Ai phát minh ra Hôn Nhân?

Lược trích bài phỏng vấn với Chuyên Gia về Giáo Luật (canonist) Juan Ignacio Banares

PAMPLONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Ai phát minh ra hôn nhân? Liệu luật lệ có thể "can thiệp vào" những chuyện rất riêng tư như chuyện hôn nhân chẳng hạn không?

Sau đây là những câu hỏi và trả lời trong bài phỏng vấn của hãng tin Zenit với Cha Juan Ignacio Banares Parera, một luật sư chuyên về giáo luật từ trường Đại Học Navarre.

Cha Banares vừa mới viết ra một cuốn sách có nhan đề là "Chiều Kích Vợ Chồng của Con Người: Từ Nhân Chủng Học đến Luật Lệ," (The Conjugal Dimension of the Person: From Anthropology to Law) được xuất bản bởi Nhà Sách Rialp và Thư Viện của Viện Khoa Học về Gia Đình thuộc trường Đại Học Navarre, cũng là nơi mà Ngài hiện đang là Giám Đốc.

Hỏi (H): Thưa Cha, chiều kích vợ chồng của một người chính là gì vậy?

Cha Banares (T): Thưa, con người tồn tại dưới hai bản thể hoặc là nam, hoặc là nữ. Cả hai đều là con người, nhưng lại khác biệt nhau.

Mặc cho lối diễn tả "đi tìm phân nửa," người nam và người nữ không phải là "những phân nửa của bất cứ thứ gì cả," vì lẽ, phân nửa chỉ là phân nửa của một thứ gì đó mà thôi, và phân nửa này lại hoàn toàn giống với phân nửa kia, và cũng vì phân nửa của bất cứ cái gì đó hoàn toàn không tương tác gì cả với phân nửa kia, vì nó chỉ đóng góp thêm một phần tương tự mà thôi.

Trong khi đó thì sự khác biệt giữa một người nam và một người nữ, được thiết lập ra theo một cấu trúc rất riêng của con người, gồm cả một con người tổng thể về phương diện thể lý, tâm lý và tính lý, ám chỉ đến sự bổ sung phong phú cho nhau, nhằm giúp nhau cùng hoàn thiện.

Kể từ khi nảy sinh ra khả năng để giao tiếp, để yêu nhau, và để dân hiến mình cho nhau theo mức độ cụ thể "của một người nam hay một người nữ," thì đó chính là khía cạnh hay chiều kích được gọi là "vợ-chồng."

Chúng ta có thể gọi đó là đặc trưng riêng của cá tính hay chiều kích chung của việc trở thành một người nam hay một người nữ "trong hôn nhân," vì lẽ chiều kích đó nói lên một cấu trúc tổng thể cá nhân của con người, và chiều kích vợ-chồng chính là khả năng để bổ sung và kết nối người nam hay người nữ lại với nhau theo lẽ tự nhiên, thì đó chính là sự tác hợp vợ-chồng. Sự kết nối ở đây chính là bản chất tự nhiên của sự thật, sức mạnh uy vũ của sự tự do và tính hùng vĩ, cao thượng.

(H): Thưa Cha, theo sách vở, thì theo lẽ tự nhiên, con người phải tiến tới hôn nhân. Thế nhưng còn có những chọn lựa khác trong cuộc sống như cách chọn lựa của Cha, là một linh mục. Vậy Cha có thể giải thích điều này được chăng?

(T): Thưa, tôi nghĩ là không nên nói rằng "theo lẽ tự nhiên, con người phải tiến tới hôn nhân," nhưng là con người, theo lẽ tự nhiên, được cấu trúc hóa để có thể bước vào hôn nhân, vì lẽ, những giả định về mặt nhân loại học luôn tồn tại trong tất cả mỗi con người.

Tuy nhiên, mặc dầu hôn nhân là một "khả năng hay cơ hội" dành cho tất cả mọi người, nhưng quyền tự do quyết định với tư cách một công dân và một người tín hữu là do ở mỗi người.

Mặc khác, quyết định ở độc thân còn có thể có nhiều lý do khác nữa, mà những lý do đó rất là chính đáng và cao cả. Nhưng tôi hiểu rằng, không chỉ có đời sống linh mục không thôi, mà tất cả những dạng độc thân tông đồ khác - tất cả luôn là một hồng ân của Thiên Chúa và là một sự đáp trả của con người.

Thì trong dòng suy nghĩ này và để cùng hiệp ý với suy nghĩ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, chúng ta có thể nói rằng việc độc thân như là một ơn gọi mà người nam hay người nữ dâng hiến toàn bộ chính bản thân mình lên cho Thiên Chúa, tùy thuộc theo cấu trúc nam hay nữ giới của mình. Chính vì thế, chiều kích hôn nhân của con người có thể là nền tảng để người đó dâng món quà của mình lên cho Thiên Chúa thông qua món quà (hồng ân) mà cả hai dành cho nhau, thì đó sẽ tạo nên tính chồng-vợ trong hôn nhân, hoặc là trực tiếp dâng chính mình lên cho Thiên Chúa mà không cần phải qua trung gian của một tạo vật nào cả.

Chúng ta hãy nên nhớ rõ: điều này không có nghĩa là coi nhẹ hôn nhân. Mà trái lại, nó muốn nhấn mạnh rằng hôn nhân không những là giải pháp cho cả hai người, mà còn là ý chỉ của Thiên Chúa thông qua người khác phái trong cuộc hành trình cá nhân để hướng đến sự thánh và phúc âm hóa, và để đóng góp cho Giáo Hội và xã hội dân sự.

(H): Thưa Cha, vậy ai đã phát minh ra hôn nhân?

(T): Thưa, hôn nhân được thiết kế ra dựa trên tình yêu của Thiên Chúa. Hôn nhân được trao ban như là hiện thực của tự nhiên, là sự tự do chọn lựa giữa người nam và người nữ, được xã hội "chứng kiến và nhìn nhận," như là một mối quan hệ vốn có của công lý.

(H): Thưa Cha, liệu luật lệ có thể "can thiệp vào" (meddle) - thì đây là những chữ mà Cha viết - một cái gì đó mang tính riêng tư như hôn nhân chẳng hạn, như là Cha đã nêu ra câu hỏi này trong cuốn sách của Cha và Cha đã biện luận rằng: điều đó là có thể. Thưa, tại sao vậy?

(T): Thưa, vấn đề không phải là luật lệ "can dự vào," nhưng là mà hôn nhân, tự bản thân nó tồn tại những mối quan hệ của công lý.

Chuyện vợ-chồng được thiết lập nên trong trật tự của con người - một người chính là chồng, cũng giống như là cha, mẹ hay con gái - nhưng để cống hiến cho nhau theo chiều kích của một người nam và một người nữ, thì tương lai được cam kết ra. Đó có nghĩa là, người đó không chỉ cống hiến bản thân mình trong chốc lát, mà là suốt cả đời.

Thì rõ ràng đó chính là hệ quả của tình yêu, nhằm có ý chia sẽ, cống hiến trọn chính mình cho người khác mà không hề rút lui hay lấy lại. Nhưng cũng đồng thời, đó còn là một mối quan hệ của công lý.

Sau khi đã trở nên một với nhau trong hôn nhân, thì những thái độ của chồng vợ và gia đình phải tương xứng. Vai trò của xã hội thông qua luật lệ gồm có việc quy định về việc thực hành những quyền căn bản của con người, trong việc nhìn nhận, theo một cách đúng đắn rằng, tính hiệu lực của các cặp hôn nhân, và trong việc bảo vệ sự thật của sự kết liên chồng-vợ.