ĐTC Phanxicô SắpTông Du Hungary

Với khẩu hiệu 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại đất nước Hungary để bày tỏ sự gần gũi với tín hữu Hungary. Chuyến Tông du này đánh dấu chuyến thứ 41 của ngài ra nước ngoài, sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021. Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, nói với các nhà báo, đồng thời chỉ ra rằng chuyến đi này, diễn ra khi châu Âu phải đối diện với một cuộc khủng hoảng di cư và nhân đạo, khi cuộc chiến ở Ukraine đang bùng nổ.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị bắt đầu Chuyến Tông du lần thứ 41 của ngài đến quốc gia Trung Âu Hungary, đây không phải là lần đầu Đức Thánh Cha đến thủ đô của quốc gia này, vì Ngài đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021.

Với phương châm 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến viếng thăm ba ngày tới quốc gia có số người Kitô hữu đông đảo này. Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí nhấn mạnh, thông điệp về niềm hy vọng của Đức Thánh Cha sẽ vang vọng trong một thế kỷ mới, khi cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra nhiều đau khổ ở biên giới phía đông bắc của quốc gia.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ 'thắp lửa niềm tin' cho Hungary

Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, khoảng một triệu người tị nạn đã đổ qua Hungary để phân tán đi châu Âu, nơi họ nhận được viện trợ và một phần nhỏ trong số họ được định cư.

Chuyến tông du này đánh dấu chuyến tông đồ thứ hai trong năm 2023, sau chuyến Tông du của ĐTC đến các quốc gia châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan vào đầu năm.

Ông Bruni nhắc nhớ lại Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm Hungary hai lần vào năm 1991 và 1996 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Giữ lời hứa

Ngay cả khi một số người đặt câu hỏi tại sao về mặt địa lý, Đức Thánh Cha lại trở lại cùng một quốc gia lần thứ hai trong vòng hai năm, thì sự khác biệt nằm ở chỗ vào năm 2021, ngài đã đến đó để tham gia một sự kiện quốc tế quy tụ các tín hữu từ khoảng 83 quốc gia, trong khi lần này ngài trở lại để thăm Giáo hội địa phương và người dân trong nước, điều này đã không làm khi ngài chỉ đến Budapest để cử hành Thánh lễ trong vài giờ, trước khi đi Slovakia.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ mong muốn đến thăm Hungary nhiều giờ hơn trên chuyến bay từ Slovakia trở về Rôma vào năm 2021.

Ông Matteo Bruni nói: “ĐTC đã giữ lời hứa với người dân Hungary là sẽ trở lại thăm viếng họ.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay Đức Thánh Cha sẽ đọc sáu bài diễn văn bằng tiếng Ý và sẽ thông dịch.

Chương trình

Trong số những điểm nổi bật của chuyến Tông du này là cuộc gặp gỡ với những người di cư và người nghèo, và một cuộc gặp gỡ khác với trẻ em mù và khuyết tật, và những cuộc gặp gỡ của ngài với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn, giáo sĩ, giới trẻ.

ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ cho các tín hữu Hungary, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, và sẽ có cuộc gặp riêng với anh em Dòng Tên.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cũng cho hay ĐTC sẽ có một cuộc gặp gỡ với cộng đồng Công Giáo Hy Lạp vào ngày 29 tháng 4.

Các Vị Thánh của Hungary

Toàn bộ chuyến thăm sẽ diễn ra ở Budapest, dù Hungary có nhiều vị thánh, nhiều người trong số họ xuất thân từ những nguồn gốc cao quý, và cống hiến đời mình để chăm sóc người bệnh hoặc người nghèo.

Ông Bruni lưu ý, biết về những tấm gương thánh thiện trong lịch sử Hungary sẽ giúp những người theo dõi cuộc Tông du của Đức Thánh Cha để “biết và hiểu đích điểm của cuộc đời chúng ta”.

Gần gũi với những nạn nhân đau khổ của chiến tranh

Theo thông lệ, các giới chức Vatican tháp tùng Đức Thánh Cha sẽ có Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin; Chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia và Chủ tịch Thánh bộ Đa phương của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher; Các nhân viên Vatican như Đức Tổng Giám Mục Edgar Pena Parra; Chủ tịch Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti; Chủ tịch Thánh bộ Giám mục Vatican, Đức Tổng Giám Mục Robert Francis Prevost; Chủ tịch Thánh bộ Truyền Thông Vatican là Tổng Giám mục Paolo Ruffini.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh lưu ý rằng sự hiện diện của Chủ tịch Thánh bộ Giáo hội Đông phương nhằm mang lại sự gần gũi hơn nữa cho những người đau khổ ở đó.

Các vị tử đạo và chứng nhân Kitô giáo

Giáo Hội Công Giáo có lịch sử hơn 1.000 năm ở đất nước này, từ thời Thánh Stephen, Vua Hungary, dù sống dưới chế độ Cộng sản dưới thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Giáo Hội vẫn sống mạnh mẽ nhờ các chứng nhân anh hùng tử đạo.

Theo thông lệ, người ta có thể đoán trước Đức Thánh Cha có một cuộc họp báo ngắn trên chuyến bay trở về Rôma.