắc trên bao gồm luôn cả tính thánh thiêng và chất lượng của cuộc sống. Và chính vì thế mà đạo đức Công Giáo không bao giờ bị phai nhạt hay lung lay đi trong bất kỳ lý thuyết nào trong lãnh vực sinh học đạo đức của con người.
(H): Thưa Cha, nhưng trông có vẽ là nó sẽ gặp rắc rối khi chúng ta phải đối diện với những tình huống mà tính thánh thiêng và chất lượng của cuộc sống lại đối nghịch nhau. Thì trong những trường hợp này, ta nên coi trọng yếu tố nào?
(T): Thưa, câu trả lời chính là phải chọn tính thánh thiêng của cuộc sống. Và vì đức tin chính là di sản quý báu nhất vì lẽ, đức tin cho phép chúng ta nhìn thấy được lý do cao quý nhất để duy trì/kéo dài tính nhân phẩm của bất kỳ mạng sống nào của con người, vì lẽ đó cũng chính là mạng sống của Thiên Chúa vậy, thậm chí ngay cả khi dung mạo bên ngoài đã bắt đầu bị hủy hoại, thế nhưng hình ảnh nội tại bên trong của người đó vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, cái loại xã hội mà chúng ta đang sống và xây dựng nên, có khuynh hướng là để cho chất lượng của cuộc sống lấn áp và có quyền định đoạt tất cả.
(H): Thưa Cha, làm cách nào để cho xã hội này biết coi trọng tính thánh thiêng của cuộc sống, đặc biệt là đối với những ai không tin rằng: con người được tạo dựng nên giống với hình ảnh của Thiên Chúa?
(T): Thưa, tôi có thể lý giải câu hỏi trên bằng một ví dụ cụ thể tại nước Ý. Tại Ý, chính quyền tạo ra bằng lái xe là dựa trên “các điểm” (by points), vì thế nếu bạn vi phạm luật giao thông, thì bạn bị mất đi một số điểm, cho đến khi bạn mất hết tất cả các điểm kể từ lúc bạn nhận được bằng lái.
Giờ đây, áp dụng điều này vào điều kiện của con người chúng ta. Liệu nhân loại chúng ta có thể có được những đức tính chính yếu về con người mà hôm nay chúng ta có, rồi chẳng bao lâu sau, chúng ta lại không còn có nữa không? Nếu thế thì, sẽ chẳng có những trở ngại nào cả để pháp lý hóa việc trợ tử.
Và vấn nạn lớn nhất chính là chúng ta sẽ không thể nào bảo chắc về một việc thiếu lạm dụng hoàn toàn (a total lack of misuse), vì lẽ, nhân phẩm con người lại tùy thuộc vào sự thay đổi, và sự phụ thuộc đó không đủ cơ sở để bắt buộc một thái độ đạo đức đúng đắn nào đó từ phía các thành viên của gia đình, những viên chức y học và các thẩm phán. Vì chưng, một khi chúng ta đã mất đi những phẩm chất của con người chúng ta, thì đương nhiên là chúng ta mất luôn cả tính nhân phẩm của chúng ta, vân vân…..
(H): Thưa Cha, chúng ta có thể kết luận về điều đó qua trường hợp của Cô Terri Schiavo vừa qua. Liệu chúng ta có thể nói rằng kể từ sau vụ Terry trở đi, chúng ta sẳn sàng cho phép xã hội tái định nghĩa lại ý nghĩa chính về sự hiện diện của con người chúng ta nơi trần gian này?
(T): Thưa, như chúng ta thấy đó, khi chúng ta mang trong đầu về ý tưởng này, thì chẳng khác nào chúng ta lại trở thành những tiên tri của sự chết. Họ sẽ cố giải thích cho chúng ta rằng cuối cùng thì Terri cũng đã được cho phép để về nơi an nghĩ cuối cùng trong bình an và sẽ không còn chịu đựng những đau đớn dày vò nữa. Và cứ mỗi lúc chúng ta phản kháng lại, thì họ sẽ đưa ra một lập luận khác khiến cho vấn đề trở nên có lý, ít nhất là về phía họ.
Tuy nhiên, vấn đề ở chổ nếu chất lượng của cuộc sống có ý nghĩa nhiều hơn là tính thánh thiêng của cuộc sống, thì chúng ta lúc nào cũng phải run sợ về việc ai chọn những chất lượng đó, và ai sẽ là người xét đoán rằng tới mức nào mà chúng ta giữ những chất lượng được đòi hỏi đó.
Dĩ nhiên là không ai nói rằng Chủ Nghĩa Phát Xít Đức sẽ quay trở lại, vì lẽ, mọi chuyện giờ đây trông có vẽ là tốt hơn. Lịch sử đã dạy cho chúng ta biết được điều đó, giờ đây chúng ta chỉ việc hy vọng xem sao.
Thế nhưng, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi không thể nào tự cho phép mình nhận lấy điều gì đó không phải là do từ sức lực của mình, và cứ như thế vào sáng ngày mai …. Và đó không phải vì tôi có thể chết đi vào bất cứ lúc nào, mà có lẽ là tôi sẽ không cho phép mình cứ tiếp tục sống như thể là chẳng có điều gì sai trái xảy ra cả.
Điều này không có nghĩa là đẩy vấn đề đi quá xa, vì lẽ, đạo đức về chất lượng của cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn chất lượng của sản phẩm tức tất cả mạng sống con người sau khi đã mất đi tính thánh thiêng.
(H): Thưa Cha, liệu chúng ta có thể hy vọng về một tương lai ít ảm đạm hơn không?
(T): Thưa, không những chúng ta có thể, mà chúng ta cũng phải hy vọng về điều đó. Thiên Chúa không bỏ chúng ta. Ngài không bỏ Giáo Hội lẫn thế giới này. Bằng nếu không thì chúng ta không thể nào giải thích nổi là tại sao Ngài đã trao ban cho chúng ta một Đức Giáo Hoàng đầy tài năng!
Tuy nhiên, cũng nên biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng đã nói rất rõ về chủ đề này. Vào năm 1997, Ngài viết về triết học của Một Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order), không giống như thuyết của Mác xít, vốn rất hiện thực và không phải duy tâm (utopian). Vì trong tương lai, chúng ta sẽ được phong phú và tràn đầy sức khỏe, thì triết lý hiện thực này không đòi hỏi chúng ta phải sẳn sàng để đưa ra những hy sinh cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người, bao gồm luôn cả chúng ta.
Chính vì thế, loại triết lý được gọi là triết lý nhân đạo sẽ đề ra các chính sách nhằm làm ngăn cản những ai cố tình hũy hoại đi nhân loại, để nhằm đảm bảo sự hạnh phúc mà một số người đã có được.
Vừa rồi, chúng ta đã nghe được Đức Thánh Cha Bênêđíctô nói về cái gọi là “sa mạc,” vốn trên tất cả chính là tính ích kỷ, và chỉ có một sự thật và giải pháp duy nhất để thoát khỏi nó, chính là nước hằng sống được tưới xuống từ Chúa Kitô, chúng ta có thể phụ thuộc vào ơn phù trợ của Ngài để tin chắc rằng nền văn hóa sự sống này sẽ tiếp tục được triển nở chống lại sự chết của sa mạc.
Lược trích bài phỏng vấn với Chuyên Gia về Sinh Học Đạo Đức Cha Victor Pajares
ROME (Zenit.org).-Những ngộ nhận về “chất lượng của cuộc sống” hiện đang đưa đến những hậu quả tai hại, dẫn đến chết người, như đã được thể hiện rõ trong trường hợp của Cô Terri Schiavo vừa qua, một người phụ nữ tại Florida bị chứng bệnh hư não và đã qua đời vì ống dẫn thức ăn bị hủy bỏ.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãng tin Zenit đã phỏng vấn Cha Victor Pajares, một chuyên gia về đạo đức sinh học hiện đang giảng dạy tại Phân Khoa về Đạo Đức Sinh Học thuộc trường Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại làm sao mà Cha lại chọn chủ đề về “chất lượng của cuộc sống” là chủ đề chính trong luận án tốt nghiệp Tiến Sĩ của Cha, một chủ đề thuộc về lãnh vực sinh học đạo đức?
Cha Pajares (T): Thưa, vì những lý do cá nhân, như trong hoàn cảnh của tôi, thì việc chọn chủ đề đó rất xứng hợp với những nghiên cứu và học hỏi của tôi trước đây. Ngoài ra cũng còn có những lý do khách quan khác nữa, và một trong những lý do đó chính là chất lượng của cuộc sống, một đề tài rất hiện hành thời nay và cũng là một ý tưởng mà không chóng thì chày đều xuất hiện trong mọi dự án mà tôi sẽ đảm nhận.
“Chất lượng của cuộc sống” là chủ đề luôn tiềm ẩn trong tâm trí tôi, một chủ đề mà những nhà đạo đức sinh học nổi tiếng dùng để đưa ra những lý lẽ, biện dẫn của họ về việc phá thai, việc trợ tử, việc thụ tinh và sinh sản trong ống nghiệm, vân vân. Trông nó có vẽ như là rất đơn giản, chẳng khác nào việc mở một cuốn sách của Peter Singer ra và đợi những lời thần kỳ xuất hiện vậy.
(H): Thưa Cha, Cha có nghĩ là cụm từ “chất lượng của cuộc sống” phần nào đó đã bị đánh cắp một cách mách móc bởi một số nhà sinh học đạo đức, và từ đó họ cố làm méo mó đi ý nghĩa nguyên thủy của chúng không?
(T): Thưa, thành thật mà nói, rất nhiều học giả khi tiếp cận tới vấn đề này, thì họ cố tránh đi bất kỳ một trong hai khuynh hướng như đã đề cập ở trên. Hay nói cách khác, không ai có thể tự đề ra những ý tưởng nào đó về chất lượng của cuộc sống là như thế nào và đâu là tính thiêng liêng (hay bất khả xâm phạm) của cuộc sống một cách tương phản nhau, hay loại bỏ lẫn nhau.
(H): Thưa Cha, Cha có thể trình bày chi tiết (expound) về dòng tư tưởng này không?
(T): Thưa, cách dễ nhất để hiểu được vấn đề này là dựa vào những giảng dạy của Đức Thánh Cha.
Trong Hiến Chế “Evangelium Vitae,” là hiến chế có liên quan nhiều nhất đến vấn đề về sinh học đạo đức hiện nay, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập về “chất lượng của cuộc sống” Đức Cố Giáo Hoàng đã cặn kẽ tóm lược về một sắc thái giảng dạy của Ngài như sau:
Chẳng hạn như việc Ngài cảnh cáo, khi vấn đề có liên quan tới việc gọi là “chất lượng của cuộc sống,” nếu diễn đạt cụm từ này hoàn toàn dựa trên tính hiệu quả của nền kinh tế; chủ nghĩa tiệu thụ quá đáng; vẽ đẹp và sự thỏa mãn vật chất, bên ngoài; hay sự thờ ơ trước những chiều kích thâm sâu về sự hiện diện của con người nơi trần thế như việc đối tác giữa cá nhân với nhau, khía cạnh tinh thần và tôn giáo. Thì rõ ràng là chúng ta không thể nào cảm thấy yên tâm với những loại ý tưởng như vậy.
Đức Thánh Cha đề cập đến những hậu quả của lối tiếp cận và giải thích thiển cận này vốn xem sự đau đớn như là “một gánh nặng không thể tránh khỏi về sự hiện diện của con người” (an inescapable burden of human existence) và nó sẽ chẳng bao giờ là “một yếu tố về khả năng có thể phát triển cá nhân” (a factor of possible personal growth), và chính vì thế nó bị “chối từ vì nó được cho là vô dụng, hay nói đúng hơn được xem như là một thứ tội lổi, mà phải cần tránh bỏ bằng mọi cách.”
Chúng ta có thể gọi đây là một ý tưởng “quá hờ hững, quá lõng lẽo” có liên quan đến chất lượng của cuộc sống. Nhưng, lẽ dĩ nhiên, đó không phải là sự chọn lựa duy nhất mà chúng ta có.
Chất lượng của cuộc sống cũng còn có nghĩa là một ơn huệ, một sự cố gắng nào đó nhằm đáp lại những mong đợi của con người, đặc biệt là tại những xã hội văn minh, tân tiến, vốn “đã không còn chú trọng nhiều vào những vấn nạn của việc tồn tại nữa nhưng là vào việc cải thiện chung về những điều kiện sống.” Rõ ràng là chẳng có gì sai trái cả so với sự phát triển về mặt văn hóa.
(H): Thưa Cha, nhưng nếu đúng thế, thì tại sao chúng ta lại không chọn giữa một trong hai định nghĩa nêu trên về chất lượng của cuộc sống?
(T): Thưa, tôi nghĩ là chúng được định nghĩa dựa trên những góc độ khác nhau. Định nghĩa đầu tiên phần nào có liên quan đến sức khỏe hay y học, còn định nghĩa thứ nhì thì thiên về khía cạnh của môi trường nhiều hơn.
Hơn nữa, định nghĩa đầu thì chẳng khác nào một chủ nghĩa khoái lạc (hedonistic), với những hậu quả tai hại đi kèm, trong khi cách định nghĩa thứ hai thì khác hẳn. Trở lại câu trả lời trên của tôi, sự chia rẽ mà chúng ta phải cần tránh chính là việc phải chọn lựa giữa tính thánh thiêng của cuộc sống và chất lượng của cuộc sống, vì thú thật, chẳng có cách nào để hòa giải hai định nghĩa trên lại với nhau.
Để làm rõ hơn về điểm này, tôi muốn nhắc lại lời tuyên bố của cựu Tổng Thống Ronald Reagan sau vụ tai tiếng có tên là Baby Doe (Bé Doe). Thì sự việc này có liên quan đến một đứa bé được sinh ra đời với hội chứng Down (một căn bệnh về bại liệt) mà phần ruột bên trong của Bé bị tắc nghẽn và không được chữa trị, và Bé đã chết vì hội chứng đó.
Cựu Tổng Thống Reagan nói: “Mỗi một nhà lập pháp, mỗi một bác sĩ, và mỗi một người công dân trong xã hội cần phải nhận biết ra rằng vấn đề thật sự chính là phải xác nhận và bảo vệ tính thánh thiêng của tất cả mạng sống con người, hay là phải theo đuổi một sự chọn lựa về đạo đức xã hội vốn coi một số mạng sống con người thì có giá trị, còn những mạng sống của những người khác thì không. Là một quốc gia, chúng ta phải chọn lựa giữa đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống và đạo đức về chất lượng của cuộc sống.”
Nếu chúng ta chú ý cẩn thận vào lời tuyên bố này, thì từ ngữ chính yếu chính là “đạo đức” (ethic), hoặc là đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống nhằm bảo vệ tất cả mạng sống con người; hay đạo đức về chất lượng của cuộc sống, tức chỉ coi trọng mạng sống của một số người mà thôi, còn mạng sống của những người khác thì bị vất bỏ đi.
Một thứ đạo đức mà chỉ hoàn toàn dựa vào chất lượng của cuộc sống, và chẳng thèm ngó ngàng gì tới tính thánh thiêng (bất khả xâm phạm) của cuộc sống, thì đạo đức theo kiểu đó chỉ có tôn trọng một số mạng sống của con người mà thôi. Nhưng điều đó, cũng không có nghĩa là đạo đức về tính thánh thiêng của cuộc sống không thể nào hội nhập luôn chất lượng của cuộc sống.
(H): Thưa Cha, nếu thế thì câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: liệu có một loại đạo đức tổng thể nào đó bao gồm luôn cả hai yếu tố: chất lượng và tính thánh thiêng của cuộc sống, không?
(T): Thưa, đúng thế, và chúng ta có thể nhận biết ra điều trên qua truyền thống chính yếu có liên quan đến mặt đạo đức luân lý của Giáo Hội Công Giáo, vốn được dựa trên ba nguyên tắc sau: bảo vệ tất cả mạng sống con người khỏi việc chủ tâm giết hại; việc bắt buộc phải sử dụng những phương cách thông thường mà thôi để bảo toàn sức khỏe và cuộc sống, và việc cổ võ về lòng trắc ẩn và tình đoàn kết đặt biệt dành cho những người bị suy yếu nhất trong xã hội.
Thì ba nguyên tắc trên bao gồm luôn cả tính thánh thiêng và chất lượng của cuộc sống. Và chính vì thế mà đạo đức Công Giáo không bao giờ bị phai nhạt hay lung lay đi trong bất kỳ lý thuyết nào trong lãnh vực sinh học đạo đức của con người.
(H): Thưa Cha, nhưng trông có vẽ là nó sẽ gặp rắc rối khi chúng ta phải đối diện với những tình huống mà tính thánh thiêng và chất lượng của cuộc sống lại đối nghịch nhau. Thì trong những trường hợp này, ta nên coi trọng yếu tố nào?
(T): Thưa, câu trả lời chính là phải chọn tính thánh thiêng của cuộc sống. Và vì đức tin chính là di sản quý báu nhất vì lẽ, đức tin cho phép chúng ta nhìn thấy được lý do cao quý nhất để duy trì/kéo dài tính nhân phẩm của bất kỳ mạng sống nào của con người, vì lẽ đó cũng chính là mạng sống của Thiên Chúa vậy, thậm chí ngay cả khi dung mạo bên ngoài đã bắt đầu bị hủy hoại, thế nhưng hình ảnh nội tại bên trong của người đó vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, cái loại xã hội mà chúng ta đang sống và xây dựng nên, có khuynh hướng là để cho chất lượng của cuộc sống lấn áp và có quyền định đoạt tất cả.
(H): Thưa Cha, làm cách nào để cho xã hội này biết coi trọng tính thánh thiêng của cuộc sống, đặc biệt là đối với những ai không tin rằng: con người được tạo dựng nên giống với hình ảnh của Thiên Chúa?
(T): Thưa, tôi có thể lý giải câu hỏi trên bằng một ví dụ cụ thể tại nước Ý. Tại Ý, chính quyền tạo ra bằng lái xe là dựa trên “các điểm” (by points), vì thế nếu bạn vi phạm luật giao thông, thì bạn bị mất đi một số điểm, cho đến khi bạn mất hết tất cả các điểm kể từ lúc bạn nhận được bằng lái.
Giờ đây, áp dụng điều này vào điều kiện của con người chúng ta. Liệu nhân loại chúng ta có thể có được những đức tính chính yếu về con người mà hôm nay chúng ta có, rồi chẳng bao lâu sau, chúng ta lại không còn có nữa không? Nếu thế thì, sẽ chẳng có những trở ngại nào cả để pháp lý hóa việc trợ tử.
Và vấn nạn lớn nhất chính là chúng ta sẽ không thể nào bảo chắc về một việc thiếu lạm dụng hoàn toàn (a total lack of misuse), vì lẽ, nhân phẩm con người lại tùy thuộc vào sự thay đổi, và sự phụ thuộc đó không đủ cơ sở để bắt buộc một thái độ đạo đức đúng đắn nào đó từ phía các thành viên của gia đình, những viên chức y học và các thẩm phán. Vì chưng, một khi chúng ta đã mất đi những phẩm chất của con người chúng ta, thì đương nhiên là chúng ta mất luôn cả tính nhân phẩm của chúng ta, vân vân…..
(H): Thưa Cha, chúng ta có thể kết luận về điều đó qua trường hợp của Cô Terri Schiavo vừa qua. Liệu chúng ta có thể nói rằng kể từ sau vụ Terry trở đi, chúng ta sẳn sàng cho phép xã hội tái định nghĩa lại ý nghĩa chính về sự hiện diện của con người chúng ta nơi trần gian này?
(T): Thưa, như chúng ta thấy đó, khi chúng ta mang trong đầu về ý tưởng này, thì chẳng khác nào chúng ta lại trở thành những tiên tri của sự chết. Họ sẽ cố giải thích cho chúng ta rằng cuối cùng thì Terri cũng đã được cho phép để về nơi an nghĩ cuối cùng trong bình an và sẽ không còn chịu đựng những đau đớn dày vò nữa. Và cứ mỗi lúc chúng ta phản kháng lại, thì họ sẽ đưa ra một lập luận khác khiến cho vấn đề trở nên có lý, ít nhất là về phía họ.
Tuy nhiên, vấn đề ở chổ nếu chất lượng của cuộc sống có ý nghĩa nhiều hơn là tính thánh thiêng của cuộc sống, thì chúng ta lúc nào cũng phải run sợ về việc ai chọn những chất lượng đó, và ai sẽ là người xét đoán rằng tới mức nào mà chúng ta giữ những chất lượng được đòi hỏi đó.
Dĩ nhiên là không ai nói rằng Chủ Nghĩa Phát Xít Đức sẽ quay trở lại, vì lẽ, mọi chuyện giờ đây trông có vẽ là tốt hơn. Lịch sử đã dạy cho chúng ta biết được điều đó, giờ đây chúng ta chỉ việc hy vọng xem sao.
Thế nhưng, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi không thể nào tự cho phép mình nhận lấy điều gì đó không phải là do từ sức lực của mình, và cứ như thế vào sáng ngày mai …. Và đó không phải vì tôi có thể chết đi vào bất cứ lúc nào, mà có lẽ là tôi sẽ không cho phép mình cứ tiếp tục sống như thể là chẳng có điều gì sai trái xảy ra cả.
Điều này không có nghĩa là đẩy vấn đề đi quá xa, vì lẽ, đạo đức về chất lượng của cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn chất lượng của sản phẩm tức tất cả mạng sống con người sau khi đã mất đi tính thánh thiêng.
(H): Thưa Cha, liệu chúng ta có thể hy vọng về một tương lai ít ảm đạm hơn không?
(T): Thưa, không những chúng ta có thể, mà chúng ta cũng phải hy vọng về điều đó. Thiên Chúa không bỏ chúng ta. Ngài không bỏ Giáo Hội lẫn thế giới này. Bằng nếu không thì chúng ta không thể nào giải thích nổi là tại sao Ngài đã trao ban cho chúng ta một Đức Giáo Hoàng đầy tài năng!
Tuy nhiên, cũng nên biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng đã nói rất rõ về chủ đề này. Vào năm 1997, Ngài viết về triết học của Một Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order), không giống như thuyết của Mác xít, vốn rất hiện thực và không phải duy tâm (utopian). Vì trong tương lai, chúng ta sẽ được phong phú và tràn đầy sức khỏe, thì triết lý hiện thực này không đòi hỏi chúng ta phải sẳn sàng để đưa ra những hy sinh cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người, bao gồm luôn cả chúng ta.
Chính vì thế, loại triết lý được gọi là triết lý nhân đạo sẽ đề ra các chính sách nhằm làm ngăn cản những ai cố tình hũy hoại đi nhân loại, để nhằm đảm bảo sự hạnh phúc mà một số người đã có được.
Vừa rồi, chúng ta đã nghe được Đức Thánh Cha Bênêđíctô nói về cái gọi là “sa mạc,” vốn trên tất cả chính là tính ích kỷ, và chỉ có một sự thật và giải pháp duy nhất để thoát khỏi nó, chính là nước hằng sống được tưới xuống từ Chúa Kitô, chúng ta có thể phụ thuộc vào ơn phù trợ của Ngài để tin chắc rằng nền văn hóa sự sống này sẽ tiếp tục được triển nở chống lại sự chết của sa mạc.