1. Linh mục Chính thống giáo bị kết án 12 năm ở Ukraine vì chuyển thông tin cho người Nga

Cơ quan anh ninh quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết cha sở của Nhà thờ Chính thống Ukraine ở thành phố Lysychansk “đã chuyển cho quân xâm lược Nga thông tin về các vị trí chiến đấu của quân đội Ukraine trong thành phố, cũng như trong khu vực Severodonetsk” ở vùng Luhansk.

SBU cho biết vị linh mục cũng đã “thông báo” cho người Nga về những người dân địa phương có khả năng chống lại cuộc xâm lược.

Vị linh mục bị bắt vào tháng 4, hai tháng trước khi Lysychansk rơi vào tay lực lượng Nga.

SBU cho biết vị linh mục đã được Nga tuyển dụng trong một chuyến thăm đến đó vào năm 2014 và kể từ đó đã liên lạc thường xuyên với một nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự tuyên bố ly khai.

SBU cũng cho biết họ đã thu thập bằng chứng chống lại hai người cung cấp thông tin khác cho Nga trong cùng khu vực, bao gồm một linh mục thứ hai ở Luhansk.

SBU cáo buộc rằng một trong hai người Ukraine nói trên đã bị bắt vì cung cấp thông tin cho người Nga, vị linh mục trong nhóm 2 người này vẫn tại đào và hiện đang ở trong lãnh thổ bị xâm lược.

Một số thông tin cơ bản: Chính phủ Ukraine đã bắt đầu có hành động chống lại một số cơ sở và linh mục của Giáo hội Chính thống, đồng thời đề xuất một luật mới cấm hoạt động của các tổ chức tôn giáo “có liên hệ với các trung tâm ảnh hưởng” ở Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết:

“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”

SBU đã đột kích vào một tu viện Kitô giáo Chính thống lịch sử ở Kyiv, là tu viện Kyiv Pechersk Lavra, vào ngày 22 tháng 11 như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ” bị nghi ngờ của mật vụ Nga.

Vào tháng 5, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức cắt đứt quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga và lãnh đạo của Giáo Hội này là Thượng phụ Kirill.
Source:Reuters

2. Phiên tòa tài chính Vatican hỗn loạn hơn bao giờ hết

Vài tuần qua đã chứng kiến một số diễn biến gây sốc trong phiên tòa xét xử tài chính của Vatican, trong đó có 10 bị cáo, bao gồm cả Hồng Y người Ý Angelo Becciu, và xoay quanh cách Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh quản lý tiền và các khoản đầu tư của mình trong những năm 2010.

Tờ The Pillar giải thích: “Những người theo dõi phiên tòa” đang kinh hoàng trước hai tiết lộ chính. Đầu tiên là việc Đức Hồng Y Becciu, nguyên Phụ tá Quốc Vụ Khanh, và một người bạn thân của gia đình, đã bí mật ghi âm một cuộc điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó họ thảo luận về phiên tòa sắp tới.

Thứ hai là các luật sư của cả bên công tố và bên bào chữa hiện đã phát hiện ra rằng nhân chứng chính của bên công tố, là Đức Ông Alberto Perlasca, người từng làm việc dưới quyền của Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc vụ khanh, có thể đã được Francesca Chaoqui huấn luyện và có thể bị ép buộc phải làm chứng. Cô ấy là trung tâm của cái gọi là phiên tòa Vatileaks 2.0 vào giữa những năm 2010.

“Chaouqui là một yếu tố phức tạp vì một số lý do. Để bắt đầu, cô ấy là một tội phạm bị kết án ở Thành phố Vatican, đã bị kết án 18 tháng tù treo vào năm 2016 vì đã làm rò rỉ các tài liệu bí mật. Cô ấy cũng được biết là đã đổ lỗi cho Becciu về phiên tòa ấy và bản án của cô ấy,” Tờ The Pillar giải thích.

Theo các tin nhắn văn bản bị rò rỉ, cô ấy đã nhắn tin cho Đức Hồng Y vào năm 2017 để yêu cầu giúp đỡ phục hồi danh tiếng của mình và cũng đã trình diện trước các công tố viên vào năm 2020 với lời đề nghị hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào về Hồng Y Becciu. Tuy nhiên, cho dù câu chuyện Chaouqui/Perlasca có “siêu thực” đến mức nào, thì nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phán quyết cuối cùng trong trường hợp của Hồng Y Becciu,” tờ The Pillar cho biết thêm, nhấn mạnh một tiết lộ quan trọng khác đã xuất hiện trong những tuần qua. Cảnh sát Ý đã xác định được các tài liệu dường như được giả mạo bởi một tổ chức bác ái Công Giáo Sardinia do anh trai của Becciu điều hành, mà Đức Hồng Y bị cáo buộc đóng góp tài chính bằng tiền của Giáo hội.

“Hồng Y Becciu đã khẳng định số tiền mà ngài gửi cho các thành viên trong gia đình mình chỉ là 'thông lệ bình thường', và nói rằng ngài sẽ không bao giờ cho phép sử dụng sai 'một xu' nào trong quỹ của Giáo hội. Nhưng ngài hiện đang phải đối mặt với một số dấu vết giấy tờ ngày càng nhiều chứng minh ngược lại” tờ The Pillar giải thích.
Source:Pillar Catholic

3. Độc tài Ortega quản thúc Đức Mẹ tại gia

La Purisíma và Griteria, diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12, là những lễ kỷ niệm phổ biến nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua. Trong mười ngày này, giáo dân lập bàn thờ Đức Trinh Nữ trong nhà và khu phố của họ và làm đám rước ảnh Đức Mẹ. Mọi người quây quần bên gia đình và bạn bè để cầu nguyện và ca hát tôn vinh Đức Maria trong bầu không khí lễ hội, và các gói quà được phân phát tại mỗi bàn thờ. Vào đêm ngày 7 tháng 12, vào đêm trước lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, khi đó có một truyền thống được gọi là “Tiếng Ca Lớn” và các gia đình thường đi từ bàn thờ này sang bàn thờ khác, ca hát. «Ai cho nhiều niềm vui như vậy?», một người kêu lên, và tất cả họ đồng thanh trả lời: «Đức Maria!». Trên đường phố, những người hàng xóm thăm viếng chúc mừng nhau và bầu trời sáng lên với pháo hoa.

Tuy nhiên, năm nay, nó sẽ không được phép diễn ra như trên đối với người dân. Cảnh sát Sandinista của Daniel Ortega trên thực tế đã cấm nhiều giáo xứ Công Giáo thực hiện Purísima. Hoạt động hủy bỏ văn hóa thứ mười một này được thực hiện bởi những người tự nhận mình là cánh tả nhưng chẳng qua là một bọn độc tài tham nhũng.

“Vào ngày 28 tháng 11, khoảng 12:00, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Cảnh sát Quốc gia cấm chúng tôi thực hiện cuộc rước vào đúng thời điểm mà hình ảnh của Đức Mẹ đang đến thăm quận đầu tiên của thành phố”, giáo xứ San José, ở Tipitapa, một thành phố có 150,000 cư dân cách thủ đô Managua 20 km, đã cho biết như trên. Thông cáo báo chí kết thúc với “sự buồn bã sâu sắc vì lệnh cấm này ngăn cản chúng tôi bày tỏ đức tin của mình trước công chúng”.

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở giáo xứ San Pedro và Santa Lucía, thuộc Ciudad de Darío, nơi có 53 nghìn dân. «Hình ảnh của Đức Mẹ sẽ không xuất hiện như mọi khi. Sẽ không có cuộc rước nào vào lúc bình minh hay ban đêm», linh mục giáo xứ Fray Patricio Tijerino thông báo một cách chán nản và ngao ngán nhận xét rằng “Độc tài Ortega đang quản thúc Đức Mẹ tại gia”
Source:Tempi

4. Kitô Hữu Armenia đang đối diện với họa diệt chủng

Nguy cơ thanh trừng sắc tộc mà các Kitô hữu Armenia phải đối mặt đang được nêu bật tại Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, ở The Hague trong tuần này. Các luật sư lập luận rằng trong khi thế giới tập trung vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga trong năm nay, thì các cuộc xung đột khác đang bị bỏ qua. Họ nói rằng các quốc gia nên có nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo luật pháp quốc tế, thay vì chờ đợi để đáp trả một khi các hành động tàn bạo hàng loạt đã bắt đầu.

Giáo sư Hannah Garry của Đại học Nam California đã nộp một bản tóm tắt pháp lý dài 200 trang cho Văn phòng Công tố viên ICC, trình bày bằng chứng chi tiết về các vụ giết người có chủ đích dựa trên sắc tộc và tôn giáo ở vùng đất Nagorno Karabagh của Armenia, ở Ethiopia và ở Cameroon. Cô và các đồng nghiệp của mình đang kêu gọi xem xét sơ bộ các cuộc xung đột ở mỗi quốc gia, nơi bạo lực đã bị cộng đồng quốc tế và giới truyền thông bỏ qua.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ghent gần đây đã công bố rằng có thể có tới nửa triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở khu vực Tigray của Ethiopia. Bất chấp lệnh ngừng bắn gần đây, các nhóm nhân quyền báo cáo rằng quân đội Eritrea vẫn tiếp tục cướp bóc và tấn công thường dân Tigrayan. Trong khi đó, năm thứ ba liên tiếp, Hội đồng Tị nạn Na Uy cho rằng cuộc khủng hoảng liên quan đến người nói tiếng Anh ở Cameroon là một trong những cuộc xung đột bị lãng quên nhất trên thế giới.

Vào tháng 8, một nhóm nghị sĩ liên đảng đã cảnh báo về nguy cơ bạo lực ngày càng gia tăng ở vùng đất Nagorno Karabakh, nơi có 94% dân số là người Armenia. Lực lượng vũ trang Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái, súng phóng lựu và vũ khí phòng không chống lại dân thường trái với luật pháp quốc tế và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn gần đây nhất. Hơn nữa, các di tích và di sản Kitô giáo Armenia đang bị phá hủy ở những khu vực hiện nằm dưới sự kiểm soát của người Azerbaijan. Các nghị sĩ buộc tội rằng các lực lượng vũ trang của Azerbaijan có thể hành động mà không bị trừng phạt trong khi sự chú ý của thế giới đang tập trung vào những nơi khác.

Giáo sư Garry trích dẫn Armenia, Ethiopia và Cameroon là những ví dụ về vi phạm nhân quyền cần viện dẫn nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo học thuyết Trách nhiệm Bảo vệ được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua năm 2005. Nhóm nhân quyền đã thất vọng vì học thuyết bắt buộc tất cả các quốc gia hành động chủ động để ngăn chặn nạn diệt chủng trước khi nó bắt đầu, đã không được thực thi. Hội đồng các quốc gia thành viên của ICC sẽ được trình bày bằng chứng pháp lý chi tiết của Giáo sư Garry.
Source:Independent Catholic News