Ai cũng mong ước có được cuộc sống mạnh khoẻ và an toàn. Hầu như đây là ước mơ nhiều hơn hiện thực. Hầu hết đều phải phấn đấu với bệnh tật, may rủi trong cuộc sống và may rủi trong công ăn việc làm. Những điều này hoặc của chính mình, hoặc cùng chung vai gánh với thân nhân, thân hữu. Đức Kitô thấu hiểu những lo lắng, bất an trong cuộc sống. Ngài nói với đám đông, đừng quá lo lắng và đừng thất vọng, hãy tin tưởng đặt trọn hy vọng vào Thiên Chúa bởi,

'Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em' c.32.

Đây không phải là lời hứa suông mà là một thực thể, bởi lời hứa đó đến từ Chúa Cha, Đấng luôn trung thành với điều Ngài hứa ban. Thời gian ban do Ngài quyết định khi nào? cho ai?. Nước trời Thiên Chúa ban cho mọi người. Việc của Kitô hữu là chuẩn bị đón nhận món quà trời ban. Chuẩn bị nhận như thế nào?

Đoạn hai trong bài đọc nhắc đến nhiều hình ảnh Đức Kitô dùng để rao giảng cách dùng cuộc sống hiện tại để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu nơi thiên Quốc. Ngài nói về cách chuẩn bị đón nhận Nước Trời như sau.
Hình ảnh thứ nhất là cầm đèn sáng trong tay, (câu 35-38). Đây là dụ ngôn Mười Trinh Nữ đi đón chàng rể; vì chàng rể đến chậm nên giữa đêm có loan báo chàng rể đến. Năm cô chuẩn bị sẵn sàng vào tiệc cưới. Các cô thiếu chuẩn bị đến chậm không được dự tiệc vì đến sau khi đã khai tiệc.

Hình ảnh thứ hai (câu 39-40) nhắc đến chủ nhà cẩn thận, chuẩn bị kĩ càng không để cho trộm lọt vào nhà. Hình ảnh thứ ba ( câu 41-48) nhắc đến người làm công trung tín. Người làm công trung tín trong công việc, dù chủ ở gần hay đi xa, người đó luôn trung tín trong công việc được trao phó. Đối nghịch là người làm công thất tín, không mong làm xong việc, chỉ mong mau hết giờ. Người làm công trung tín là người được thưởng, và người làm thất tín mất lòng tin nơi chủ. Những hình ảnh trên qui tụ về một điểm duy nhất, đó là sự sống trường sinh, xảy đến cách bất ngờ.

Chúng ta nghe nói con người phục vụ Thiên Chúa. Bài đọc hôm nay nói điều ngược lại. Chính Thiên Chúa phục vụ chúng ta. Chúa là Đấng toàn thiện nên Ngài chẳng thiếu chi. Bởi không thiếu chi nên sao Kitô hữu có thể phục vụ Đấng không hề thiếu chi? Vì thế khi nói phục vụ Chúa có nghĩa là phục vụ anh chị em, con cái Chúa, những người Chúa yêu mến. Phục vụ, lo lắng cho anh chị em chính là phục vụ Chúa bởi Chúa coi mọi người là hiện thân, hình ảnh của chính Chúa. Khi Kitô hữu lo lắng, chăm sóc anh chị em khác, Đức Kitô nói tình yêu ta dành cho tha nhân sẽ không bị quên lãng bởi Chúa coi như ta làm cho chính Chúa, và Ngài ghi nhận việc lành đó trên Nước Trời.

'Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. hãy sắm lấn túi tiền không hề hư nát, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời'. c.33

Điều này không có nghĩa là ta có thể mua được Nước Trời bằng cách bố thí tài sản, làm việc lành, phúc đức. Thiên Chúa là Đấng duy nhất ban Nước Trời cho con cái Chúa. Nước Trời là quà Chúa tặng, không bán. Kẻ nhận được không thể bán. Vì thế không thể mua bán, đổi chác. Làm việc bác ái là nhận biết Chúa ban cho con người khả năng biến của hư nát nơi trần gian thành của không hề hư nát nơi Thiên Quốc. Bác ái là việc lành, thánh, nên làm. Ta làm việc bác ái để tỏ lòng yêu mến Chúa, và yêu mến những gì Chúa yêu mến. Đây còn là dấu chỉ cho biết tấm lòng của ta hiện đang ở đâu. Đức Kitô nói,

'Kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó'.c.33

Mục đích cuối cùng trên đời là được sống muôn đời. Mọi tạo vật Chúa dựng nên đều có giới hạn. Chúa tạo dựng chúng cho con người hưởng dùng. Con người cần dùng chúng cách khôn ngoan, trong tâm tình tương thân, tương ái. Chính cách dùng này biến của hư nát thành gia tài bất diệt.

Chúng ta xin ơn biết hướng về trời.

TiengChuong.org

Treasure

Having a healthy long life and security for our future is what we all want to have, but for most of us, it is a dream more than reality. We all have to struggle hard, either on our own or with relatives and friends, to deal with sickness, misfortune and job security. Knowing our longing, Jesus offers hope for those who have experienced that life is a heavy burden. He told them, do not to lose hope, but to trust in God because it is the Father's pleasure to give His children the heavenly gift v.33. This offer is not an empty promise, but rather a sure thing because it comes from the Father. Whatever the Father loves to do; His will be done, not at our own time, but God's. This gift is given to those who appreciate it. How can we can get this heavenly gift?

The second paragraph packs several images that Jesus used to talk about our preparation for the heavenly gift. These images serve as reminders of his previous teaching. The first image (vv.35-38) is the lit lamp which reminds us of the parable of the wedding banquet. Because the groom arrived late, only the guests who were watchful to enter the wedding hall; the careless ones arrived after the door of the wedding hall had closed, were denied entry.
The second image (vv. 39-40) is about readiness. It is the house owner who had secured his house well to deter thief entering. Today the Gospel (vv.41-48) is about the faithfulness of servants. Some are faithful and some are untruthful. The Master of the estate would return at the time which they were unexpected. It is a blessing for those servants who are faithful to their assignments, and a curse for those who disobeyed the Master's commands. All these images talk about one single reality, and that is eternal life which will happen unexpectedly.

We often say we serve God, but today's reading tells us that it is not us who serve God, but rather God serves us and looks after us. There is nothing we humans can add to the divine's greatness. God is perfect that there is no more room to add on anything. When we say we serve God we mean that through serving God's people, we serve God. It is not God in whom we serve, but rather God's people. In caring for others we do it for God because God identifies himself to each one of us. When we serve others; God makes it as if we serve God himself. Jesus told us, that our love for others would never be forgotten because it is God who keeps the records of our kindness to others. That is how 'your purses do not wear out, treasure that will not fail you'. v. 33. Giving alms that generate treasure in heaven implies God gives us the power to change corruptible things of this world into the incorruptible treasure in heaven. This doesn't mean that we can gain salvation by acts of charity. No. Salvation is God's gift to us. Giving alms is a noble thing to do. They are the concrete signs that we love God and love people whom God loves dearly. Giving alms are also signs telling us about our hearts. Jesus told us that

'Where your treasure is, there will your heart be also'. v.33

Our final goal in life is everlasting life. All created things have their time limit. They are there for us to use. We need to use them wisely by means of sharing with others. By sharing them we transform the corruptible materials into the incorruptible in value, and that lasts forever in God's kingdom.

We pray to take heart in Jesus' teaching.