Máu Hồng Thập Giá Và Cành Thiên Tuế Phục Sinh
(Chúa Nhật Lễ Lá 2023)
Trong ngôn ngữ Tây phương, cây “vạn tuế hay thiên tuế” (tiếng la Tinh là Palma, Pháp: Palmier, Anh: Palm) thuộc họ “cây cọ dừa”, là biểu tượng của “chiến thắng, đoạt giải”. Người chiến thắng hay đoạt giải thì cầm cành cọ dừa (hay vạn tuế,thiên tuế); nên cụm từ “mang cọ dừa” (To carry the palm) đồng nghĩa với chiến thắng, đoạt giải hay vinh quang.
Trong Phụng Vụ Kitô giáo có một ngày Chúa Nhật mà các hệ phái Kitô (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo) đều cử hành cách long trọng đó là Chúa Nhật mang tên “Chúa Nhật Lễ Lá”, “Chúa Nhật Thiên Tuế”, hay đầy đủ theo Phụng Vụ Công Giáo là Dominica in palmis de Passione Domini: Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.
Tại sao lại có yếu tố “Lá thiên tuế hay vạn tuế” ở đây? Chúng ta biết rằng cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm khi tường thuật biến cố Chúa vào thành Giêrusalem có nhắc đến việc dân chúng “chặt cành cây” nhưng không nói loại cây gì (Mt 21,8; Mc 11,8); trong khi Luca không nhắc đến cành lá gì hết: “Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường” (Lc 19,36). Chỉ riêng Tin Mừng Gioan thì nói cách cụ thể tên của loại cành cây dân Israel đón rước Chúa: “Họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò…” (Ga 12,13).
Dùng biểu tượng “Cành lá Thiên Tuế” để dẫn vào con đường “Tử nạn-Phục Sinh” của Đức Kitô mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (Anamnèse), ngôn ngữ Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho thấy mối liên hệ giữa “Khổ Nạn” và “Vinh Quang”, giữa “đau thương của thập giá” với “chiến thắng Phục Sinh”.
Như vậy, cách đây 2000 năm, ở giữa rừng cành cành thiên tuế vươn lên cùng với những lời tung hô chiến thắng “vạn tuế, vạn tuế…”, Đức Kitô tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất hành trình Vượt Qua mà đích điểm chính là cuộc tử nạn thảm khốc và phục sinh vinh quang. Chúng ta dễ dàng nhận ra dụng ý của Phụng vụ khi cô đọng “ý nghĩa kép” nầy qua lời kinh Tổng nguyện lúc đầu lễ: “…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Như vậy, quá rõ để nhận ra rằng: THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH chính là hai nội dung chủ yếu mà cử hành phụng vụ hôm nay nêu bật:
Phần đầu, với “nghi thức Rước Lá hay Kiệu lá”, phụng vụ chuyển tải ý nghĩa chiến thắng và vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng… thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm Phụng vụ Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian. Đồng thời, Phụng vụ một lần nữa đưa chúng ta tham dự vào “Giờ” chiến thắng Vượt Qua của Chúa Kitô mà Thánh Gioan đã tiên báo từ 2000 năm trước: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh… Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Ngài phải chết cách nào. (Ga 12, 23.31-33).
Đây không là một “chiến thắng mang tính cá nhân” nhưng là sự chiến thắng của một đoàn dân đông đảo trong vinh quang Nước Trời mà sách Khải Huyền đã mô tả: “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9). Mọi người Kitô hữu, sau khi nhận lãnh hồng ân Thánh tẩy, đều được gọi mời vào cuộc chiến thắng và vinh quang đó theo cách của riêng mình, của đời mình, của bậc sống và ơn gọi mình…
Phần thứ hai Phụng vụ Lời Chúa với các trích đoạn Thánh Kinh nhuốm màu Thương Khó đã nêu bật ý nghĩa này: con đường chiến thắng vinh quang và phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”; một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa đầy nhục nhã, đắng cay”, như cách khắc hoạ của ngôn sứ Isaia qua chân dung “người Tôi Tớ đau khổ của Gia-vê” (BĐ 1): “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi”; hay phải đi qua con đường khổ nạn và cái chết đau thương như trình thuật Thương Khó của Thánh Matthêô. Chân lý này lại được cô đọng nơi những lời của Thánh Vịnh 21 được chính Đức Kitô lựa chọn để cầu nguyện thống thiết với Chúa Cha trong giờ hấp hối trên thập giá: “Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?” (Đáp vịnh ca).
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã tóm tắt trong một đoạn Thánh thi gởi giáo đoàn Philipphê (BĐ 2) được nối lại bởi hai đầu của bốn từ: TỰ HẠ: “Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá” và TÔN VINH: Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu”.
Nói đến “tự hạ” là nói đến hy sinh và nói đến “tôn vinh” là nói đến chiến thắng. Cuộc tự hạ thẳm sâu của Chúa Kitô đã diễn ra trên Đồi Sọ vào chiều Thứ Sáu; và cũng từ đỉnh đồi loang máu hy sinh đó đã vươn lên “Thập Giá chiến thắng vinh quang”. Nếu tại Nhật Bản, mùa hoa anh đào đang nở rộ nầy đã nhắc nhở cho dân Nhật truyền thuyết: Những bông hoa anh đào tráng lệ hôm nay là kết quả của chọn lựa hy sinh và tình yêu chung thủy hay cũng là kết tinh của thanh kiếm báu Samurai và máu hồng hy sinh của ý trung nhân samurai dung sĩ !
Với người Kitô hữu chúng ta, Tuần Thánh trở về đang gọi mời chúng ta, không chỉ nhớ lại câu chuyện “máu hồng thập giá và cành thiên tuế phục sinh”, mà còn phải dấn thân chọn lựa và hành động. Những hy sinh thầm lặng vì tình yêu cho tha nhân hay những chiến thắng cái tôi bằng những hành vi nhỏ lẻ đời thường chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết trái; như chứng từ của Thánh Phaolô, một chứng nhân sống động của một cuộc đời dấn thân theo Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh, như được chính ngài khắc họa qua những lời Thánh thi trong thư gởi giáo đoàn Philipphê:
Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,
Đã chạy hết chặng đường,
Đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây, tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4,7-8a)
Vâng, mọi người chúng ta, từ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, đều được gọi mời cùng lên đường tham gia vào cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế chiến thắng vinh quang” hay “vòng hoa dành cho người công chính” của chính Đấng đã nêu gương chọn lựa “máu hồng thập giá” để mang về “cành thiên tuế phục sinh” cho tất cả mọi người. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật Lễ Lá 2023)
Trong ngôn ngữ Tây phương, cây “vạn tuế hay thiên tuế” (tiếng la Tinh là Palma, Pháp: Palmier, Anh: Palm) thuộc họ “cây cọ dừa”, là biểu tượng của “chiến thắng, đoạt giải”. Người chiến thắng hay đoạt giải thì cầm cành cọ dừa (hay vạn tuế,thiên tuế); nên cụm từ “mang cọ dừa” (To carry the palm) đồng nghĩa với chiến thắng, đoạt giải hay vinh quang.
Trong Phụng Vụ Kitô giáo có một ngày Chúa Nhật mà các hệ phái Kitô (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo) đều cử hành cách long trọng đó là Chúa Nhật mang tên “Chúa Nhật Lễ Lá”, “Chúa Nhật Thiên Tuế”, hay đầy đủ theo Phụng Vụ Công Giáo là Dominica in palmis de Passione Domini: Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.
Tại sao lại có yếu tố “Lá thiên tuế hay vạn tuế” ở đây? Chúng ta biết rằng cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm khi tường thuật biến cố Chúa vào thành Giêrusalem có nhắc đến việc dân chúng “chặt cành cây” nhưng không nói loại cây gì (Mt 21,8; Mc 11,8); trong khi Luca không nhắc đến cành lá gì hết: “Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường” (Lc 19,36). Chỉ riêng Tin Mừng Gioan thì nói cách cụ thể tên của loại cành cây dân Israel đón rước Chúa: “Họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò…” (Ga 12,13).
Dùng biểu tượng “Cành lá Thiên Tuế” để dẫn vào con đường “Tử nạn-Phục Sinh” của Đức Kitô mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (Anamnèse), ngôn ngữ Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho thấy mối liên hệ giữa “Khổ Nạn” và “Vinh Quang”, giữa “đau thương của thập giá” với “chiến thắng Phục Sinh”.
Như vậy, cách đây 2000 năm, ở giữa rừng cành cành thiên tuế vươn lên cùng với những lời tung hô chiến thắng “vạn tuế, vạn tuế…”, Đức Kitô tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất hành trình Vượt Qua mà đích điểm chính là cuộc tử nạn thảm khốc và phục sinh vinh quang. Chúng ta dễ dàng nhận ra dụng ý của Phụng vụ khi cô đọng “ý nghĩa kép” nầy qua lời kinh Tổng nguyện lúc đầu lễ: “…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Như vậy, quá rõ để nhận ra rằng: THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH chính là hai nội dung chủ yếu mà cử hành phụng vụ hôm nay nêu bật:
Phần đầu, với “nghi thức Rước Lá hay Kiệu lá”, phụng vụ chuyển tải ý nghĩa chiến thắng và vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng… thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm Phụng vụ Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian. Đồng thời, Phụng vụ một lần nữa đưa chúng ta tham dự vào “Giờ” chiến thắng Vượt Qua của Chúa Kitô mà Thánh Gioan đã tiên báo từ 2000 năm trước: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh… Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Ngài phải chết cách nào. (Ga 12, 23.31-33).
Đây không là một “chiến thắng mang tính cá nhân” nhưng là sự chiến thắng của một đoàn dân đông đảo trong vinh quang Nước Trời mà sách Khải Huyền đã mô tả: “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9). Mọi người Kitô hữu, sau khi nhận lãnh hồng ân Thánh tẩy, đều được gọi mời vào cuộc chiến thắng và vinh quang đó theo cách của riêng mình, của đời mình, của bậc sống và ơn gọi mình…
Phần thứ hai Phụng vụ Lời Chúa với các trích đoạn Thánh Kinh nhuốm màu Thương Khó đã nêu bật ý nghĩa này: con đường chiến thắng vinh quang và phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”; một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa đầy nhục nhã, đắng cay”, như cách khắc hoạ của ngôn sứ Isaia qua chân dung “người Tôi Tớ đau khổ của Gia-vê” (BĐ 1): “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi”; hay phải đi qua con đường khổ nạn và cái chết đau thương như trình thuật Thương Khó của Thánh Matthêô. Chân lý này lại được cô đọng nơi những lời của Thánh Vịnh 21 được chính Đức Kitô lựa chọn để cầu nguyện thống thiết với Chúa Cha trong giờ hấp hối trên thập giá: “Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?” (Đáp vịnh ca).
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã tóm tắt trong một đoạn Thánh thi gởi giáo đoàn Philipphê (BĐ 2) được nối lại bởi hai đầu của bốn từ: TỰ HẠ: “Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá” và TÔN VINH: Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu”.
Nói đến “tự hạ” là nói đến hy sinh và nói đến “tôn vinh” là nói đến chiến thắng. Cuộc tự hạ thẳm sâu của Chúa Kitô đã diễn ra trên Đồi Sọ vào chiều Thứ Sáu; và cũng từ đỉnh đồi loang máu hy sinh đó đã vươn lên “Thập Giá chiến thắng vinh quang”. Nếu tại Nhật Bản, mùa hoa anh đào đang nở rộ nầy đã nhắc nhở cho dân Nhật truyền thuyết: Những bông hoa anh đào tráng lệ hôm nay là kết quả của chọn lựa hy sinh và tình yêu chung thủy hay cũng là kết tinh của thanh kiếm báu Samurai và máu hồng hy sinh của ý trung nhân samurai dung sĩ !
Với người Kitô hữu chúng ta, Tuần Thánh trở về đang gọi mời chúng ta, không chỉ nhớ lại câu chuyện “máu hồng thập giá và cành thiên tuế phục sinh”, mà còn phải dấn thân chọn lựa và hành động. Những hy sinh thầm lặng vì tình yêu cho tha nhân hay những chiến thắng cái tôi bằng những hành vi nhỏ lẻ đời thường chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết trái; như chứng từ của Thánh Phaolô, một chứng nhân sống động của một cuộc đời dấn thân theo Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh, như được chính ngài khắc họa qua những lời Thánh thi trong thư gởi giáo đoàn Philipphê:
Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,
Đã chạy hết chặng đường,
Đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây, tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4,7-8a)
Vâng, mọi người chúng ta, từ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, đều được gọi mời cùng lên đường tham gia vào cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế chiến thắng vinh quang” hay “vòng hoa dành cho người công chính” của chính Đấng đã nêu gương chọn lựa “máu hồng thập giá” để mang về “cành thiên tuế phục sinh” cho tất cả mọi người. Amen.
Trương Đình Hiền