Thứ Sáu 29 tháng 7, lúc 9g sáng, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên của Dòng Tên tại Tòa Giám Mục Quebéc. Cũng tại đây, lúc 10g45, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các đại diện thổ dân Quebéc.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin trình bày vấn đề các các trường nội trú dành cho người bản địa
Từ các tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Canada, gọi tắt là CCCB, đây là những điều người Công Giáo nên biết:
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: Những ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày này thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Lúc 12g45, Đức Thánh Cha đã ra phi trường quốc tế Quebéc để bay đến Iqaluit, cách đó 2,000 km về phía bắc và đã đến nơi lúc 15g50.
Iqaluit có nghĩa là 'nơi có nhiều cá' là thủ phủ của Nunavut, là cộng đồng lớn nhất và thành phố duy nhất của nó. Nó được gọi là Vịnh Frobisher từ năm 1942 đến năm 1987, theo tên một vịnh lớn trên bờ biển mà thành phố tọa lạc. Năm 1987, tên Inuktitut truyền thống của nó đã được khôi phục.
Năm 1999, Iqaluit được chỉ định là thủ đô của Nunavut sau khi các Lãnh thổ Tây Bắc phân chia thành hai lãnh thổ riêng biệt. Trước sự kiện này, Iqaluit là một thành phố nhỏ và không nổi tiếng, với dân số và tăng trưởng kinh tế rất hạn chế. Điều này là do sự cô lập của thành phố và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhập khẩu đắt tiền, vì thành phố, giống như phần còn lại của Nunavut, không có đường bộ hoặc đường sắt, và chỉ có tàu kết nối với phần còn lại của Canada. Thành phố có khí hậu Bắc cực, chịu ảnh hưởng của vùng nước sâu lạnh giá của Dòng hải lưu Labrador ngay ngoài khơi Đảo Baffin — điều này khiến thành phố Iqaluit trở nên lạnh giá, mặc dù nó nằm rất xa về phía nam của Vòng Bắc Cực.
Theo điều tra dân số Canada năm 2021, dân số của vùng này là 7.429 người, giảm 4% so với điều tra dân số năm 2016. Iqaluit có dân số thấp nhất so với bất kỳ thành phố thủ đô nào ở Canada.
Lúc 16g15, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các học sinh cũ của trường dành cho người bản địa. Cũng tại đây, lúc 17g, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các kỳ lão và các thanh niên. Đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của chuyến đi.
Lúc 18g15, có nghi thức tạm biệt tại phi trường quốc tế Iqaluit. Máy bay cất cánh đưa ngài về Rôma lúc 18g45.