Gieo Hạt
Mỗi người là chuyến đi. Ít ai đến đích điểm. Nhưng trên đường đi ai cũng phác họa cho mình những ước mơ ngày tới thành tựu. Có thế đời mới vui tươi, phấn khởi, mà tiến bước. Điểm cuối cũng là điểm khởi đầu. Kế hoạch vòng tròn có lối cho con người. Nếu biết đời không là đường thẳng, đi vòng lại. Nên mỗi bước đi, ta nên gieo đôi hạt ngũ cốc bên đường. Có dịp trở lại, có sẵn trái ngon mà dùng. Ai đến đâu gieo hạt tới đó. Tức sống hôm nay, gieo hạt cho ngày mai. Ðơm trồng cho tương lai
Nhưng không phải hạt nào cũng trổ bông sinh hoa tươi tốt. Chim trời đánh cắp, đem đi xa, hoặc gió đưa đẩy vào bụi gai (x. Mc 4, 3-8). Làm sao biết được số phận hạt mình gieo. Nên cứ gieo nhiều hạt mỗi ngày. Khôn ngoan hơn, mỗi bước mỗi gieo. Nhìn lại thấy đầy dẫy hạt rơi xuống sau vết chân. Gieo càng nhiều càng tốt, đề phòng những hát mất. Nhất là những lúc không còn giờ, hay sức khỏe để gieo, theo mình muốn.
Chúng ta nên chia sẵn hạt trong túi theo từng loại :
Nụ cười và lời nói : Nụ cười như hoa lúc nào cũng tươi mát. Gặp ai tay bắt mặt mừng. Thăm hỏi, cố vấn, chia vui xẻ buồn, vơi nhẹ cõi u uất
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói, cho vừa lòng nhau
2.Lương thực, tiền tài : Có thể cho ai có một bữa ăn ngon, một manh áo lành, một đêm ngủ ngon giấc...
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Của ít lòng nhiều.
Của cho không bằng cách cho
3.Công ăn việc làm : Mách bảo ai việc làm. Chỉ việc, dạy nghề. Tự sống bằng bàn tay và hai chân :
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra bóc trần, ai cũng như ai
4. Kiến thức văn hóa : Không gì quí hóa bằng mở tâm trí cho những người biết đọc biết viết về ngôn ngữ nước mình.
Giúp ai đọc một chữ, hay nửa chữ đều đáng gọi là thày (nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
Để cho con một cuốn sách hơn một gia tài
5. Triết lý sống đạo đức : Có lý tưởng đeo đuổi để sống. Có tôn giáo, tín ngưỡng để theo
và phụng vụ. Tin có đời sau để tích trữ kho lẫm. Thưởng phạt công minh
Những hạt này có sẵn trong túi, không nhiều thì ít. Không tốn kém, mất tiền mua. Cứ vung vãi trên đường mình đi. Có sẵn ngay trong gia Çình. Cứ gieo vãi. Chọn ngày nắng ráo, đẹp trời, tránh mưa bão.
Cứ gieo, có lợi cho cảngười gieo lẫn người qua đường :
Người gieo có sẵn để ăn khi cần. Có của ăn dự trữ là sống lâu
Những người đi đường, kém may mắn, sa cơ lỡ bước, thiếu ăn, khỏi tìm đâu. Tự tin và biết ơn. Ăn với niềm biết ơn :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn cây nào rào cây ấy
Ngưòi ta thường ví nước mạnh, khi : có diện tích rộng, dân đông, quân đội hùng mạnh, kinh tế phát tiển.
Chúa Giêsu mô tả Nước Chúa không như hạt giống gieo vào lòng đất. Mang ý nghĩa
Người gieo ngủ hay thức
Ngày đêm cứ âm thầm mọc lên
dần dần thành cây lớn lên xum xuê, bóng mát
Nước Thiên Chúa không lệ thuộc yếu tố bên ngoài, nhưng giá trị bên trong
Đem Tin Mừng (như hạt cải) vào thế giới, cho nhân loại
Bằng yêu thương, thứ tha và hòa thuận
Không nôn nóng,vội vàng, kiên nhẫn
Không ồn ào, phô trương
m thầm quảng đại
nhất là lạc quan
Đặc tính của việc rao giảng Tin Mừng
Dọn đất cày bừa cho nhuyễn sẵn sàng
Chờ đợi, kiên nhẫn tìm ngày đẹp trời nắng ráo
Canh chừng chuột, sâu bọ hay chim trời xà tới
An nhàn nhìn cây nở mầm, lớn lên, trổ bông, chín vàng
Thu vào kho lẫm, đầy kho
Chúa Giêsu nói : Ai bền đỗ đến cùng sẽ đươc cứu rỗi (Mt 10,22)
Thánh Phaolô : Tôi chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin (2Tm 4, 7)
Xin trích bài thơ ‘Có Trồng Có Ăn’ của Cha Sách Cung Chi mang cùng ý nghĩa
CÓ được ngày mai nhờ bữa nay
CẤY cầy nhân đức phúc sẽ đầy
CÓ gieo thóc giống trong lao khổ
TRỒNG mong lúa chín hẳn có ngày
CÓ đi là đến lý đương nhiên
TRỒNG gì được nấy qủa nhãn tiền
CÓ lòng thống hối có hy vọng
ĂN trái trường sinh chốn phúc thiên
+ Có cấy có trồng, có trồng có ăn
Trại hè TNTT Carmaux
(Thương Ngàn Thương, IV, tr. 63)
Chuyện kể :
1.Một thày dòng thợ may, đau nặng sắp qua đời, thày nói với anh em : Đưa cho tôi chìa khóa Nước Thiên Đàng? Cuối cùng họ đưa cho Ông cây kim khâu. Ông vui và cắt nghĩa : phải kiên tâm mỗi ngày.
2. Bên Trung Quốc có hạt giống cây tre, gieo vào đất mất 5 năm mới nhú mầm. Trong 5 năm, người ta phải bón phân, tưới nước. Nhưng chỉ 6 tuần nó mọc nhanh và vươn cao 3 mét
3. Thánh Don Bosco (1815-1888) và mẹ là hai người gieo giống có tài, vung tay khéo quanh năm bốn mùa.
Mẹ thánh nhân nói với con lúc 14 tuổi khi vào chủng viện ở Chierin ở Turino : Mẹ tràn đầy niềm vui, khi thấy con mặc áo chùng thâm, nhưng con nên nhớ ‘‘chiếc áo không làm nên thầy tu’’. Nếu ngày nào con nghi ngờ ơn gọi, thì mẹ van xin con, hãy chọn con đưòng khác. Mẹ thích đứa con nông dân nghèo hơn linh mục sao lãng bổn phận. Lúc con chào đời, mẹ đã dâng con cho Đức Mẹ. Khi con đi học, mẹ đã dặn con tôn kính Người trong khó khăn. Giờ đây con hãy chọn Đức Mẹ là nữ vương của con.
Suốt đời, Thánh Nhân đã tôn kính Đức Mẹ và kêu cầu Đức Mẹ dưới tước hiệu ĐM phù hộ các giáo hữu’’. Trên áotu các tu sỹ dòng Don Bosco có ghi Da mihi animas cetera tolle tibi (Xin cho các linh hồn, Chúa cứ lấy đi những gì còn lại). Năm 1841, Don Bosco thụ phong linh mục, lúc đầu làm tuyên úy nhà tù, sau có mẹ phụ giúp, phục vụ giới trẻ trong xóm lao động. Và 1844, làm tuyên úy lưu xá sinh viên. Từ 1856, hai mẹ con trực tiếp nuôi khoảng 150 đến 200 trẻ em. Năm 1859, ngài lập dòng Don Bosco, chuyên giáo dục thanh niên. Có dòng nam và nữ Salésien. Người ta thường gọi Don Bosco là Vincent de Paul mới
Bắt chước các vị đi trước ‘bỏ đi’ tất cả cho cánh đồng lúa chín vàng đỏ úa
-…Bỏ đi nghề chài lưới này
‘Thay vì bắt cá, từ nay câu người
(Đổi Đời - Thương Ngàn Thương, IV, tr. 96)
-Giáo Hội sơ khai có 7 Thầy…
Giáo xứ Việt Nam cũng 7 Thầy
Tận tâm tận lực góp đôi tay
Xây dựng cộng đoàn lo mục vụ
Nét đẹp tô thêm chuỗi tháng ngày…
Các ‘Thầy Sáu Thánh’ chốn trời cao
Xin giúp ‘con em’ đang khát khao
Nối chí ‘cha anh’ lo Nước Chúa
Được niềm vui thánh suối ơn trào
(Dấn Thân - Thương Ngàn Thương, IV, ttr. 72-73)
Về già khi không còn đủ sức đi gieo, chịu đựng nắng mưa, giãi dầu. Lúc ấy, reo vang vì xong việc, nghỉ ngơi, hát lên :
Sống gần Mẹ lòng con hoan lạc, Mẹ ơi
Sống gần Mẹ lòng con ấm êm thiết tha, Mẹ ơi
1)Lòng Mẹ ấm êm dịu dàng, con muốn đêm ngày đến nương tựa bên lòng.
Mẹ con thở than thiết tha nỗi vui hoặc nỗi buồn, lòng con được thảnh thơi
Đời con chứa chan bao tình âu yêm khi được sống bên Mẹ đêm ngày.
Lòng con yên hàn vững tin nơi khi về Quê Trời, là cõi vui đời đời.
2) Lòng Mẹ thắm sâu cao vời khôn ví dư đầy đức nhân hậu khoan hồng
Rạng đông tưng bừng ánh xuân chứa chan mầu hy vọng.
Lời Mẹ đẹp gấp trăm. Được Mẹ ủi an giữ gìn âu yếm
Con còn ước mong gì trong lòng.
Phải chăng ước mong tới khi sống bên Mẹ trên Trời hưởng phúc vinh đời đời
(Hoài Chiên-Nguyễn Khắc Xuuyên)
Phó tế Phạm Bá Nha
Mỗi người là chuyến đi. Ít ai đến đích điểm. Nhưng trên đường đi ai cũng phác họa cho mình những ước mơ ngày tới thành tựu. Có thế đời mới vui tươi, phấn khởi, mà tiến bước. Điểm cuối cũng là điểm khởi đầu. Kế hoạch vòng tròn có lối cho con người. Nếu biết đời không là đường thẳng, đi vòng lại. Nên mỗi bước đi, ta nên gieo đôi hạt ngũ cốc bên đường. Có dịp trở lại, có sẵn trái ngon mà dùng. Ai đến đâu gieo hạt tới đó. Tức sống hôm nay, gieo hạt cho ngày mai. Ðơm trồng cho tương lai
Nhưng không phải hạt nào cũng trổ bông sinh hoa tươi tốt. Chim trời đánh cắp, đem đi xa, hoặc gió đưa đẩy vào bụi gai (x. Mc 4, 3-8). Làm sao biết được số phận hạt mình gieo. Nên cứ gieo nhiều hạt mỗi ngày. Khôn ngoan hơn, mỗi bước mỗi gieo. Nhìn lại thấy đầy dẫy hạt rơi xuống sau vết chân. Gieo càng nhiều càng tốt, đề phòng những hát mất. Nhất là những lúc không còn giờ, hay sức khỏe để gieo, theo mình muốn.
Chúng ta nên chia sẵn hạt trong túi theo từng loại :
Nụ cười và lời nói : Nụ cười như hoa lúc nào cũng tươi mát. Gặp ai tay bắt mặt mừng. Thăm hỏi, cố vấn, chia vui xẻ buồn, vơi nhẹ cõi u uất
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói, cho vừa lòng nhau
2.Lương thực, tiền tài : Có thể cho ai có một bữa ăn ngon, một manh áo lành, một đêm ngủ ngon giấc...
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Của ít lòng nhiều.
Của cho không bằng cách cho
3.Công ăn việc làm : Mách bảo ai việc làm. Chỉ việc, dạy nghề. Tự sống bằng bàn tay và hai chân :
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra bóc trần, ai cũng như ai
4. Kiến thức văn hóa : Không gì quí hóa bằng mở tâm trí cho những người biết đọc biết viết về ngôn ngữ nước mình.
Giúp ai đọc một chữ, hay nửa chữ đều đáng gọi là thày (nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
Để cho con một cuốn sách hơn một gia tài
5. Triết lý sống đạo đức : Có lý tưởng đeo đuổi để sống. Có tôn giáo, tín ngưỡng để theo
và phụng vụ. Tin có đời sau để tích trữ kho lẫm. Thưởng phạt công minh
Những hạt này có sẵn trong túi, không nhiều thì ít. Không tốn kém, mất tiền mua. Cứ vung vãi trên đường mình đi. Có sẵn ngay trong gia Çình. Cứ gieo vãi. Chọn ngày nắng ráo, đẹp trời, tránh mưa bão.
Cứ gieo, có lợi cho cảngười gieo lẫn người qua đường :
Người gieo có sẵn để ăn khi cần. Có của ăn dự trữ là sống lâu
Những người đi đường, kém may mắn, sa cơ lỡ bước, thiếu ăn, khỏi tìm đâu. Tự tin và biết ơn. Ăn với niềm biết ơn :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn cây nào rào cây ấy
Ngưòi ta thường ví nước mạnh, khi : có diện tích rộng, dân đông, quân đội hùng mạnh, kinh tế phát tiển.
Chúa Giêsu mô tả Nước Chúa không như hạt giống gieo vào lòng đất. Mang ý nghĩa
Người gieo ngủ hay thức
Ngày đêm cứ âm thầm mọc lên
dần dần thành cây lớn lên xum xuê, bóng mát
Nước Thiên Chúa không lệ thuộc yếu tố bên ngoài, nhưng giá trị bên trong
Đem Tin Mừng (như hạt cải) vào thế giới, cho nhân loại
Bằng yêu thương, thứ tha và hòa thuận
Không nôn nóng,vội vàng, kiên nhẫn
Không ồn ào, phô trương
m thầm quảng đại
nhất là lạc quan
Đặc tính của việc rao giảng Tin Mừng
Dọn đất cày bừa cho nhuyễn sẵn sàng
Chờ đợi, kiên nhẫn tìm ngày đẹp trời nắng ráo
Canh chừng chuột, sâu bọ hay chim trời xà tới
An nhàn nhìn cây nở mầm, lớn lên, trổ bông, chín vàng
Thu vào kho lẫm, đầy kho
Chúa Giêsu nói : Ai bền đỗ đến cùng sẽ đươc cứu rỗi (Mt 10,22)
Thánh Phaolô : Tôi chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin (2Tm 4, 7)
Xin trích bài thơ ‘Có Trồng Có Ăn’ của Cha Sách Cung Chi mang cùng ý nghĩa
CÓ được ngày mai nhờ bữa nay
CẤY cầy nhân đức phúc sẽ đầy
CÓ gieo thóc giống trong lao khổ
TRỒNG mong lúa chín hẳn có ngày
CÓ đi là đến lý đương nhiên
TRỒNG gì được nấy qủa nhãn tiền
CÓ lòng thống hối có hy vọng
ĂN trái trường sinh chốn phúc thiên
+ Có cấy có trồng, có trồng có ăn
Trại hè TNTT Carmaux
(Thương Ngàn Thương, IV, tr. 63)
Chuyện kể :
1.Một thày dòng thợ may, đau nặng sắp qua đời, thày nói với anh em : Đưa cho tôi chìa khóa Nước Thiên Đàng? Cuối cùng họ đưa cho Ông cây kim khâu. Ông vui và cắt nghĩa : phải kiên tâm mỗi ngày.
2. Bên Trung Quốc có hạt giống cây tre, gieo vào đất mất 5 năm mới nhú mầm. Trong 5 năm, người ta phải bón phân, tưới nước. Nhưng chỉ 6 tuần nó mọc nhanh và vươn cao 3 mét
3. Thánh Don Bosco (1815-1888) và mẹ là hai người gieo giống có tài, vung tay khéo quanh năm bốn mùa.
Mẹ thánh nhân nói với con lúc 14 tuổi khi vào chủng viện ở Chierin ở Turino : Mẹ tràn đầy niềm vui, khi thấy con mặc áo chùng thâm, nhưng con nên nhớ ‘‘chiếc áo không làm nên thầy tu’’. Nếu ngày nào con nghi ngờ ơn gọi, thì mẹ van xin con, hãy chọn con đưòng khác. Mẹ thích đứa con nông dân nghèo hơn linh mục sao lãng bổn phận. Lúc con chào đời, mẹ đã dâng con cho Đức Mẹ. Khi con đi học, mẹ đã dặn con tôn kính Người trong khó khăn. Giờ đây con hãy chọn Đức Mẹ là nữ vương của con.
Suốt đời, Thánh Nhân đã tôn kính Đức Mẹ và kêu cầu Đức Mẹ dưới tước hiệu ĐM phù hộ các giáo hữu’’. Trên áotu các tu sỹ dòng Don Bosco có ghi Da mihi animas cetera tolle tibi (Xin cho các linh hồn, Chúa cứ lấy đi những gì còn lại). Năm 1841, Don Bosco thụ phong linh mục, lúc đầu làm tuyên úy nhà tù, sau có mẹ phụ giúp, phục vụ giới trẻ trong xóm lao động. Và 1844, làm tuyên úy lưu xá sinh viên. Từ 1856, hai mẹ con trực tiếp nuôi khoảng 150 đến 200 trẻ em. Năm 1859, ngài lập dòng Don Bosco, chuyên giáo dục thanh niên. Có dòng nam và nữ Salésien. Người ta thường gọi Don Bosco là Vincent de Paul mới
Bắt chước các vị đi trước ‘bỏ đi’ tất cả cho cánh đồng lúa chín vàng đỏ úa
-…Bỏ đi nghề chài lưới này
‘Thay vì bắt cá, từ nay câu người
(Đổi Đời - Thương Ngàn Thương, IV, tr. 96)
-Giáo Hội sơ khai có 7 Thầy…
Giáo xứ Việt Nam cũng 7 Thầy
Tận tâm tận lực góp đôi tay
Xây dựng cộng đoàn lo mục vụ
Nét đẹp tô thêm chuỗi tháng ngày…
Các ‘Thầy Sáu Thánh’ chốn trời cao
Xin giúp ‘con em’ đang khát khao
Nối chí ‘cha anh’ lo Nước Chúa
Được niềm vui thánh suối ơn trào
(Dấn Thân - Thương Ngàn Thương, IV, ttr. 72-73)
Về già khi không còn đủ sức đi gieo, chịu đựng nắng mưa, giãi dầu. Lúc ấy, reo vang vì xong việc, nghỉ ngơi, hát lên :
Sống gần Mẹ lòng con hoan lạc, Mẹ ơi
Sống gần Mẹ lòng con ấm êm thiết tha, Mẹ ơi
1)Lòng Mẹ ấm êm dịu dàng, con muốn đêm ngày đến nương tựa bên lòng.
Mẹ con thở than thiết tha nỗi vui hoặc nỗi buồn, lòng con được thảnh thơi
Đời con chứa chan bao tình âu yêm khi được sống bên Mẹ đêm ngày.
Lòng con yên hàn vững tin nơi khi về Quê Trời, là cõi vui đời đời.
2) Lòng Mẹ thắm sâu cao vời khôn ví dư đầy đức nhân hậu khoan hồng
Rạng đông tưng bừng ánh xuân chứa chan mầu hy vọng.
Lời Mẹ đẹp gấp trăm. Được Mẹ ủi an giữ gìn âu yếm
Con còn ước mong gì trong lòng.
Phải chăng ước mong tới khi sống bên Mẹ trên Trời hưởng phúc vinh đời đời
(Hoài Chiên-Nguyễn Khắc Xuuyên)
Phó tế Phạm Bá Nha